Giáo án Địa lí 12 Cánh diều bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long

Giáo án bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở đồng bằng sông Cửu Long sách Địa lí 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Địa lí 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 25: SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
  • Chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng.
  • Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Trình bày được vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng.
  • Trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của vùng.
  • Sử dụng bản đồ, số liệu thống kê, tư liệu, trình bày được các thế mạnh, tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, du lịch của vùng.
  • Vẽ được biểu đồ kinh tế – xã hội, nhận xét và giải thích.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu địa lí: Khai thác và trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng; vẽ được biểu đồ kinh tế - xã hội; trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng.

  • Năng lực nhận thức và tư duy địa lí: Khai thác thông tin, nội dung kênh chữ trong SGK để chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng ; giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm: Tích cực đánh giá cá nhân, đánh giá đồng đẳng, khách quan, đóng góp vào quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá.

  • Chăm chỉ: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, từ sách báo và các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.

  • Phiếu học tập, giấy A1, bút lông, giấy ghi chú,…

  • Hình ảnh, bảng số liệu,… về tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm, du lịch ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Các bản đồ tự nhiên, kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Địa lí 12 – Cánh diều.

  • Atlat Địa lí Việt Nam. 

  • Thiết bị điện tử có kết nối internet (nếu có).

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Hỏi nhanh – Đáp gọn.

c. Sản phẩm: HS tham gia trò chơi và trả lời các câu hỏi của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức trò chơi Hỏi nhanh – Đáp gọn. GV phổ biến luật chơi:

+ GV phát cho mỗi nhóm HS bảng, bút lông.

+ GV đặt câu hỏi và yêu cầu các nhóm viết câu trả lời vào bảng trong thời gian 10 giây.

1. Thành phố nào ở Đồng bằng sông Cửu Long là thành phố trực thuộc trung ương (năm 2021)? 

2. Đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố chủ yếu ở khu vực nào? 

3. Cây lương thực chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long là cây gì? 

4. Khoáng sản nào chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai thác? 

5. Thảm thực vật nào tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long? 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Các nhóm lần lượt chọn các ô số.

- GV tổng kết và tuyên bố nhóm chiến thắng. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

1. Thành phố Cần Thơ.

2. Ven biển.

3. Lúa.

4. Đá vôi.

5. Rừng ngập mặn.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta. Vậy vùng có những thế mạnh và hạn chế gì? Tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên? Tình hình phát triển sản xuất lương thưc, thực phẩm và du lịch của vùng ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 25: Sử dụng hợp lí tự nhiên để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về vùng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 25.1, khai thác thông tin mục I SGK tr.140, 141 và trả lời câu hỏi: 

- Xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ. Chỉ các vùng, vịnh biển, quốc gia tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cho biết các điểm nổi bật về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân số Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì nổi bật?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái quát vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình ảnh 25.1, khai thác thông tin mục I SGK tr.140, 141 và trả lời câu hỏi: 

- Xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ. Chỉ các vùng, vịnh biển, quốc gia tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Cho biết các điểm nổi bật về vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân số Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm gì nổi bật?

GV tổ chức cho HS xem video về vùng Đồng bằng sông Cửu Long:https://www.youtube.com/watch?v=ae3qYKdlnFY

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày khái quát về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- Những HS còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận khái quát chung về vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Khái quát

1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Đồng bằng sông Cửu Long có ba mặt giáp biển, giáp với vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia. 

=> Tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển và mở rộng giao lưu các vùng trong nước, các nước trong khu vực và quốc tế.

- Đồng bằng sông Cửu Long gồm có thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng 40,9 nghìn km²; vùng biển rộng lớn, có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có thành phố đảo Phú Quốc và huyện đảo Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang).

2. Dân số

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có dân số đông. Năm 2021, vùng có khoảng 17,4 triệu người (chiếm 17,7% cả nước); tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 0,55%.

- Năm 2021, mật độ dân số Đồng bằng sông Cửu Long là 426 người/km²; tỉ lệ dân số thành thị chiếm 26,4% số dân của vùng.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,... 

- Người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất (đặc biệt là nghề trồng lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản) cùng với văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của vùng.

BÀI 25: SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sử dụng hợp lí tài nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng.

- Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát hình ảnh 25.1, khai thác thông tin mục II SGK tr.141 - 144 và đóng vai vào tình huống sau: Giả sử em là bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường đang tham gia một cuộc họp với người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về phát triển kinh tế và hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Em cần làm gì để giải thích được hướng sử dụng tự nhiên của vùng sao cho hợp lí.

c. Sản phẩm: Phần đóng vai của HS về những thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát hình ảnh 25.1, khai thác thông tin mục II SGK tr.141 - 144 và đóng vai vào tình huống sau: Giả sử em là bộ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường đang tham gia một cuộc họp với người dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về phát triển kinh tế và hướng sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Em cần làm gì để giải thích được hướng sử dụng tự nhiên của vùng sao cho hợp lí.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và thảo luận nhóm, chuẩn bị cho phần đóng vai.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS trình bày phần đóng vai theo sự phân công.

- Những HS còn lại quan sát, lắng nghe và bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về sử dụng hợp lí tài nguyên ở Đồng bằng sông Cửu Long. 

- GV nhấn mạnh cho HS: 

+ Về thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế: Thế mạnh lớn nhất của vùng này chính là diện tích đồng bằng rộng lớn, đất phù sa màu mỡ được bồi tụ hằng năm kết hợp với hệ thống kênh rạch chằng chịt.

+ Về hướng sử dụng hợp lí tự nhiên: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vì đây là vùng có tiềm năng nông nghiệp, quỹ đất nông nghiệp lớn, thuận lợi cho việc quy hoạch phát triển nông nghiệp hàng hoá. Phát triển nông nghiệp xanh, bền vững để có sản phẩm chất lượng, có giá trị xuất khẩu nhưng vẫn bảo vệ được môi trường.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Sử dụng hợp lí tự nhiên

1. Thế mạnh và hạn chế để phát triển kinh tế  

a. Thế mạnh

- Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta, được bồi tụ phù sa bởi hệ thống sông Mê Công và phù sa biển. Vùng có quỹ đất lớn với các nhóm đất chính: nhóm đất phù sa sông phân bố ven sông Tiền, sông Hậu; nhóm đất phèn ở vùng Đồng Tháp Mười, vùng trũng Cà Mau,...; nhóm đất mặn ở vành đai ven biển. Điều kiện địa hình và đất đã tạo thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm quy mô lớn.

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, phân hoá giữa mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và du lịch.

+ Vùng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc, có hai nhánh sông chính (sông Tiền và sông Hậu) của hệ thống sông Cửu Long với nguồn nước dồi dào, chế độ nước điều hoà là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển nuôi trồng thuỷ sản và hoạt động du lịch. Hơn nữa, địa hình thấp, cắt xẻ nhiều tạo nên nhiều vùng trũng rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tài nguyên sinh vật ở Đồng bằng sông Cửu Long phong phú, có hơn 240 nghìn ha rừng (năm 2021), chủ yếu là hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm ở các vườn quốc gia (U Minh Thượng, U Minh Hạ,...), khu dự trữ sinh quyển thế giới (Mũi Cà Mau, Kiên Giang....) cùng nhiều loài động vật có giá trị, đặc biệt là các loài cá và loài chim. 

=> Hệ sinh thái rừng trong vùng có ý nghĩa rất lớn trong việc cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có vùng biển rộng lớn, có ngư trường trọng điểm Cà Mau - Kiên Giang với nhiều bãi cả, bãi tôm lớn; vùng biển có nhiều đáo, quần đảo và một số bãi tắm. 

=> Những điều đó tạo thế mạnh cho vùng phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Khoảng sản có giá trị nhất là dầu mỏ và khi tự nhiên ở thềm lục địa, than bùn và đá vôi.  

=> Đây là nguồn nguyên liệu cho phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng.

b) Về điều kiện kinh tế – xã hội

Đồng bằng sông Cửu Long có quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào và tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng được nâng cao, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, thích ứng với tự nhiên.

Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của vùng đang được hoàn thiện, trong đó hệ thống giao thông được đầu tư đa dạng loại hình, hiện đại,... tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.

Đặc trưng của vùng đất sông nước cùng truyền thống văn hoá, lịch sử cách mạng, nghệ thuật đặc sắc của vùng đã tạo sức hấp dẫn lớn đối với du khách.

2. Hướng sử dụng hợp lí tự nhiên

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp xanh, bền vững gắn xây dựng nông thôn mới với các sản phẩm trọng tâm là thuỷ sản, trái cây và lúa gạo.

- Chú trọng phát triển mạnh ngành du lịch, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển năng lượng tái tạo.

- Tăng cường công tác quản lí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, nhất là tài nguyên đất, nước và rừng.

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước - sông Mê Công; chủ động kiểm soát lũ, đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong vùng.

BÀI 25: SỬ DỤNG HỢP LÍ TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Hoạt động 3: Tìm hiểu về phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác thông tin mục III trang 144-146 và hoàn thành Phiếu học tập số 1 về vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.

c. Sản phẩm: Đáp án Phiếu học tập số 1 về vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm.

d. Tổ chức thực hiện:

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay