Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 3: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 11
Giáo án Chủ đề 3: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 11 sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo bản 1. kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 3: Em lớn lên cùng mái trường mến yêu - Tuần 11
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 11:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè và đề xuất được cách giải quyết.
Năng lực riêng:
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Tổ chức và tham gia các trò chơi tập thể để duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, thầy cô.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau và điều chỉnh được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân trong một số tình huống đơn giản.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Bộ minh họa ở Hoạt động 6.
- Băng vải lớn, bóng, hoa,… (cho các trò chơi tập thể).
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Bút màu, bút viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. b. Cách tiến hành - GV cử một số bạn xếp ghế theo hàng lối và ngồi đúng chỗ của lớp mình. - GV yêu cầu mỗi lớp cử ra những HS có năng khiếu để tham gia múa, hát, đọc thơ theo chủ đề “Tri ân thầy cô”. Mỗi lớp tối thiểu 1 tiết mục. - GV yêu cầu HS tham gia hoạt động đúng giờ, trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm HS tham gia múa, hát, đọc thơ theo chủ đề “Tri ân thầy cô” để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. - GV nhắc HS thể hiện sự nghiêm túc, văn minh khi tham gia hoạt động văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam. - GV yêu cầu HS lắng nghe, động viên và cổ vũ cho các tiết mục văn nghệ. - GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động giao lưu toàn trường, chia sẻ cảm nghĩ của các bạn sau khi tham gia các tiết mục văn nghệ và thể hiện cảm xúc về các tiết mục mà em yêu thích. |
- HS tham gia với sự phân công của GV. - HS chuẩn bị tiết mục.
- HS tham gia vui Trung thu.
- HS chuẩn bị tham gia.
- HS nghiêm túc tha gia hoạt động văn nghệ.
- HS lắng nghe và cổ vũ.
- HS chia sẻ.
|
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè – Tìm hiểu cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS xem video sau: - GV đặt câu hỏi: Sau khi xem xong video, em hãy cho biết tại sao bạn Bờm và bạn Tí lại bất hòa với nhau? Bạn Nhím đã khuyên hai bạn giải quyết bất hòa như thế nào? - GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các bạn khác nhận xét và bổ sung.
- GV tổng kết và dẫn dắt: Theo em, trường hợp của bạn Bờm và bạn Nhím có được coi là vấn đề bất hòa trong mối quan hệ bạn bè không? Em đã gặp vấn đề trong mối quan hệ với bạn bè mình chưa? Khi đó em đã giải quyết vấn đề như thế nào. Để xác định và tìm cách giải quyết một số vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Chủ đề 3 – Tuần 11 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè – Tìm hiểu cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 6: Xác định một số vấn đề thường xảy ra trong quan hệ với bạn bè a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được các vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè mình. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ6 – SGK tr.30 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và tổ chức trò chơi “Kí ức bạn bè”. - GV nêu luật chơi: Các thành viên trong nhóm lần lượt kể về một lần đã từng gặp phải vấn đề với bạn theo gợi ý sau: + Nêu vấn đề của em với bạn. + Thời điểm xảy ra vấn đề đó. + Những lời nói, việc làm đã thực hiện khi đó. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp những vấn đề các bạn đã gặp phải.
- GV tổng hợp ý kiến của HS. - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ6 – SGK tr.30 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4 HS) và nêu câu hỏi: Em hãy trao đổi với bạn về những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè trong hai bức tranh sau: - GV mời đại diện các nhóm nêu những vấn đề tranh đã đưa ra.
- GV giữ nguyên nhóm và đặt câu hỏi: Các em hãy trao đổi về những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè mà em biết. - GV mời 2 – 3 nhóm trình bày những vấn đề các em thảo luận được trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 7: Tìm hiểu cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết tì cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ – HĐ7 – SGK tr.31 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ. - GV yêu thảo luận nhóm (4 HS) và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy trao đổi với bạn về một số cách giải quyết khi có vấn đề xảy ra trong quan hệ với bạn bè trong các bức tranh sau: - GV mời đại diện 3 – 4 HS nêu cách giải quyết.
- GV giữ nguyên nhóm và đặt câu hỏi: Em hãy thảo luận với bạn và đề xuất những cách giải quyết vấn đề khác mà em biết. - GV gọi 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị cho Tiết Sinh hoạt lớp: Tham gia trò chơi tập thể. |
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: + Nguyên nhân bất hòa: bạn Bờm đá bóng đập vào người bạn Tí làm rơi mất cây kem của bạn Tí. Bạn Tí vì tức giận nên bảo bạn Bờm không biết đá bóng. Vì vậy, hai bạn xảy ra mâu thuẫn. + Cách giải quyết bất hòa: Bạn Nhím khuyên hai bạn nói rõ nguyên nhân vấn đề rồi cùng giải quyết với nhau. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nghe luật chơi.
- HS trả lời: Gợi ý: Tuần trước, em mượn bạn quyển truyện tranh về nhà đọc. Không may, em trai 3 tuổi của em đã xé mất vài trang của quyển truyện ấy. Vì đó là quyển truyện mà bạn em rất yêu thích nên bạn đã nổi giận với em. Em cảm thấy rất có lỗi vì mình đã không bảo quản cẩn thận. Em đã xin lỗi bạn và nhờ mẹ ra hiệu sách mua lại quyển truyện đó để trả lại bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS làm việc theo nhóm và lắng nghe câu hỏi.
- Đại diện các nhóm chia sẻ câu trả lời + Tranh 1: Một bạn nam đang trách móc bạn vì bạn làm hỏng bút của mình (nói lời trách móc) + Tranh 2: Hai bạn nữ đang thì thầm nói điều tiêu cực về một bạn nữ khac (Cô lập bạn) - HS lắng nghe yêu cầu.
- HS trả lời: Những vấn đề thường xảy ra trong mối quan hệ với bạn bè: + Hay giận dỗi bạn. + Dễ nổi cáu với bạn, bất đồng ý kiến. + Thất hứa với bạn. + Làm mất đồ của bạn. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS quan sát tranh và lắng nghe nhiệm vụ.
- HS trả lời: + Tranh 1: Một bạn nam đang giải thích cho bạn nữ về hiểu lầm của bạn nữ với mình. + Tranh 2: Một bạn nữ đang suy nghĩ rằng sẽ chờ khi bạn bớt giận thì nói chuyện với bạn (lựa chọn thời điểm thích hợp để nói chuyện với bạn). - HS lắng nghe câu hỏi.
- HS chia sẻ: + Vấn đề: Em làm mất cây bút mực yêu thích của bạn. → Cách giải quyết: Em xin lỗi bạn và mua lại cho bạn cây bút mực khác. + Vấn đề: Em hiểu nhầm bạn lấy vở của em. → Cách giải quyết: Em xin lỗi bạn, giải thích cho bạn lý do mình hiểu nhầm và mong bạn thông cảm. - HS tổng kết.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt.
- HS chuẩn bị. |
3>
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm