Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn

Giáo án Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ BẠN BÈ

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng được các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và bạn bè.
  • Hợp tác được với mọi người trong hoạt động và biết giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè.
  • Thể hiện được lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ trên mạng xã hội.
  • Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
  • Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Thể hiện được sự tự tin trong giao tiếp và ứng xử trong các mối quan hệ khác nhau.
  • Thể hiện được sự chủ động hợp tác, hỗ trợ mọi người trong hoạt động tập thể để đạt được mục tiêu chung.
  • Lãnh đạo được bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
  • Bài hát về thầy cô, bạn bè và mái trường. 
  • GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo; cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp đạt hiệu quả cao.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

 

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Trao đổi về cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
  • Hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động của nhà trường, của lớp học.
  • Ứng xử phù hợp với thầy cô, bạn bè trong các không gian, hoàn cảnh khác nhau (trực tiếp, trực tuyến).
  • Tham gia tích cực các hoạt động chào mừng, tri ân thầy cô giáo.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

Hứng thú với chủ đề, hiểu được việc phát triển các mối quan hệ là nhu cầu của mỗi người trong cuộc sống, giúp chúng ta có cơ hội được học hỏi, hợp tác với nhau và hoàn thiện bản thân hơn.

- Biết cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn, biết cách hợp tác với mọi người và giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ với bạn.

d. Nội dung: 

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV cho HS cả lớp hát bài hát về thầy cô/bạn bè/mái trường; GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS lắng nghe bài hát về thầy cô/bạn bè/mái trường và nêu cảm nhận; nắm được ý nghĩa của chủ đề.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp cùng lắng nghe bài hát về chủ đề thầy cô/bạn bè/mái trường – bài hát Tạm biệt nhé (Lynk Lee).

https://www.youtube.com/watch?v=6dbUgMD1vxU

- GV khuyến khích HS hát và vận động nhẹ nhàng theo giai điệu của bài hát.

- Sau khi lắng nghe bài hát, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

+ Nêu những câu hát thể hiện mối quan hệ, tình cảm bạn bè. 

+ Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe bài hát, hát, vận động nhẹ nhàng theo giai điệu của bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những câu hát thể hiện mối quan hệ, tình cảm bạn bè; cảm nhận sau khi nghe bài hát?

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Những câu hát thể hiện mối quan hệ, tình cảm bạn bè:

  • Ngàу mới tới lớp xa lạ, không quen thuộc. Làm quen mới thấу vui.
  • Lúc ta đi với nhau khi tan trường.
  • Xa rồi bạn đừng quên tôi.
  • Bạn với tôi mỗi người mỗi phương trời. Dù buồn trong tim nhưng tôi gắng không khóc.
  • Mai xa rồi sẽ nhớ nhau thật nhiều.
  • ……

+ Cảm nhận sau khi nghe bài hát: những người bạn đã và đang là học sinh hãy nhớ mãi về quãng thời gian được ngồi trên ghế nhà trường, nhớ về một phần ký ức của tuổi thơ và đó là những kỉ niệm đẹp nhất về tuổi học trò”.

- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Việc phát triển mối quan hệ với thầy cô và bạn bè là nhu cầu của mỗi con người trong quá trình phát triển và thích ứng với cuộc sống. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách và thực hiện những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè; hợp tác được với mọi người trong hoạt động và biết giải quyết mâu thuẫn trong các mối quan hệ bạn bè; thể hiện được lập trường, quan điểm phù hợp khi phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ bạn bè trên mạng xã hội; đánh giá được ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể. Chúng ta cùng vào bài học – Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và bạn bè.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh minh họa Chủ đề 3 SGK tr.25, kết hợp đọc phần định hướng nội dung SGK tr.26 và trả lời câu hỏi: 

+ Mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh.

+ Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 3.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.26 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh; các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 3.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Ý nghĩa của thông điệp trong tranh minh họa: Mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy cô với học sinh; học sinh với học sinh.

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 3: 

  • Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự phát triển mối quan hệ với thầy cô.
  • Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ với các bạn.
  • Phân tích tình huống để chỉ ra những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy, cô giáo.
  • Chia sẻ cảm xúc khi thực hiện được những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy, cô giáo.
  • Đưa ra những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ với các bạn.
  • Thực hành phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn trong một số trường hợp.
  • Hợp tác với thầy cô, bạn bè trong các hoạt động của nhà trường, của lớp học.
  • Phân tích những mâu thuẫn thường gặp và rèn luyện cách giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn.
  • Đưa ra cách thể hiện lập trường, quan điểm và cách phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trong một số tình huống.
  • Thực hiện hoạt động phát triển các mối quan hệ với thầy cô, các bạn và chia sẻ kết quả của hoạt động.
  • Đánh giá ý nghĩa của hoạt động phát triển các mối quan hệ và xây dựng truyền thống nhà trường đối với cá nhân và tập thể. 
  • Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển mối quan hệ với thầy cô, bạn bè để góp phần phát huy truyền thống nhà trường. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự phát triển mối quan hệ với thầy cô

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định được những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô theo các nội dung:

- Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với thầy cô và chỉ ra thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó.

- Xác định những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những việc làm thể hiện sự phát triển mối quan hệ với thầy cô.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với thầy cô và chỉ ra thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (5 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với thầy cô và chỉ ra thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó.

- GV hướng dẫn HS sử dụng kết quả thực hiện ở mục 1, 2 – Nhiệm vụ 1 trong SBT để chia sẻ trong nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả chia sẻ trong nhóm, những thuận lợi, khó khăn của các thành viên trong nhóm khi phát triển mối quan hệ với thầy cô.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với thầy cô.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự phát triển mối quan hệ với thầy cô

a. Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với thầy cô và chỉ ra thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó

* Thuận lợi:

- Chia sẻ với thầy cô về những vấn đề vướng mắc của bản thân và xin hỗ trợ từ thầy cô.

- Vui vẻ, chân thành, tôn trọng trong giao tiếp, ứng xử với thầy cô.

- Chủ động kết nối, xây dựng mối quan hệ mới với các thầy cô mới.

- Tôn trọng, lắng nghe ý kiến của thầy cô.

- Thể hiện sự quan tâm đến thầy cô.

-….

* Khó khăn:

- Ngại ngùng, khó khăn khi chia sẻ nguyện vọng hay mong muốn với thầy cô.

- …..

Nhiệm vụ 2: Xác định những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 4 HS (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn).

+ Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa.

+ Tập trung vào nội dung: xác định những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô.

+ Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn về nội dung thảo luận.

+ Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút. 

+ Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất các câu trả lời.

+ Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa “tấm khăn trải bàn” (giấy A0).

- Sau khi thảo luận nhóm, GV phỏng vấn một số HS trong lớp về những việc đã làm trong những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô đã xác định (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2 mẫu phiếu phỏng vấn HS). 

- Kết thúc hoạt động, GV cho HS cả lớp nghe bài hát Nhớ ơn thầy cô

https://zingmp3.vn/album/Mat-Troi-Truoc-Bien-Mat-Ngoc/ZWZ9Z7OW.html

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những câu hát trong bài hát Nhớ ơn thầy cô thể hiện mối quan hệ, tình cảm thầy trò tốt đẹp. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

- GV phỏng vấn một số HS trong lớp theo bảng mẫu.

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Những câu hát trong bài hát Nhớ ơn thầy cô thể hiện mối quan hệ, tình cảm thầy trò tốt đẹp:

+ Bóng dáng cô thầy vấn vương không rời.

+ Lời thầy cô vọng mãi.

+ Con nhớ cô thầy dìu dắt con nên người.

+ Con tìm, cô thầy, xa bao nhiêu năm tóc đã bạc phơ.

+ Nghe trong tim con vang tiếng cô thầy.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô.

- GV khen ngợi, khích lệ những việc HS đã làm được.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

b. Xác định những việc làm thể hiện sự phát triển các mối quan hệ với thầy cô

- Quan tâm, hỏi thăm thầy, cô giáo vào những dịp lễ, kỉ niệm.

- Duy trì liên lạc với các thầy, cô giáo cũ, mở rộng kết nối với các thầy, cô giáo mới.

- Tin tưởng vào sự hỗ trợ của thầy cô về những vấn đề của mình.

- Chia sẻ mong muốn, nguyện vọng của bản thân với thầy cô.

- Tham gia cùng thầy cô một số hoạt động chung.

- Chủ động tháo gỡ khó khăn, hiểu lầm trong mối quan hệ với thầy cô.

- Thể hiện sự kính trọng với các thầy cô.

- Luôn hoàn thành nhiệm vụ thầy cô giao.

- Thăm hỏi thầy cô khi đau ốm.

- Tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao cùng thầy cô.

-…

STT

Việc làm

Đã thực hiện

Chưa thực hiện

1

Quan tâm, hỏi thăm thầy, cô giáo vào những dịp lễ, kỉ niệm.

 

 

2

Duy trì liên lạc với các thầy, cô giáo cũ. 

 

 

3

Mở rộng kết nối với các thầy, cô giáo mới. 

 

 

4

Tin tưởng vào sự hỗ trợ của thầy cô về những vấn đề của mình. 

 

 

5

Chia sẻ mong muốn, nguyện vọng của bản thân với thầy cô giáo. 

 

 

6

Tham gia cùng thầy cô một số hoạt động chung.

 

 

7

Chủ động nhờ thầy cô định hướng, giúp đỡ những khó khăn của mình. 

 

 

8

Sẵn sàng giúp đỡ thầy cô những việc phù hợp với khả năng. 

 

 

9

Việc làm khác:………………………………

 

 

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ với các bạn

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chỉ ra những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn theo các nội dung:

- Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với các bạn và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó. 

- Trao đổi về những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ với các bạn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với các bạn và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (5 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với các bạn và chỉ ra thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó.

- GV hướng dẫn HS sử dụng kết quả thực hiện ở mục 1 – Nhiệm vụ 2 trong SBT để chia sẻ trong nhóm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm báo cáo kết quả chia sẻ trong nhóm, những thuận lợi, khó khăn của các thành viên trong nhóm khi phát triển mối quan hệ với các bạn.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với các bạn.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Tìm hiểu những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ với các bạn

a. Chia sẻ kinh nghiệm phát triển mối quan hệ với các bạn và chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của em khi phát triển mối quan hệ đó

* Thuận lợi:

- Luôn cởi mở, hòa đồng với các bạn.

- Chia sẻ với bạn bè về những vấn đề vướng mắc của bản thân và xin hỗ trợ từ bạn bè.

- Vui vẻ, chân thành trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè.

- Chủ động kết nối, xây dựng mối quan hệ mới với các bạn mới.

- Thể hiện sự quan tâm đến bạn bè.

- Đồng cảm, thấu hiểu những suy nghĩ của các bạn.

- Cùng nhau giải quyết những bất đồng, mâu thuẫn trong mối quan hệ với các bạn. 

* Khó khăn:

- Ngại ngùng, khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ chung do chưa chú ý quan sát để hiểu sở trường các bạn. 

- Khó chấp nhận điểm khác biệt của các bạn.

-…

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo kĩ thuật “Chúng em biết 3”.

- GV nêu chủ đề thảo luận: 

+ Những việc làm nào thể hiện sự hợp tác với các bạn?

+ Những việc làm nào thể hiện phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn?

- GV lưu ý HS: Mỗi nhóm 3 (có thể hơn 3) HS chia sẻ những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn.

- Sau khi kết thúc hoạt động, GV cho HS cả lớp lắng nghe, hát và vận động nhẹ nhàng theo giai điệu, lời ca bài hát Giấc mơ thần tiên.

https://nhac.vn/bai-hat/giac-mo-than-tien-miu-le-sopoN

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những câu hát trong bài hát Giấc mơ thần thiên thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với các bạn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc nhóm theo kĩ thuật “Chúng em biết 3” và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện mỗi nhóm trình bày 3 việc làm nhóm đã làm để thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi mở rộng:

Những câu hát trong bài hát Giấc mơ thần thiên thể hiện mối quan hệ tốt đẹp với các bạn:

+ Tuổi thơ bên nhau cho ta vô tư với bao mơ mộng.

+ Biết bao tháng ngày bạn kề bên sớt chia.

+ Bạn ơi nhớ không biết bao những kỷ niệm buồn vui cùng tôi.

+ Biết bao nỗi buồn bạn và tôi có nhau.

+ Nơi chúng ta khắc lên một trái tim.

+ Nhớ nhắn với những bạn thân hãy giữ trên môi nụ cười.

+ Tình bạn của ta nguyện xin giữ mãi thật sâu trong tim.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV ghi nhận, khen ngợi các nhóm. 

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

b. Trao đổi về những việc làm thể hiện sự hợp tác và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn

* Việc làm thể hiện sự hợp tác:

Hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ chung.

- Lắng nghe ý kiến của các bạn.

- Tôn trọng sự khác biệt về tính cách, sở thích và thói quen của bạn.

- Thiện chí giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh.

-…

* Việc làm thể hiện sự phát triển mối quan hệ tốt đẹp:

- Thể hiện sự quan tâm chân thành.

- Ghi nhận thành công của bạn bằng lời nói và hành động.

- Chủ động giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn.

- Cùng tham gia hoạt động với bạn: các diễn đàn, câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,…

- Chủ động làm quen với bạn.

- Giữ liên lạc thường xuyên.

- Đa dạng các hình thức giao tiếp: gặp trực tiếp, trao đổi qua mạng xã hội,…

-…

 

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách và thực hiện được những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS cách nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô theo nội dung:

- Thảo luận những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo trong các trường hợp.

- Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

c. Sản phẩm: HS thực hiện những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo trong các trường hợp

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm 5 – 6 HS/nhóm, đánh số các nhóm chẵn/lẻ.

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:

Thảo luận những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo trong các trường hợp:

+ Nhóm chẵn:

Trường hợp 1:

Em rất quý cô giáo chủ nhiệm từ năm học lớp 9 và được biết cô đang thực hiện dự án “Hỗ trợ học sinh vùng đặc biệt khó khăn” mà em cũng quan tâm. Em mong muốn tham gia và duy trì những hoạt động cùng cô. 

+ Nhóm lẻ:

Trường hợp 2:

Em đang tìm hiểu và rất quan tâm đến ngành Quan hệ quốc tế. Thầy giáo chủ nhiệm giới thiệu em đến xin tham vấn một thầy giáo đang giảng dạy ngành này trong trường đại học. 

- GV khuyến khích HS sắm sai, thể hiện những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo.

- Sau khi các nhóm nêu những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy, cô giáo trong 2 trường hợp, GV mở rộng kiến thức, yêu cầu các nhóm tiếp tục thảo luận, thực hiện nhiệm vụ sau (nếu còn thời gian):

Thảo luận đề xuất cách ứng xử thể hiện cách nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô trong các tình huống dưới đây:

+ Nhóm chẵn:

Tình huống 1:

Thầy Hùng – giáo viên dạy Toán lớp 12C đã có quyết định chuyển công tác. Ngày mai là buổi dạy cuối cùng ở trường của thầy. Thầy là người được cả lớp rất quý mến.

Theo em, để tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy Hùng khi thầy chuyển công tác, các bạn lớp 12C nên làm gì?

+ Nhóm lẻ:

Tình huống 2:

Mai mới tham gia Câu lạc bộ Lịch sử của trường. Buổi đầu được nghe cô Hoa – giáo viên của trường nói chuyện chuyên đề, Mai rất ngưỡng mộ và muốn được gần gũi, trò chuyện, học hỏi nhiều điều hơn từ cô. 

Theo em, Mai nên làm gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, sắm vai và thể hiện những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo trong các trường hợp, tình huống.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt sắm vai, thể hiện những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo trong trường hợp 1, 2. 

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt sắm vai, thể hiện những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo trong tình huống mở rộng 1, 2.

+ Tình huống 1:

Để tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với thầy Hùng khi thầy chuyển công tác, các bạn lớp 12C nên:

  • Duy trì liên lạc thường xuyên với thầy Hùng.
  • Chia sẻ khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của bản thân về môn Toán với thầy.
  • Quan tâm thầy vào những dịp lễ, kỉ niệm.
  • Thăm hỏi thầy khi đau ốm.

+ Tình huống 2:

Để được gần gũi, trò chuyện, học hỏi nhiều điều hơn từ cô Hoa, Mai nên:

  • Chủ động kết nối với cô, thể hiện mong muốn, nguyện vọng của bản thân.
  • Luôn tích cực, hoàn thành nhiệm vụ được cô giao trong Câu lạc bộ.
  • Chủ động chia sẻ với cô về những vấn đề vướng mắc của bản thân và xin hỗ trợ từ cô giáo.
  • Tham gia các hoạt động học tập, ngoại khóa liên quan đến môn Lịch sử cùng cô.
  • Quan tâm thầy vào những dịp lễ, kỉ niệm.
  • Thăm hỏi cô khi đau ốm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, góp ý về những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy, cô giáo trong các trường hợp, tình huống.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

3. Nuôi dưỡng, giữ gìn và mở rộng các mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

a. Thảo luận những việc làm có thể nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ với thầy cô giáo trong các trường hợp

* Trường hợp 1:

- Gọi điện hoặc gặp trực tiếp cô giáo để chia sẻ mong muốn, nguyện vọng được cùng tham gia dự án với cô.

- Trình bày những việc làm mình có thể làm được để hỗ trợ cô trong dự án.

- Bày tỏ nguyện vọng được tham gia những hoạt động cùng cô.

-…

* Trường hợp 2:

- Gọi điện và giới thiệu bản thân, giới thiệu thầy chủ nhiệm đã cho số điện thoại của thầy, bày tỏ mong muốn được gặp để xin tham vấn từ thầy.

- Xin phép đến gặp thầy khi thầy có thời gian rảnh rỗi.

- Chủ động tìm hiểu trước về ngành Quan hệ quốc tế và ghi lại những câu hỏi muốn xin tham vấn.

-…

Nhiệm vụ 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm chẵn/lẻ đã được phân công ở Nhiệm vụ 1. 

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

- GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, chia sẻ trước lớp cảm xúc của em khi thực hiện được những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt lại và tổng kết hoạt động.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

b. Chia sẻ cảm xúc của em khi thực hiện được những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô

Việc nuôi dưỡng, giữ gìn, mở rộng mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô là một việc làm hết sức cần thiết. Đó không chỉ là một nét đẹp văn hóa, thể hiện truyền thống “Tôn sự trọng đạo” của người Việt Nam mà còn là con đường để chúng ta mở rộng hiểu biết và phát triển bản thân. 

HÌNH ẢNH THỂ HIỆN NHỮNG VIỆC LÀM NUÔI DƯỠNG, 

GIỮ GÌN, MỞ RỘNG MỐI QUAN HỆ TỐT ĐẸP VỚI THẦY CÔ

 

-------------------------------------

---------------------Còn tiếp----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay