Giáo án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời bản 1 Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật

Giáo án Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Lập và thực hiện được kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.
  • Nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
  • Đánh giá được thực trạng bảo tồn một số danh lam thắng cảnh ở địa phương.
  • Đề xuất và thực hiện được các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
  • Thực hiện và tuyên truyền được đến người thân, cộng đồng các biện pháp bảo vệ thế giới động vật, thực vật.
  • Thực hiện được việc tuyên truyền trong cộng đồng về ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên. 

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù:

  • Hiểu và nêu ra được tầm quan trọng trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật. 
  • Đánh giá được một cách khách quan, công bằng các hành vi gây ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật.
  • Lãnh đạo được bản thân và nhóm, tạo động lực và huy động sức mạnh nhóm hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
  • Tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
  • Giấy A0, giấy nhỏ, giấy màu, các dụng cụ học tập,...
  • GV hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo; cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp đạt hiệu quả cao.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 bản 1 – Chân trời sáng tạo.
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Hưởng ứng phong trào bảo vệ đa dạng sinh học.
  • Báo cáo kết quả khảo sát thực trạng thế giới động, thực vật.
  • Thiết kế các sản phẩm tuyên truyền bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương.
  • Triển lãm bộ sưu tập về các loài động, thực vật tại địa phương.
  • Hưởng ứng phong trào không sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã.

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

d. Nội dung: 

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV có thể chiếu đoạn video về bảo vệ động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên và yêu cầu HS nêu ý kiến, cảm nhận của mình về vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên; GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, quan sát tranh chủ đề, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS quan sát đoạn video; nắm được ý nghĩa của chủ đề. 

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm và tổ chức chiếu đoạn video về bảo vệ động vật, thực vật, cảnh quan thiên nhiên:

https://www.youtube.com/watch?v=AmKL2xcKoKI

- GV yêu cầu HS quan sát video và trả lời câu hỏi: Nêu ý kiến, cảm nhận của mình về vai trò, trách nhiệm trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm theo dõi video và tích cực thảo luận về nhiệm vụ được giao.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp; trình bày ý kiến, cảm nhận của mình về vai trò, trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ sự đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

+ Vai trò của việc bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên: Đây là một việc làm cần thiết và quan trọng của mỗi quốc gia. Bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên cũng chính là bảo vệ cuộc sống của con người. Ngoài ra việc này còn đảm bảo nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, dược liệu quý hiếm; giúp tạo điều kiện phát triển các hoạt động kinh doanh…

+ Trách nhiệm: HS cần thực hiện các biện pháp bảo tồn danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ thế giới động vật, thực vật và hành động chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. Sau đó, GV giới thiệu chủ đề “Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật”.

- GV giới thiệu về ý nghĩa của chủ đề: Thế giới động, thực vật và cảnh quan thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và cuộc sống con người. Tuy nhiên tình trạng ô nhiễm môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức đã làm giảm sự đa dạng sinh học, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên,…ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người. Để tìm hiểu thế giới động vật, thực vật, danh lam thắng cảnh, đồng thời đề xuất và thực hiện các giải pháp bảo tồn thế giới động vật, thực vật, danh lam thắng cảnh, chúng ta sẽ cùng đi sâu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề 9: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật. 

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát tranh minh họa Chủ đề 9 SGK tr.82, kết hợp đọc phần định hướng nội dung SGK tr.82 và trả lời câu hỏi:

+ Mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh.

+ Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 9.

CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.82 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mô tả hình ảnh trong tranh, thảo luận về ý nghĩa của thông điệp trong tranh; các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 9.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Ý nghĩa của thông điệp trong tranh minh họa: các bạn HS đang chung tay bảo vệ thiên nhiên bằng nhiều cách khác nhau như: tham quan khu bảo tồn thiên nhiên để nâng cao nhận thức của bản thân; in khẩu hiệu, tranh ảnh để tuyên truyền về sự cần thiết phải bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thế giới động vật và thực vật;…

+ Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 9: 

  • Lập và thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.
  • Giới thiệu những việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.
  • Đề xuất cách bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã tốt hơn.
  • Xác định và lập bảng đánh giá thực trạng bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
  • Đề xuất và thực hiện các giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ - KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1: Nhận biết những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn nhận biết những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh theo các nội dung:

- Chỉ ra những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật.

- Xác định những việc làm bảo tồn danh lam thắng cảnh.

- Chia sẻ suy nghĩ của em trước thực trạng bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn.

- GV nêu luật chơi: Mỗi đội cử một HS lên bảng ghi tên một việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương. Sau 5 phút, đội nào ghi được nhiều việc làm phù hợp hơn sẽ chiến thắng.

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về những hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã. (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi Ai nhanh hơn và liệt kê những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổng hợp, đánh giá trò chơi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt một số việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Nhận biết những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh

a. Chỉ ra những việc làm bảo vệ thế giới động vật, thực vật

- Tuyên truyền bảo vệ động vật, thực vật.

- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia,...

- Phòng chống cháy rừng.

- Không săn bắt thú rừng, không phá rừng.

- Trồng cây gây rừng.

- Không đánh bắt động vật vào mùa sinh sản.

- Không khai thác quá mức (tận diệt) động vật, thực vật.

- Không dùng mìn, điện, đuốc,... để đánh bắt cá.

- Không dùng lưới có mắt lưới nhỏ nhất để đánh bắt cá.

- Tích cực trồng cây ở nhà, trường, địa phương.

- Không sử dụng các sản phẩm thủ công mì nghệ từ động vật.

- Lên án việc buôn bán động vật quý hiếm.

- Lên án việc buôn bán các sản vật làm từ động vật (ngà voi, sừng tê giác,...).

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ NHỮNG HÀNH VI, VIỆC LÀM 

BẢO TỒN THẾ GIỚI TỰ NHIÊN VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Trồng cây xanh

CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Thu gom rác biển

CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Gây nuôi, phát triển động vật hoang dã

CHỦ ĐỀ 9: BẢO VỆ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN, THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT VÀ THỰC VẬT

Thành lập các trung tâm cứu hộ, bảo tồn động vật hoang dã

 

Nhiệm vụ 2: Xác định những việc làm bảo tồn danh lam thắng cảnh

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS.

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn “Xác định những việc làm bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương”. 

Lưu ý: Mỗi nhóm chia tờ giấy A1 thành các phần sao cho số phần bằng số thành viên và khu vực trung tâm để ghi kết quả chung. Sau 3 phút làm việc độc lập, nhóm trưởng tổng hợp và ghi vào ô trung tâm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, xác định những việc làm bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS liệt kê những việc làm bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận nhóm và chốt một số việc làm bảo vệ danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

b. Xác định những việc làm bảo tồn danh lam thắng cảnh

- Giữ gìn vệ sinh danh lam thắng cảnh (không xả rác bừa bãi; nhặt rác, phân loại rác; nhổ cỏ, vệ sinh khu vực tham quan,...).

- Vận động người dân chung tay bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- Đặt các thùng phân loại rác ở khu vực tham quan cảnh quan.

- Làm biển nhắc nhở mọi người thực hiện bảo vệ danh lam thắng cảnh.

- Xây dựng và phổ biến nội quy tham quan.

- Tham gia ngày hội vệ sinh môi trường ở địa phương.

- Trồng và chăm sóc cây hoa, cây cảnh ở khu vực danh lam thắng cảnh.

- Không hái hoa, bẻ cành.

- ...

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ suy nghĩ của em trước thực trạng bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “chuyền bóng” chia sẻ cảm xúc của mình về những hành động, việc làm để bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- GV xếp HS thành vòng tròn, dùng quả bóng nhựa hoặc một vật thay thế chuyền bóng từ HS này sang HS khác theo bài hát. Khi nhạc dừng, bóng trên tay HS nào thì khoảng 5-7 HS chia sẻ, mỗi HS chia sẻ trong thời gian tối đa 2 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chơi trò chơi “chuyền bóng” chia sẻ cảm xúc của mình về những hành động, việc làm để bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổng hợp trò chơi “chuyền bóng” chia sẻ cảm xúc của mình về những hành động, việc làm để bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- GV yêu cầu các HS khác quan sát, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá trò chơi và định hướng suy nghĩ trước thực trạng bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Chia sẻ suy nghĩ của em trước thực trạng bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh ở địa phương

- Tình trạng buôn bán các sản phẩm từ động vật như ngà voi, sừng tê giác, mật gấu, vảy tê tê,... đã đẩy các loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

- Tình trạng xả rác thải nhựa bừa bãi ở công viên, các khu du lịch vừa làm mất vẻ đẹp cảnh quan, vừa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

- Việc trồng cây phủ xanh các đồi trọc ở một số địa phương góp phần gia tăng diện tích rừng, bảo vệ môi trường, phòng chống sạt lở, xói mòn đất.

- Tích cực tham gia một số hoạt động góp phần bảo vệ thế giới động vật, thực vật và bảo tồn danh lam thắng cảnh.

- ...

Hoạt động 2: Lập và thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lập và thực hiện được kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS lập và thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương theo các nội dung: 

- Lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

- Thực hiện kế hoạch và chia sẻ kết quả.

c. Sản phẩm: HS lập và thực hiện được kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu các nhóm đọc kế hoạch khảo sát mẫu trong SGK tr.85, 86 và thảo luận để lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Tính khả thi của kế hoạch.

+ Yêu cầu các nhóm chuẩn bị các công cụ để khảo sát.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

2. Lập và thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương

a. Lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương

HS thảo luận để lập kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động vật, thực vật và bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

 

Nhiệm vụ 2: Thực hiện kế hoạch và chia sẻ kết quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành khảo sát theo kế hoạch.

- GV phân công cụ thể nhiệm vụ cho các nhóm: Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2.

- GV yêu cầu các nhóm làm báo cáo kết quả khảo sát và chia sẻ trước lớp.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học

- HS thảo luận nhóm, tiến hành khảo sát theo kế hoạch theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ kết quả khảo sát theo kế hoạch.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về 4 vấn đề: đa dạng động vật, thực vật; thực trạng môi trường sống của động vật, thực vật; tình trạng khai thác động vật, thực vật; hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức góp phần bảo vệ động vật, thực vật ở địa phương.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

b. Thực hiện kế hoạch và chia sẻ kết quả

-  Thực hiện các hoạt động theo kế hoạch.

- Viết báo cáo kết quả khảo sát.

+ Thời gian, địa điểm khảo sát.

+ Đa dạng động vật, thực vật tại địa phương.

+ Môi trường sống của động vật, thực vật ở địa phương.

+ Tình trạng khai thác động vật, thực vật của người dân địa phương.

+ Hành vi, việc làm của các cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

+ Hình ảnh minh hoạ.

+ Nhận xét về sự đa dạng động vật, thực vật tại địa phương.

- Chia sẻ kết quả.

- Nhóm 1: Quan sát trực tiếp để tìm hiểu sự đa dạng động vật, thực vật ở địa phương.

+ Lựa chọn các khu vực có động vật, thực vật, danh lam thắng cảnh để khảo sát. Ghi chép cụ thể những gì quan sát được: tên loài, số lượng loài, khu vực sống, đánh giá mức độ đa dạng loài của động vật, thực vật. Ghi chép kết quả quan sát vào bảng sau:

TT

Tên loài động vật, thực vật

Khu vực sống

Đánh giá số lượng cá thể (rất nhiều/ nhiều/ vừa, ít/ rất ít)

1

 

 

 

2

 

 

 

...

 

 

 

+ Xử lí số liệu, ví dụ:

Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát

Đa dạng động vật, thực vật ở khu vực khảo sát

Có 20 loài thực vật; 12 loài động vật.

Khu vực sống

Có 4 khu vực, cụ thể:

+ Ruộng lúa: có 7 loài thực vật; 4 loài động vật.

+ Kênh mương: có 5 loài thực vật; 3 loài động vật.

+ Ao nuôi cá: có 6 loài thực vật; 6 loài động vật.

+ Công viên, nhà văn hoá: có 5 loài thực vật; 3 loài động vật.

(4 khu vực có một số loài trùng nhau)

- Nhóm 2: Quan sát trực tiếp để tìm hiểu môi trường sống của động vật, thực vật ở địa phương.

HS quan sát các khu vực có sinh vật sinh sống và ghi chép tình trạng môi trường ở các khu vực đó, ví dụ:

Khu vực

Thực trạng môi trường

Ruộng lúa

Có nhiều rác thải sinh hoạt và chai lọ thuốc bảo vệ thực vật trên bờ ruộng.

Kênh mương

Có nhiều rác thải nhựa, nước bẩn.

Ao nuôi cá

Nước trong, sạch sẽ.

Công viên, nhà văn hoá

Sạch sẽ, thoáng mát.

- Nhóm 3: Sử dụng bảng hỏi (phiếu khảo sát) để tìm hiểu tình trạng khai thác động vật, thực vật của người dân địa phương.

+ Khảo sát ít nhất 30 đối tượng gồm nhiều thành phần, như người dân, HS, nhân viên nhà trường, cán bộ xã, phường, người quản lí danh lam thắng cảnh, nhân viên bảo tồn,... Bảng hỏi cần ghi rõ mục đích, cam kết về việc sử dụng kết quả khảo sát nhằm mục đích học tập.

+ Tiến hành khảo sát (trực tiếp hoặc qua kênh mạng xã hội, nhắn tin, gọi điện), thu thập và tính tỉ lệ % các lựa chọn của mỗi câu hỏi và vẽ biểu đồ,...

Ví dụ:

Câu hỏi

Tỉ lệ %

1. Ông/bà/ cô bác/ anh/ chị hãy cho biết mục đích khai thác các loài thực vật ở địa phương (có thể chọn nhiều đáp án):

A. Lấy củi để đun, nấu, bán.

90

B. Đốt củi lấy than để đun, nấu, bán.

30

C. Lấy gỗ để làm nhà cửa và các công trình khác.

40

D. Chặt cây để lấy đất trồng trọt.

50

2. Ông/bà/ cô bác/ anh/ chị hãy cho biết tình trạng khai thác các loài thực vật ở địa phương diễn ra như thế nào?

A. Không khai thác, chỉ bảo tồn, gìn giữ.

0

B. Khai thác vừa phải đảm bảo cho thực vật tái sinh, phát triển.

23

C. Khai thác nhiều làm giảm diện tích rừng.

56

D. Khai thác quá nhiều làm suy giảm đa dạng sinh học các loài thực vật.

11

3. Ông/bà/ cô bác/ anh/ chị hãy cho biết mục đích khai thác các loài động vật ở địa phương (có thể chọn nhiều đáp án):

A. Để làm thực phẩm cho gia đình.

80

B. Để bán cho người khác làm thực phẩm.

44

C. Lấy dược liệu (mật ong, rắn ngâm rượu,...)

20

D. Làm đồ trang trí (sừng hươu, ngà voi,...)

0

4. Ông/bà/ cô bác/ anh/ chị hãy cho biết tình trạng khai thác các loài động vật ở địa phương diễn ra như thế nào?

A. Không khai thác, chỉ bảo tồn, gìn giữ.

0

B. Khai thác vừa phải đảm bảo cho động vật tái sinh, phát triển.

45

C. Khai thác nhiều làm giảm số lượng cá thể trong loài.

37

D. Khai thác quá nhiều làm suy giảm đa dạng sinh học các loài động vật.

18

- Nhóm 4: Phỏng vấn người dân địa phương để tìm hiểu hành vi, việc làm của các cá nhân và tổ chức trong việc bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

+ Chọn ít nhất 5 đối tượng, gồm nhiều thành phần, như người dân, cán bộ xã, phường, người quản lí danh lam thắng cảnh, nhân viên bảo tồn,... Trước khi phỏng vấn cần xin phép và nêu rõ lí do. Cần cam kết rằng “kết quả phỏng vấn được giữ bí mật, chỉ sử dụng vào mục đích học tập và không sử dụng cho các mục đích khác".

+ Sử dụng câu hỏi sau để phỏng vấn người dân và tổng hợp kết quả.

Ví dụ:

Câu hỏi phỏng vấn

Kết quả phỏng vấn

Ông/bà/ cô/bác/ anh/ chị vui lòng cho biết:

 

1. Một số hành vi, việc làm của người dân (cá nhân) góp phần bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

 

2. Ý thức của người dân trong việc bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

 

3. Tên một số tổ chức góp phần bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

 

4. Một số việc làm của các tổ chức góp phần bảo vệ thế giới động vật, thực vật ở địa phương.

 

 

Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã theo các nội dung: 

- Giới thiệu những việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.

- Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã mà em biết.

- Đề xuất cách bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã tốt hơn.

c. Sản phẩm: HS nhận xét, đánh giá được hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: THỂ HIỆN SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA BẢN THÂN 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ VỚI THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TRONG CUỘC SỐNG 

Chat hỗ trợ
Chat ngay