Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng
Giáo án Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng

Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6: THAM GIA XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Thể hiện được sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau; thể hiện được thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.
- Thực hiện được các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hoà bình hữu nghị.
- Thể hiện được sự chủ động và tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng.
- Xây dựng và triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả.
- Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù:
- Xác định được mục tiêu, nội dung hoạt động, phương tiện và hình thức hoạt động phù hợp.
- Dự kiến được nguồn lực cần thiết cho hoạt động: nhân sự, tài chính, điều kiện thực hiện khác.
- Dự kiến được thời gian cho từng hoạt động và sắp xếp chúng trong một trật tự thực hiện hoạt động hợp lí.
3. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
- Tranh, ảnh, video, tài liệu liên quan đến chủ đề.
- Video về văn hóa của Việt Nam.
- Giấy A0, tập giấy nhỏ, các dụng cụ để gắn, dán.
- GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo; cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
- Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP
- Tham gia tọa đàm về tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.
- Tuyên truyền giáo dục tinh thần đoàn kết dân tộc, hòa bình hữu nghị.
- Thảo luận về các cách thể hiện sự tự tin, chủ động trong thiết lập các mối quan hệ xã hội.
- Hưởng ứng và tham gia tích cực hoạt động tình nguyện nhân đạo do trường, lớp tổ chức.
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
d. Nội dung:
- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV cho HS chơi trò chơi Chạy tiếp sức tham gia hoạt động phát triển cộng đồng; GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề.
- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh chủ đề, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
c. Sản phẩm:
- HS tham gia chơi trò chơi; nắm được ý nghĩa của chủ đề.
- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành hai nhóm và tổ chức cho các nhóm chơi trò chơi Chạy tiếp sức tham gia hoạt động phát triển cộng đồng.
- GV phổ biến luật chơi:
+ Chia đôi bảng và nhiệm vụ của mỗi đội là viết thật nhanh, thật nhiều các hoạt động phát triển cộng đồng mà nhóm đã tham gia hoặc biết đến.
+ Tổng kết điểm, đội nào kể tên được nhiều hoạt động phát triển cộng đồng thì đội đó chiến thắng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm tích cực tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trên bảng học tập.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Các hoạt động phát triển cộng đồng:
+ Lớp học xóa mù chữ.
+ Chương trình học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo.
+ Chương trình tiêm chủng và chăm sóc sức khỏe định kì.
+ Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
+ Xây dựng và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất kinh doanh.
+ Chương trình trồng cây xanh, bảo vệ rừng.
+ Tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường.
+ Hoạt động hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật và các gia đình khó khăn.
+ Hỗ trợ tiếp cận Internet và công nghệ mới.
+ ...
- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng là quyền lợi, trách nhiệm của mỗi cá nhân và là cơ hội để mỗi chúng ta phát triển bản thân. Để hiểu rõ hơn về cách thức hiện những hoạt động xã hội cụ thể, đa dạng góp phần xây dựng và phát triển cộng đồng, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 6: Tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.
Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh minh họa Chủ đề 6 SGK tr.49, kết hợp đọc phần định hướng nội dung SGK tr.50 và trả lời câu hỏi:
+ Mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh.
+ Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.50 và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh; các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:
+ Ý nghĩa của thông điệp trong tranh minh họa: các hoạt động thể hiện phát triển cộng đồng như: từ thiện; giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các quốc gia,...
+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6:
- Chia sẻ hiểu biết về cộng đồng với các nền văn hóa khác nhau; hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Chia sẻ cảm nghĩ của bản thân khi sống giữa các nền văn hóa đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Xác định những biểu hiện của hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.
- Giới thiệu về nền văn hóa của một dân tộc mà em biết.
- Phân tích ý nghĩa của sự khác biệt và cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa.
- Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong tình huống cụ thể.
- Xây dựng và thực hiện hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Thể hiện sự chủ động và tự tin thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong một số tình huống.
- Chia sẻ những kinh nghiệm khi thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng.
- Xây dựng và triển khai dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo phù hợp với bản thân.
- Đánh giá ý nghĩa của các hoạt động xã hội đối với cá nhân và cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn đàn về các nền văn hóa và tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Thực hiện những việc làm tham gia hoạt động phát triển cộng đồng bền vững.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM
Hoạt động 1: Tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS có ý thức nâng cao hiểu biết về cộng đồng mình đang sinh sống, hiểu thêm về các nền văn hóa khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận diện được các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc theo các nội dung:
- Chia sẻ hiểu biết của em về cộng đồng với các nền văn hoá khác nhau.
- Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết.
- Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
c. Sản phẩm: HS nhận diện được các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ hiểu biết của em về cộng đồng với các nền văn hoá khác nhau Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video về văn hoá của Việt Nam với nội dung “Văn hoá đa dạng của Việt Nam là điểm hấp dẫn du khách”. https://www.youtube.com/watch?v=-rdD9zGrFdA - GV đưa ra nhận định: Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em. Trong đó, mỗi dân tộc lại có một sắc màu văn hoá khác nhau. Điều đó đã làm nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Và cũng chính điều này làm nên sức hấp dẫn của chúng ta với bạn bè quốc tế. - GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận để thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Chia sẻ hiểu biết về các dân tộc Việt Nam. + Nhóm 2: Chia sẻ hiểu biết về các dân tộc trên thế giới. - GV chú ý: + Các nhóm cử ra trưởng nhóm và thư kí, sau đó thảo luận, tổng hợp những hiểu biết của cả nhóm về các dân tộc Việt Nam hoặc các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng. + Trong khi giới thiệu, các nhóm có thể chuẩn bị các hình ảnh hoặc các sản phẩm văn hoá thực tế để chia sẻ trước lớp (ví dụ: hình ảnh về trang phục, ẩm thực, các phong tục tập quán, ngôn ngữ,...). - GV trình chiếu cho HS xem video về văn hóa dân tộc đa dạng của Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=NQ1m3rRCNRo Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và chia sẻ những hiểu biết về các dân tộc Việt Nam hoặc các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS chia sẻ những hiểu biết về các dân tộc Việt Nam hoặc các dân tộc trên thế giới và ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng. - GV mời HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau trong cộng đồng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc a. Chia sẻ hiểu biết của em về cộng đồng với các nền văn hoá khác nhau - Các dân tộc ở Việt Nam. - Các dân tộc trên thế giới. - Ý nghĩa của sự đa dạng văn hóa trong cộng đồng. -... |
Nhiệm vụ 2: Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết. - GV trình chiếu cho HS xem video về hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia: * Video về giao lưu văn hóa Việt – Nhật: https://www.youtube.com/watch?v=LLNG8M0Wvdc * Video về lễ hội văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc: https://www.youtube.com/watch?v=a2G4RBJQtW4 Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ cá nhân và liệt kê những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS chia sẻ trước lớp những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết. - GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. - GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. | b. Kể về những hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết - Tìm hiểu về nền văn hoá của các dân tộc anh em. - Giao lưu văn nghệ với sự tham gia của các ca sĩ đến từ các quốc gia. - Giới thiệu các làn điệu truyền thống. - Giao lưu văn hoá các dân tộc. - Thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng. - ... |
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS HS liên hệ bản thân, chia sẻ cảm nghĩ khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số HS chia sẻ cảm nghĩ khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. - GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Được sống giữa các nền văn hóa đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc không chỉ giúp ta phát triển bản thân mà còn khuyến khích chúng ta trở thành những công dân toàn cầu, có trách nhiệm và sẵn sàng đóng góp cho một thế giới đa sắc màu, nơi mà mọi người đều được tôn trọng và yêu thương. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Chia sẻ cảm nghĩ của em khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc HS liên hệ bản thân, chia sẻ cảm nghĩ khi sống giữa các nền văn hoá đa dạng và truyền thống đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc. |
Hoạt động 2: Xác định những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận ra biểu hiện của hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hóa khác nhau.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS xác định những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau theo các nội dung:
- Thảo luận về những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau.
- Giới thiệu về nền văn hoá của một dân tộc mà em biết.
- Chia sẻ cảm nhận của em khi khám phá các nền văn hoá khác nhau.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận để thực hiện nhiệm vụ: Chia sẻ về những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau. - GV trình chiếu cho HS về nguồn gốc và văn hóa dân tộc Chăm ở Việt Nam: https://www.youtube.com/watch?v=z-7iCxVyav0&t=1s (0:36 – 2:25; 5:37 – 11:39) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, chia sẻ về những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời HS trình bày kết quả thảo luận, nêu những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Xác định những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau a. Thảo luận về những biểu hiện của sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau - Thích tìm kiếm, khám phá những nét đặc trưng của các nền văn hoá khác nhau. - Kể được nhiều thông tin về sự hình thành và phát triển của các nền văn hoá khác nhau. - Thể hiện cảm xúc tích cực và trạng thái tâm lí hào hứng trong quá trình thực hiện. -... |
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu về nền văn hoá của một dân tộc mà em biết Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS cuộc thi “Giới thiệu nền văn hoá dân tộc tôi yêu”. - GV chia lớp thành các nhóm theo hình thức HS đã chuẩn bị trước dưới sự hướng dẫn của GV cho chủ đề theo các hình thức: video, poster, PowerPoint,... - GV yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện tham gia cuộc thi “Giới thiệu nền văn hoá dân tộc tôi yêu” trước lớp. - GV đánh số báo danh cho các thí sinh dự thi. - GV thông báo tiêu chí đánh giá cho thí sinh dự thi: (1) Bài giới thiệu đảm bảo đủ các yếu tố tạo nên một nền văn hoá dân tộc: Tên dân tộc, trang phục, văn hoá ẩm thực, phong tục tập quán, ngôn ngữ (phần này tổng là 4 điểm); (2) Biết phối hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ khi trình bày (phần này tổng là 3 điểm); (3) Bản thân thí sinh cũng phải là tấm gương về việc có ý thức tôn trọng và giữ gìn nền văn hoá dân tộc (phần này tổng là 3 điểm). Tổng điểm của cả ba tiêu chí là 10 điểm. - GV thành lập Ban Giám khảo gồm GV và một đại diện của các nhóm dự thi, GV cử một thư kí để tổng hợp điểm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học - HS trình bày trong nhóm và chọn một đại diện trình bày trước lớp. - Các thí sinh dự thi bốc số báo danh, chuẩn bị và thực hiện bài thuyết trình. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày phần thi “Giới thiệu nền văn hoá dân tộc tôi yêu” của nhóm. - Sau mỗi phần thi, Ban Giám khảo cho điểm độc lập, thư kí tổng hợp điểm cho mỗi thí sinh. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV trao giải, khen ngợi và tổng kết hoạt động. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Giới thiệu về nền văn hoá của một dân tộc mà em biết HS liên hệ thực tế, giới thiệu về nền văn hoá của một dân tộc mà mình biết. |
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm nhận của em khi khám phá các nền văn hoá khác nhau Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ theo cặp đôi những cảm xúc khi khám phá các nền văn hoá khác nhau, có thể là: một câu chuyện, một điều thú vị, một điều bất ngờ hoặc cảm xúc chung. - GV khuyến khích HS dùng hình ảnh hoặc video đã chuẩn bị để minh hoạ khi chia sẻ với bạn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp, chia sẻ cảm xúc khi khám phá các nền văn hoá khác nhau. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ cảm xúc khi khám phá các nền văn hoá khác nhau. - GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, kết luận: Theo thống kê, trên thế giới có 204 nước với khoảng 2000 dân tộc khác nhau. Việt Nam cũng là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc sẽ có những nét văn hoá độc đáo làm nên một nền văn hoá đa dạng và phong phú. Mỗi cá nhân biết nuôi dưỡng, duy trì sự hứng thú và ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau sẽ làm giàu cho vốn sống của mình và học hỏi được nhiều điều hay, lẽ phải để cuộc sống ngày càng nhiều ý nghĩa. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Chia sẻ cảm nhận của em khi khám phá các nền văn hoá khác nhau Trong quá trình khám phá các nền văn hoá khác nhau sẽ bắt gặp rất nhiều điều thú vị và học hỏi được nhiều kinh nghiệm bổ ích, lí thú. |
HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG MỞ RỘNG
Hoạt động 3: Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt với các nền văn hóa khác nhau của Việt Nam và trên thế giới.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá theo các nội dung:
- Thảo luận về ý nghĩa của sự khác biệt và cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.
- Đóng vai thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong tình huống mà em biết.
- Chia sẻ suy nghĩ của em về vấn đề tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá trong thời đại hiện nay.
c. Sản phẩm: HS thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về ý nghĩa của sự khác biệt và cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS tham gia hội nghị bàn tròn “Tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá”. - GV trình chiếu các hình ảnh về một số nét văn hoá Việt Nam và trên thế giới: * Việt Nam:
* Trên thế giới:
- GV tổ chức cho HS thảo luận với các bạn trong nhóm về: + Ý nghĩa của sự khác biệt giữa các nền văn hoá. + Cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, động viên, khích lệ HS và tổng kết hoạt động. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 3. Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá a. Thảo luận về ý nghĩa của sự khác biệt và cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá * Ý nghĩa của sự khác biệt giữa các nền văn hoá: - Tạo ra sự phong phú, đa dạng văn hoá của mỗi quốc gia. - Thể hiện tính độc đáo đặc trưng của mỗi nền văn hoá. - Thu hút khách du lịch. -... * Cách thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá: - Không phán xét sự khác biệt của các nền văn hoá. - Tiếp thu những giá trị tích cực, những nét đẹp của các nền văn hoá. - Giới thiệu nét đẹp văn hoá của dân tộc mình cho bạn bè và mọi người. -... |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo