Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 6: Phát triển bản thân - Tuần 22
Giáo án Chủ đề 6: Phát triển bản thân - Tuần 22 sách HĐTN 4 chân trời sáng tạo (bản 1). Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 4 chân trời sáng tạo (bản 1). Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án HĐTN 4 chân trời (bản 1) Chủ đề 6: Phát triển bản thân - Tuần 22
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
TUẦN 22:
(3 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Bước đầu hình thành thói quen tư duy khoa học.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Bước đầu hình thành thói quen tư duy khoa học; Chia sẻ được những việc làm thể hiện nền nếp sinh hoạt ở nhà và ở trường với bạn bè; phối hợp với bạn khi tham gia hoạt động chung.
Năng lực riêng:
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: Giải quyết được một số vấn đề xảy ra trong học tập và cuộc sống theo tư duy khoa học.
- Năng lực thích ứng với cuộc sống: Rèn thói quen tư duy khoa học.
- Phẩm chất
- Nhân ái: Vui vẻ, thân thiện, biết tự lực thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, hướng dẫn.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Hoạt động nhóm, thực hành, trực quan.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Giấy A0, bút dạ.
- Các hình ảnh hoạt động của HS về thực hành nền nếp sinhn hoạt; một số tranh/ảnh hoặc clip về tập luyện thể dục thể thao, đàn, hát, múa,…
- Phiếu đánh giá.
- Đối với học sinh
- SGK, VBT Hoạt động trải nghiệm 4.
- Bút chì, bút màu, bút dạ, thẻ ép nhựa để viết chữ, kéo, hồ dán, giấy màu,… bảng nhựa có kẻ hàng dùng cho nhóm 4 hoặc 6.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1: Sinh hoạt dưới cờ: Hoạt động rèn luyện bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: HS tham gia hoạt động rèn luyện bản thân. b. Cách tiến hành - GV khối 4 chọn ra 4 đội đại diện cho mỗi lớp để tranh biện theo các nội dung đã chuẩn bị ở tuần trước. - GV Tổng phụ trách Đội điều khiển chương trình, phối hợp với GV chủ nhiệm của các lớp để hỗ trợ các đội chơi và định hướng để các đội chơi không tranh biện lệch nội dung. - GV yêu cầu HS ngồi dưới giữ trật tự và chú ý phần tranh biện của các đội thi. - GV Tổng phụ trách Đội có thể mời HS khác tham gia đặt câu hỏi để làm rõ nội dung tranh biện hoặc xin ý kiến tư vấn từ các chuyên gia (nếu cần thiết). - GV Tổng phụ trách Đội tổng kết hoạt động tranh biện và tuyên dương, khen thưởng các đội chơi. |
- HS tham gia với sự phân công của GV.
- HS tham gia.
- HS giữ trật tự.
- HS tham gia đặt câu hỏi.
- HS lắng nghe và vỗ tay khen ngợi các đội chơi. |
Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề:
Nhận diện các biểu hiện của tư duy khoa học –
Xác định các cách rèn luyện tư duy khoa học để phát triển bản thân
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS xem video sau: youtu.be/SCcsIxvyYjA (0:00 – 2:50) - GV đặt câu hỏi: Theo em, nước được tuần hoàn theo vòng như thế nào? Video trên nói về môn học nào mà em đã học ở chương trình lớp 4. Để có được các nội dung ở trong video, chúng ta cần có tư duy gì? - GV gọi 2 – 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- GV tổng kết và dẫn dắt: Vậy để nhận diện các biểu hiện của tư duy khoa học, chúng ta cùng đi vào bài hôm nay: Chủ đề 6 – Tuần 22 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện các biểu hiện của tư duy khoa học – Xác định các cách rèn luyện tư duy khoa học để phát triển bản thân
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 3: Nhận diện các biểu hiện của tư duy khoa học a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện những lời nói, việc làm duy trì và phát triển quan hệ tốt đẹp với thầy, cô giáo. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ3 – SGK tr.59 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đoán sự vật” - GV phổ biến cách chơi và luật chơi: + Cách chơi: GV chuẩn bị nội dung (mỗi sự vật được đố có tối đa 3 gợi ý) hoặc giao cho HS chuẩn bị trước các câu đố và gợi ý. + Luật chơi: GV cử một HS làm quản trò. Quản trò hô to 2 lần “Đố bạn! Đố bạn!”. Người chơi đáp 2 lần “Đố gì? Đố gì?”. Quản trò nêu lần lượt các gợi ý mô tả sự thật nhưng không được nhắc đến tên sự vật được đố. - GV lấy ví dụ để HS hiểu hơn về trò chơi: Ví dụ: Đố về cái đồng hồ: + Gợi ý 1: Đồ vật này có trong lớp học. + Gợi ý 2: Đồ vật này được làm bằng kim loại. + Gợi ý 3: Bề mặt của đồ vật này có số hoặc đồ vật này có liên quan chặt chẽ với giờ giấc, thời gian,… - GV mời một số HS chia sẻ cảm xúc khi tham gia trò chơi. GV nói thêm về yêu cầu cách đặt gợi ý cho sự vật được đố để tránh lộ đáp án sớm. - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 2 – HĐ3 – SGK tr.60 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV nêu yêu cầu: Em hãy xác định những biểu hiện của một người có tư duy khoa học qua trò chơi:
- GV đặt câu hỏi: Nêu những lời nói, suy nghĩ, việc làm thể hiện một người có tư duy khoa học. - GV mời 2 – 3 HS trả lời. Các bạn khác góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 4: Xác định các cách rèn luyện tư duy khoa học để phát triển bản thân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết xác định các cách rèn luyện tư duy khoa học để phát triển bản thân. b. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc Nhiệm vụ 1 – HĐ4 – SGK tr.60 cho cả lớp nghe và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của HS. - GV chia lớp thành các nhóm (4 HS) và yêu cầu: Em hãy lựa chọn và lập sơ đồ tư duy về một nội dung khoa học em cần giải quyết/ - GV cho HS tham khảo sơ đồ trong SGK: - GV gọi đại diện một nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
- GV tiếp tục cho HS làm việc nhóm và nêu yêu cầu của Nhiệm vụ 2 – SGK tr.61: Em hãy vận dụng các bước sau để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. + Bước 1: Xác định một vấn đề cần giải quyết. + Bước 2: Nêu các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề đó + Bước 3: Phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp + Bước 4: Lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề. - GV gợi ý vấn đề cho HS lựa chọn như: + Vấn đề mang tính thời sự: Đề xuất những giải pháp giảm ùn tắc giao thông, bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu,… + Vấn đề mang tính xã hội: Truyền thông sức khỏe giới tính cho HS; Cách giải quyết những bất hòa trong mối quan hệ bạn bè, nghiện Internet, điện tử,… - GV mời một số nhóm trình bày. Các nhóm còn lại nhận xét, góp ý về giải pháp tối ưu theo tình huống và điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.
- GV nhận xét và tổng kết hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Chuẩn bị tiết Sinh hoạt lớp. |
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: + Nước được tuần hoàn từ: Sự bay hơi → Sự ngưng tụ → Sự giáng thủy. + Video trên nói về môn Khoa học 4. + Để biết được những nội dung trong video, chúng ta cần có tư duy khoa học và sự tìm hiểu về khoa học. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS tham gia trò chơi. - HS lắng nghe cách chơi và luật chơi.
- HS lắng nghe ví dụ.
- HS chia sẻ cảm xúc.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS lắng nghe nhiệm vụ. + Suy nghĩ mạch lạc (thể hiện qua việc truyền tải ý tưởng); + Tư duy logic (thể hiện qua việc sâu chuỗi các sự kiện) + Khả năng phán đoán (thể hiện qua cách trình bày ) - HS nghe câu hỏi.
- HS trả lời: + Tự lập kế hoạch học tập và làm việc của bản thân. + Nghiêm túc thực hiện kế hoạch đó. + Không bao giờ trễ hẹn. + Luôn luôn đúng giờ. + Quyết đoán và có khả năng diễn đạt một cách trôi trảy. - HS lắng nghe.
- HS đọc hiểu nhiệm vụ.
- HS hình thành nhóm và thực hiện yêu cầu.
- HS quan sát sơ đồ.
- HS báo cáo kết quả thảo luận: - HS tiếp tục làm việc nhóm và đọc yêu cầu của nhiệm vụ 2.
- HS lắng nghe gợi ý.
- HS trình bày: + Bước 1: Xác định một vấn đề cần giải quyết: Vấn đề bảo vệ môi trường
+ Bước 2: Nêu các giải pháp khác nhau để giải quyết vấn đề đó Không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định Sử dụng túi giấy thay cho túi nilon Sử dụng phương tiện công cộng để giảm lượng khí thải từ xe cộ + Bước 3: Phân tích ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp. + Bước 4: Lựa chọn giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề Giải pháp tối ưu: Không xả rác bừa bãi, vứt rác đúng nơi quy định - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS vỗ tay tuyên dương những bạn làm tốt.
- HS chuẩn bị |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 4 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm