Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động

Giáo án Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 8: SẴN SÀNG HỌC TẬP VÀ LAO ĐỘNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Đưa ra được quyết định lựa chọn nghề, nhóm nghề hoặc lựa chọn được ngành học, trường học và chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.
  • Tham khảo được ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia làm cơ sở cho việc chọn hướng học tập nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
  • Rèn luyện được một số phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn và có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết.
  • Có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia và hòa nhập với lực lượng lao động xã hội.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Đánh giá được một cách khách quan, công bằng sự đóng góp của bản thân và người khác khi tham gia hoạt động.
  • Rút ra được bài học kinh nghiệm và đề xuất được phương án cải tiến.
  • Lãnh đạo được bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.
  • Lựa chọn được hoạt động thay thế cho phù hợp hơn với đối tượng, điều kiện và hoàn cảnh.

3. Phẩm chất

  • Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy A0, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
  • GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo; cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp đạt hiệu quả cao.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Giao lưu với chuyên gia hướng nghiệp về việc lựa chọn hướng học tập nghề nghiệp phù hợp, hiệu quả đối với bản thân.
  • Tham gia ngày hội việc làm ở địa phương,...
  • Tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh.
  • Rèn luyện một số phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn thông qua các hoạt động học tập, lao động, giải trí,....
  • Thảo luận về những việc làm nhằm rèn luyện tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, hòa nhập với lực lượng lao động xã hội.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: 

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV cho HS chơi trò chơi Bingo nghề nghiệp; GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS tham gia chơi trò chơi; nắm được ý nghĩa của chủ đề. 

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Bingo nghề nghiệp.

- GV chuẩn bị:

+ Bảng Bingo: Tạo bảng bingo trống cho mỗi HS hoặc mỗi nhóm.

+ Thẻ hình ảnh: Chuẩn bị một số thẻ hình ảnh đại điện cho các cơ sở giáo dục và nghề nghiệp.

+ Thế tên: Chuẩn bị một hộp kín có chứa các thẻ tên cơ sở giáo dục, nghề nghiệp tương ứng với thẻ hình ảnh.

- GV phổ biến luật chơi:

+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 - 6 HS). GV cung cấp cho HS thẻ hình ảnh cơ sở giáo dục và nghề nghiệp. Các nhóm sẽ có thời gian để trao đổi, thảo luận và lựa chọn, ghép hình ảnh kín vào bảng bingo các cơ sở giáo dục và nghề nghiệp mà nhóm quan tâm.

+ Thành viên của mỗi nhóm sẽ lần lượt lên rút một thẻ tên từ hộp kín và thực hiện miêu tả cơ sở giáo dục hoặc nghề nghiệp đó bằng ngôn ngữ hình thể.

+ HS ở dưới sẽ quan sát miêu tả và dự đoán tên cơ sở giáo dục hoặc nghề nghiệp tương ứng. Nhóm nào dự đoán đúng tên gọi sẽ được đánh dấu ô trên bảng bingo chứa hình ảnh đó.

+ Tiếp tục rút và miêu tả cơ sở giáo dục hoặc nghề nghiệp, HS hoặc nhóm đánh dấu ô trên bảng bingo mỗi khi đáp án đó được nêu ra.

+ Khi một nhóm đạt bingo (đạt hàng dọc, ngang, chéo), nhóm sẽ thông báo và giành chiến thắng.

- GV tiếp tục yêu cầu HS liệt kê những việc HS đã tìm hiểu từ trước và các nội dung cần chuẩn bị cho việc lựa chọn môi trường học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với định hướng, năng lực và hứng thú của bản thân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm tích cực tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; trình bày sản phẩm của nhóm và giải thích lí do chọn lựa các cơ sở giáo dục hoặc nghề nghiệp của nhóm.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: HS cần rèn luyện những năng lực và phẩm chất, có tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp, sẵn sàng tham gia và hòa nhập với lực lượng lao động xã hội và giới thiệu đến chủ đề “Sẵn sàng học tập và lao động”.

- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Lựa chọn học tập theo định hướng nghề nghiệp hoặc tham gia lao động sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông là một quyết định quan trọng của mỗi học sinh. Để định hướng trong học tập và rèn luyện để chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh minh họa Chủ đề 8 SGK tr.68, kết hợp đọc phần định hướng nội dung SGK tr.69 và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh.

+ Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 8.

CHỦ ĐỀ 8: SẴN SÀNG HỌC TẬP VÀ LAO ĐỘNG

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.69 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh; các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 8.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Ý nghĩa của thông điệp trong tranh minh họa: các bạn HS đang định hướng nghề nghiệp cho tương lai.

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 8: 

  • Chia sẻ những băn khoăn của em về môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.
  • Xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.
  • Xác định những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân.
  • Thực hành xin tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong các tình huống cụ thể.
  • Tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về các vấn đề của bản thân để có thể lựa chọn hướng học tập hoặc làm việc phù hợp.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch trải nghiệm nghề, nhóm nghề trước khi ra quyết định lựa chọn.
  • Đánh giá mức độ đáp ứng của bản thân đối với các yêu cầu của nghề, nhóm nghề.
  • Quyết định lựa chọn nghề, nhóm nghề.
  • Thực hiện trải nghiệm tại cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Quyết định lựa chọn cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
  • Rèn luyện một số phẩm chất, năng lực phù hợp với nghề định lựa chọn.
  • Rèn luyện một số phẩm chất, năng lực cần có để có thể chuyển đổi nghề khi cần thiết và chia sẻ kết quả.
  • Thể hiện tâm thế sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp.
  • Chia sẻ mức độ sẵn sàng bước vào thế giới nghề nghiệp của bản thân.
  • Thực hiện tọa đàm về sự sẵn sàng học tập và lao động nghề nghiệp.
  • Rèn luyện các nội dung của chủ để để có thể sẵn sàng tham gia hòa nhập vào lực lượng lao động.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Tìm hiểu về môi trường làm việc hoặc học tập tương lai

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định đặc trưng của môi trường học tập và làm việc tương lai.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu môi trường làm việc hoặc học tập tương lai theo các nội dung:

- Chỉ ra đặc trưng của môi trường học tập tương lai.

- Xác định đặc trưng của môi trường làm việc tương lai.

- Chia sẻ những băn khoăn của em về môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về môi trường làm việc hoặc học tập tương lai.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra đặc trưng của môi trường học tập tương lai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Xác định và tìm hiểu về một đặc trưng cụ thể của môi trường học tập tương lai, chẳng hạn như giáo dục, công nghệ, môi trường, văn hóa tổ chức,...

- GV gợi ý một số nguồn để tìm kiếm thông tin:

+ Trang web, fanpage,... của các cơ sở đào tạo có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.

+ Qua các bài báo, tạp chí khoa học chuyên ngành.

+ Trao đổi qua điện thoại hoặc trực tiếp với các phòng chức năng của các cơ sở đào tạo có liên quan đến định hướng nghề nghiệp của bản thân.

+ ...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp về những đặc trưng của môi trường học tập tương lai.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện từng nhóm HS lên chia sẻ về những đặc trưng của môi trường học tập tương lai mà nhóm đã tìm hiểu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết:

+ Mỗi môi trường học tập đều có những đặc trưng riêng, đòi hỏi những yêu cầu nhất định.

+ Việc tìm hiểu các đặc trưng này sẽ hỗ trợ HS trong việc lựa chọn định hướng học tập phù hợp với bản thân.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Tìm hiểu về môi trường làm việc hoặc học tập tương lai

a. Chỉ ra đặc trưng của môi trường học tập tương lai 

- Mục tiêu học tập: mang tính nghề nghiệp, định hướng nghiên cứu hoặc thực hành,...

- Người học: đến từ nhiều vùng miền, tự chịu trách nhiệm cao trong học tập,...

- Người dạy: ứng xử với người học với tư cách người trưởng thành, có tính trách nhiệm trước pháp luật,...

-...

Nhiệm vụ 2: Xác định đặc trưng của môi trường làm việc tương lai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cuộc thi “Sáng tạo không gian làm việc tương lai”.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS có cùng sở thích về môi trường làm việc:

+ Thiết kế một không gian làm việc tương lai dựa trên ý tưởng về không gian môi trường làm việc, văn hoá tổ chức, giao tiếp ứng xử, và các hoạt động đặc trưng, đối tượng và công cụ lao động.

+ Các nhóm có thể sử dụng giấy, bút, mô hình mini, hoặc công nghệ để tạo ra mô hình, bản vẽ để thiết kế về không gian làm việc của nhóm mình trong tương lai.

- GV chia nhóm theo cùng sở thích như:

+ Môi trường làm việc kiểu thực tế: Nhóm HS thích làm việc với những động vật, hay những công cụ, máy móc.

+ Môi trường làm việc kiểu khám phá: Nhóm HS thích tìm hiểu và giải quyết các bài toán hay những vấn để khoa học.

+ Môi trường làm việc kiểu nghệ thuật: Nhóm HS thích hoạt động sáng tạo như nghệ thuật, kịch, thủ công, khiêu vũ, âm nhạc hay viết văn.

+ Môi trường làm việc kiểu xã giao: Nhóm HS thích giúp đỡ mọi người như giảng dạy, chăm sóc hay sơ cứu, cung cấp thông tin.

+ Môi trường làm việc kiểu hành chính: Nhóm HS thích làm việc với các con số, sổ sách hay máy móc theo một hệ thống, một trật tự nhất định.

- GV tổ chức hoạt động nhóm, chia sẻ trong nhóm về tính cách của bản thân, trình bày ý tưởng và thiết kế; xác định sở trường, tính cách của mình có phù hợp với môi trường làm việc nghề nghiệp mong muốn trong tương lai hay không.

- GV tổ chức một buổi triển lãm thiết kế để các nhóm chia sẻ trước lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, tham gia cuộc thi “Sáng tạo không gian làm việc tương lai” theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS các nhóm trưng bày sản phẩm thiết kế và thuyết trình.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổng kết:

+ Mỗi môi trường làm việc đều có những đặc trưng riêng, đòi hỏi những yêu cầu nhất định.

+ Sở trường, tính cách phù hợp với đặc trưng riêng của môi trường là nền tảng để có thể theo đuổi với ước mơ nghề mong muốn. Bản thân mỗi HS, ngoài sở trường còn cần phải rèn luyện: sức khỏe, tinh thần trách nhiệm, sự chăm chỉ, cẩn thận,...

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Xác định đặc trưng của môi trường làm việc tương lai

- Mối quan hệ giữa các cá nhân trong môi trường làm việc:

+ Mối quan hệ đồng nghiệp.

+ Mối quan hệ với cấp trên, cấp dưới.

+...

- Điều kiện làm việc:

+ Không gian làm việc: trong văn phòng, ngoài trời, dưới hầm mỏ, dưới nước,...

+ Thời gian làm việc: theo ca, theo giờ hành chính, theo tính chất công việc,... 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những băn khoăn của em về môi trường học tập hoặc làm việc tương lai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn các nhóm HS tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh”.

- GV chia lớp thành các nhóm (4-6 HS). Mỗi nhóm sẽ được bốc thăm một cơ sở học tập/ cơ quan lao động.

- GV hướng dẫn: Lần lượt các nhóm đóng vai là trường đào tạo hoặc doanh nghiệp tham gia ngày hội hướng nghiệp/ tuyển dụng để tư vấn, lắng nghe và đưa ra giải pháp. HS nhóm khác đóng vai người cần tư vấn để đưa ra những băn khoăn của mình về môi trường học tập hoặc làm việc tương lai. Lưu ý, nhóm đóng vai tư vấn cần giới thiệu một số thông tin như:

+ Giới thiệu thông tin chung: đến từ trường đào tạo/ cơ quan nào, chức vụ phụ trách,...

+ Tên trường đào tạo/ tên cơ quan.

+ Các chương trình đào tạo của trường/ các phòng ban.

+ Các chính sách liên quan: học bổng, các chương trình học liên thông/ mô tả công việc, chính sách đãi ngộ....

+ Những hình ảnh giới thiệu trường đào tạo/ cơ quan lao động.

+ Cách thức tìm kiếm thông tin.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, tham gia “Ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh” theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ những băn khoăn về môi trường học tập hoặc làm việc tương lai sau khi tổ chức “Ngày hội hướng nghiệp – tuyển sinh”.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi tinh thần làm việc của các nhóm.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Chia sẻ những băn khoăn của em về môi trường học tập hoặc làm việc tương lai

một số băn khoăn về môi trường học tập hoặc làm việc tương lai:

- Tính cạnh tranh quá cao: Có nhiều người tài năng và đầy năng lượng cùng cạnh tranh để đạt được thành công. Điều này có thể tạo áp lực và đặt ra câu hỏi liệu mình có thể nổi bật và thành công trong một môi trường như vậy.

- Áp lực và căng thẳng: Môi trường học tập hoặc làm việc có thể đặt ra áp lực và căng thẳng.

- Khả năng thích nghi với công nghệ: Công nghệ tiến bộ có thể đòi hỏi HS cần có khả năng học tập và thích nghi với các công nghệ mới để không bị tụt lại.

Hoạt động 2: Xác định các yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định các yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai  theo các nội dung: 

- Thảo luận về vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.

- Xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập tương lai.
- Xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường làm việc trong tương lai.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS. 

- GV tổ chức cho HS thảo luận về vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai và hoàn thành thiết kế.

- GV hướng dẫn HS cách trình bày sáng tạo Phần I của sổ tay - Vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai (HS có thể có thêm những hình ảnh minh hoạ cụ thể, trình bày thông tin dưới dạng “Cây tâm lí”).

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai của “Sổ tay sẵn sàng học tập và lao động nghề nghiệp”.

CHỦ ĐỀ 8: SẴN SÀNG HỌC TẬP VÀ LAO ĐỘNG

- GV trình chiếu cho HS xem video về việc chuẩn bị tâm lí thích ứng với môi trường học tập của tân sinh viên đại học:

https://laodong.vn/video/kinh-nghiem-chong-ngop-cho-tan-sinh-vien-sau-nguong-cua-dai-hoc-1095830.ldo 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân chia sẻ về vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS các nhóm chia sẻ về vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai của “Sổ tay sẵn sàng học tập và lao động nghề nghiệp”.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá về sản phẩm của các nhóm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Xác định các yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai

a. Thảo luận về vai trò của sự chuẩn bị tâm lí để thích ứng với môi trường học tập hoặc làm việc tương lai

- Giúp cá nhân tránh được những căng thẳng tâm lí trong môi trường học tập hoặc làm việc mới.

- Giúp nhanh chóng hoà nhập với môi trường học tập và làm việc mới.

- Giúp cá nhân hoàn thành được kế hoạch, mục tiêu đặt ra một cách thuận lợi.

- Xây dựng sự tự tin, hứng khởi cho cá nhân.

- Xây dựng tâm thế vững vàng, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thử thách. 

Nhiệm vụ 2: Xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập tương lai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tiếp tục hoàn thành Phần II - Những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập tương lai.

- GV hướng dẫn HS tìm kiếm những nguồn thông tin mang tính chính xác, đầy đủ để hoàn thiện sổ tay.

- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về những yếu tố tâm lí cần  chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập tương lai của sổ tay. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

- HS thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và nêu những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập tương lai, hoàn thiện sổ tay.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập tương lai.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá về sản phẩm của các nhóm.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

b. Xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường học tập tương lai

- Chuẩn bị về kiến thức:

+ Kiến thức phổ thông có liên quan đến ngành nghề đào tạo.

+ Hiểu biết về các ngành, chuyên ngành đào tạo nghề định lựa chọn.

+ Hiểu biết về những đặc điểm môi trường học tập tương lai.

+ Hiểu biết về lộ trình học tập của ngành nghề mình lựa chọn.

+ Hiểu biết về các chính sách liên quan: học bổng, chính sách đãi ngộ,...

- Chuẩn bị về kĩ năng:

+ Kĩ năng học tập ở các cơ sở giáo dục.

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề.

+ Kĩ năng làm chủ bản thân, làm chủ các mối quan hệ.

+ Kĩ năng quản lí thời gian.

+ Kĩ năng giao tiếp.

- Chuẩn bị về thái độ:

+ Chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt.

+ Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

+ Cởi mở, thân thiện với các bạn.

+ Kiên trì, có ý chí vượt qua khó khăn.

+ Năng động, cầu tiến, ham học hỏi.

Nhiệm vụ 3: Xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường làm việc tương lai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS tiếp tục hoàn thành Phần III - Những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường làm việc tương lai.

- GV hướng dẫn các nhóm đọc gợi ý của mục 3, nhiệm vụ 2, trang 72 SGK, sáng tạo cách trình bày (có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy, sử dụng tranh ảnh,...), tìm kiếm những nguồn thông tin mang tính chính xác, đầy đủ để hoàn thiện sổ tay.

- GV tổ chức báo cáo để các nhóm chia sẻ về những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường làm việc tương lai của sổ tay.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường làm việc tương lai.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường làm việc tương lai.

- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết, nhận xét, đánh giá về sản phẩm của các nhóm và lưu ý:

+ Mỗi trường đào tạo hoặc nơi làm việc đều có những yêu cầu riêng, người tham gia học tập và lao động cần lưu ý tìm hiểu kĩ để chuẩn bị kế hoạch học tập, rèn luyện phù hợp.

+ Sau tìm hiểu thực tế, các em sẽ có thêm những kiến thức hữu ích, hiểu hơn về quy mô, yêu cầu của ngành nghề, cần rèn luyện những phẩm chất, năng lực, tâm lí của bản thân phù hợp với môi trường mong muốn.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

c. Xác định những yếu tố tâm lí cần chuẩn bị để thích ứng với môi trường làm việc tương lai

- Chuẩn bị về kiến thức:

+ Kiến thức liên quan đến nghề định lựa chọn.

+ Hiểu biết về đặc trưng của môi trường làm việc của nghề định lựa chọn.

+ Yêu cầu của nghề đối với người lao động.

+ Hiểu biết về đặc thù, tính chất công việc.

- Chuẩn bị về kĩ năng:

+ Kĩ năng hợp tác trong công việc.

+ Kĩ năng lập kế hoạch.

+ Kĩ năng quản lí thời gian.

+ Kĩ năng giao tiếp

+ Kĩ năng giải quyết vấn đề

- Chuẩn bị về thái độ:

+ Tôn trọng công sức người lao động.

+ Trách nhiệm hoàn thành công việc đúng kế hoạch, đúng yêu cầu.

+ Tuân thủ kỉ luật lao động.

+ Cầu tiến, ham học hỏi.

+ Sự tự tin, ý chí vượt qua khó khăn, thử thách.

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân; thực hành xin tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về những vấn đề của bản thân để có thể lựa chọn hướng học tập hoặc làm việc phù hợp.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân theo các nội dung: 

- Thảo luận về những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân.

- Đóng vai xin tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong các tình huống.

- Tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về những vấn đề của bản thân để có thể lựa chọn hướng học tập hoặc làm việc phù hợp và chia sẻ kết quả.

c. Sản phẩm: HS tham khảo được ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân.

- GV trình chiếu cho HS xem video về việc tư vấn hướng nghiệp cho HS cuối cấp:

https://www.youtube.com/watch?v=v7ApViKmh3g (7:54 – 11:04)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp, liên hệ bản thân và chia sẻ về những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và tổng hợp những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

3. Tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia về việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân

a. Thảo luận về những vấn đề cần tham khảo ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong việc chọn hướng học tập hoặc môi trường làm việc phù hợp với bản thân

- Nội dung cần tham khảo ý kiến của gia đình:

+ Điều kiện, hoàn cảnh của gia đình đáp ứng điều kiện học tập, làm việc tương lai.

+ Mong muốn của gia đình về định hướng học tập và môi trường làm việc tương lai.

+...

- Nội dung cần tham khảo ý kiến của chuyên gia:

+ Nhu cầu của thị trường lao động ở địa phương đối với ngành nghề định lựa chọn.

+ Xu hướng phát triển các ngành nghề và chuyển đối giữa các ngành nghề.

+...

- Nội dung cần tham khảo ý kiến của thầy cô:

+ Nguồn tin cậy để tìm hiểu thông tin về môi trường học tập, làm việc sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

+ Điều kiện tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp.

+...

Nhiệm vụ 2: Xác định phẩm chất và năng lực của bản thân đáp ứng/chưa đáp ứng yêu cầu của nghề trong xã hội hiện đại

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc các tình huống trong SGK tr.73, 74 và thảo luận, thực hiện nhiệm vụ:

Đóng vai xin tham vấn ý kiến của gia đình, thầy cô, chuyên gia trong các tình huống dưới đây.

+ Nhóm 1: 

Tình huống 1: Sau khi tìm hiểu thông tin và trải nghiệm một ngày ở trường đại học dự định lựa chọn, N biết thời gian học tập ở trường đại học khoảng 4-6 năm, đòi hỏi người học phải có tính tự chủ cao trong học tập. Bên cạnh đó, học phí ở đại học cao hơn so với phổ thông sẽ tạo áp lực cho gia đình. N phân vân không biết có nên đi học nghề để vừa học, vừa làm có thêm thu nhập mà thời gian học tập ngắn hơn so với học đại học.

+ Nhóm 2: 

.....................

b. Xác định phẩm chất và năng lực của bản thân đáp ứng/chưa đáp ứng yêu cầu của nghề trong xã hội hiện đại

- Tình huống 1: N nên trao đổi thêm với các thầy cô giáo, chuyên gia hướng nghiệp và những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà N quan tâm để có thêm thông tin trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. N cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về sở thích, năng lực và điều kiện gia đình của bản thân để lựa chọn con đường học tập phù hợp nhất.

- Tình huống 2: 

.....................

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

CHỦ ĐỀ 1 – 5

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 2: Theo đuổi đam mê
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 4: Xây dựng giá trị gia đình
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 5: Thực hiện kế hoạch tài chính trong cuộc sống

CHỦ ĐỀ 6 – 9

Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 7: Xu hướng phát triển nghề nghiệp và thị trường lao động
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 1)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA BẢN THÂN

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân (P1)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân (P2)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 1: Thể hiện sự trưởng thành của bản thân (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: THEO ĐUỔI ĐAM MÊ

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 2: Theo đuổi đam mê

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn (P1)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 3: Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: XÂY DỰNG GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 4: Xây dựng giá trị gia đình

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRONG CUỘC SỐNG

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 5: Thực hiện kế hoạch tài chính trong cuộc sống

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: THAM GIA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng (P1)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 7: Xu hướng phát triển nghề nghiệp và thị trường lao động (P1)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 7: Xu hướng phát triển nghề nghiệp và thị trường lao động (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: SẴN SÀNG HỌC TẬP VÀ LAO ĐỘNG

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động (P1)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động (P2)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 8: Sẵn sàng học tập và lao động (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật (P1)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật (P2)
Giáo án điện tử Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật (P3)

Chat hỗ trợ
Chat ngay