Giáo án Lịch sử 12 Kết nối bài: Nội dung thực hành chủ đề 5
Giáo án bài: Nội dung thực hành chủ đề 5 sách Lịch sử 12 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 5:
HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI
(1 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 5 – Hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập thực hành.
Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 5 – Hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức, Giáo án.
Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Kết nối tri thức.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú học tập cho HS và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn” và trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng hòa bình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, lí giải vì sao Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng hòa bình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS:
+ HS chia làm 2 đội, trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề đã học – Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại.
+ Đội nào có đáp án chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.
- GV đưa ra câu hỏi:
Đọc đoạn thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Giải thích vì sao Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng hòa bình.
“Kiên trì chính sách hữu nghị và láng giềng tốt với nhân dân Trung Quốc, chúng ta chủ trương khôi phục quan hệ bình thường giữa hai nước trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau và giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng”.
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, trích trong Văn kiện Đảng toàn tập,
tập 43, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, trang 149, 150)
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
HS vận dụng kiến thức đã học và viết đáp án vào bảng phụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 đội chơi lần lượt trình bày, lí giải vì sao Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng con đường thương lượng hòa bình.
- GV yêu cầu các HS dưới lớp lắng nghe, nhận xét hoặc đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việt Nam nhất quán sử dụng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế - đây là chủ trương, giải pháp chiến lược, là chính sách quốc phòng hiệu quả và đã được thực tiễn kiểm nghiệm là phù hợp, đúng đắn.
+ Thể hiện văn hóa giữ nước chính nghĩa, hòa hiếu, yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
+ Cụ thể hóa chủ trương, giải pháp chiến lược bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
+ Tạo cơ sở để kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Là giải pháp tối ưu trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay.
→ Giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là chủ trương chiến lược, nhất quán và là chính sách quốc phòng đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với bối cảnh tình hình hiện nay và là giải pháp hiệu quả của Đảng, Nhà nước ta. Chủ trương này cần được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục quán triệt, nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc và cụ thể hóa, tổ chức thực hiện bằng những hoạt động cụ thể, thiết thực trong thời gian tới. Mặt khác, nhận thức và thực hiện đúng đắn việc giải quyết các bất đồng, tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình của Đảng, Nhà nước ta là cơ sở quan trọng để chủ động nhận diện, kiên quyết đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về chính sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay.
- GV cho HS xem thêm một số video:
Video: Việt Nam giải quyết tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
https://www.youtube.com/watch?v=f4IeylLECFs&t=61s
Video: Việt Nam kêu gọi giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình tại Ukraine.
https://www.youtube.com/watch?v=kJA2ho5JCj0
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nội dung thực hành Chủ đề 5 – Hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời cận – hiện đại.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1: Lập bảng thể hiện hoạt động ngoại giao của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX; hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những hoạt động ngoại giao chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX; hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Lập bảng thể hiện hoạt động ngoại giao của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX; hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
c. Sản phẩm: Bảng thống kê các hoạt động ngoại giao của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX; hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).
- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm (các nhóm thực hiện đồng thời các nhiệm vụ).
+ Nhiệm vụ 1: Lập bảng thể hiện hoạt động ngoại giao chính của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX theo mẫu:
Nhân vật | Thời gian | Hoạt động đối ngoại chủ yếu | Ý nghĩa |
Phan Bội Châu | ? | ? | ? |
Phan Châu Trinh | ? | ? | ? |
Nguyễn Ái Quốc | ? | ? | ? |
+ Nhiệm vụ 2: Lập bảng thể hiện hoạt động ngoại giao chính của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ theo mẫu:
Ngoại giao Việt Nam | Hoạt động ngoại giao chủ yếu | Ý nghĩa |
Trong kháng chiến chống Pháp |
|
|
Trong kháng chiến chống Mỹ |
|
|
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, thảo luận phân công trong nhóm và hoàn thành bảng thống kê.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 5 HS lần lượt trình bày về các hoạt động ngoại giao của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX; hoạt động ngoại giao của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ theo bảng thống kê.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
Bảng thể hiện hoạt động ngoại giao chính của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái Quốc đầu thế kỉ XX:
Nhân vật | Thời gian | Hoạt động đối ngoại chủ yếu | Ý nghĩa |
Phan Bội Châu | Những năm đầu thế kỉ XX | - Tại Nhật Bản: + Đầu năm 1905:
+ Năm 1908: tham gia thành lập các tổ chức có mục tiêu đoàn kết quốc tế để hợp sức chống đế quốc. - Tại Trung Quốc:
| - Giải phóng dân tộc, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp. - Đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh giành độc lập của đất nước đầu thế kỉ XX, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và chí khí của Phan Bội Châu.
|
Phan Châu Trinh | Những năm đầu thế kỉ XX | - Tiếp xúc với một số nhóm Việt kiểu, tổ chức, đảng phái tiến bộ. - Nhiều lần gửi kiến nghị đến Hội Nhân quyền Pháp, đến các thành viên của Chính phủ Pháp..., phê phán chính quyền thực dân, thức tỉnh dư luận Pháp về tình hình Việt Nam. - Đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập và hoạt động của một số tổ chức yêu nước Việt Nam tại Pháp, tham gia nhóm soạn thảo bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc-xai. | Thúc đẩy phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX phát triển, góp phần khuếch trương thanh thế phong trào yêu nước Việt Nam ra ngoài biên giới quốc gia.
|
Nguyễn Ái Quốc | 1911 – 1930 | - Hoạt động đối ngoại nổi bật tại Pháp (1911 – 1930): + Gặp gỡ, tiếp xúc với nhiều nhà hoạt động chính trị, văn hoá của Pháp và châu Âu. + Năm 1920: tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. + Năm 1921:
- Hoạt động đối ngoại nổi bật tại Liên Xô và Trung Quốc: + Tháng 6/1923:
=> Xác lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với Quốc tế Cộng sản và cách mạng thế giới. + Từ cuối năm 1924:
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đoàn kết và tập hợp lực lượng quốc tế. | - Góp phần nâng cao vị thế của cách mạng Việt Nam trong cộng đồng quốc tế, chống lại những tuyên truyền tiêu cực của chính quyền thực dân Pháp. - Góp phần giải thích mục tiêu và chiến lược của cách mạng Việt Nam và kêu gọi đoàn kết quốc tế. - Góp phần đoàn kết các dân tộc bị áp bức trên thế giới; đặt nền móng cho tình đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng vô sản thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển. - Bước đầu kết nối cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, đặt nền móng đầu tiên cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam thời kì hiện đại.
|
Bảng thể hiện hoạt động ngoại giao chính của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ:
Ngoại giao Việt Nam | Hoạt động ngoại giao chủ yếu | Ý nghĩa |
Trong kháng chiến chống Pháp | - Gửi thư, công hàm đề nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc và các nước lớn công nhận Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Nỗ lực mở các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan thông tin ở một số nước trên thế giới. - Năm 1950, thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. - Năm 1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng và tôn trọng chủ quyền của nhau. - Gặp gỡ đại diện nhiều tổ chức quốc tế, thành lập các hội hữu nghị và Uỷ ban Bảo vệ hoà bình thế giới. - Năm 1954, tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương được tổ chức ở Giơ-ne-vơ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã kiên trì đấu tranh bảo vệ các lợi ích chính đáng của ba nước Đông Dương. | - Có ý nghĩa quan trọng đối với việc đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi cuối cùng. - Nhằm thêm bạn, bớt thù, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế cho cuộc kháng chiến. - Góp phần cô lập kẻ thủ của nhân dân Việt Nam. -Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế, tuyên truyền về tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến.
|
Trong kháng chiến chống Mỹ | - Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ thông qua phối hợp với các tổ chức quốc tế. - Củng cố, tăng cường quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa (nhất là Liên Xô, Trung Quốc); vận động các nước XHCN ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. - Thiết lập quan hệ ngoại giao với Lào, xây dựng quan hệ láng giêng hữu nghị với Cam-pu-chia; phát triển mối quan hệ liên minh chiến đấu chống các lực lượng yêu nước, kháng chiến của Lào, Cam-pu-chia. - Ủng hộ cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân các nước A, Phi, Mỹ La-tinh. - Tích cực lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa mà Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. - Thực hiện sách lược “vừa đánh, vừa đàm, nỗ lực thúc đẩy Hội nghị Pa-ri được kí kết (27/1/1973 - Mỹ cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam). | - Đóng vai trò quan trọng đối với thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Từng bước trở thành một mặt trận quan trọng và có ý nghĩa chiến lược. - Góp phần nâng cao vị thế ngoại giao của Việt Nam trên trường quốc tế. |
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Vai trò của ngoại giao Việt Nam thời đại toàn cầu hóa”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò của ngoại giao Việt Nam thời đại toàn cầu hóa.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, thực hiện tọa đàm với chủ đề “Vai trò của ngoại giao Việt Nam thời đại toàn cầu hóa”.
c. Sản phẩm: Phần trình bày nội dung tham luận của HS với chủ đề “Vai trò của ngoại giao Việt Nam thời đại toàn cầu hóa”.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS tham gia Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử”, tọa đàm với chủ đề “Vai trò của ngoại giao Việt Nam thời đại toàn cầu hóa”.
- GV kết hợp mời chuyên gia tham gia (giáo viên môn Lịch sử).
- GV gợi ý cho HS nội dung tọa đàm cần tập trung vào một số vấn đề sau:
+ Quan điểm, đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam.
+ Những hoạt động ngoại giao chủ yếu của Việt Nam thời đại toàn cầu hóa.
+ Đánh giá những tác động, vai trò của ngoại giao Việt Nam thời đại toàn cầu hóa.
+ Hoạt động ngoại giao của một số cá nhân tiêu biểu.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, sưu thêm thêm thông tin trên sách, báo, internet để tổng hợp nội dung cho bài tham luận.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời cá nhân HS trình bày nội dung tham luận của mình.
- GV mời đại diện HS nhận xét đánh giá chéo theo kĩ thuật 3 – 2 – 1.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá bài tham luận của HS.
- GV kết luận chung: Cùng với tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2030 và năm 2045, Đại hội XIII của Đảng đã đề ra chủ trương: “Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”(2). Đây là một chủ trương lớn, phản ánh sự trưởng thành của nền ngoại giao Việt Nam, đồng thời cũng là yêu cầu vừa cấp bách, vừa mang tính chiến lược, lâu dài đối với công tác đối ngoại nói chung, trong đó có ngoại giao văn hóa. Bám sát các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong ý tưởng và biện pháp triển khai, ngoại giao văn hóa sẽ tiếp tục phát huy vai trò là một trụ cột đối ngoại quan trọng và có những đóng góp lớn, góp phần nâng tầm và lan tỏa các giá trị Việt Nam đến cộng đồng quốc tế.
- GV mở rộng: Đối ngoại đa phương đang ngày càng trở thành xu thế nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện nay, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - kinh tế - đối ngoại của thế giới. Trong những năm qua, đối ngoại đa phương Việt Nam được mở rộng và đi vào chiều sâu ở tất cả các kênh đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trao quyết định bổ nhiệm 9 đại sứ Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2020 - 2023, ngày 21/10/2020 Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính viết sổ lưu bút tại trụ sở UNESCO ở Thủ đô Pa-ri (Pháp) | Lực lượng tiêu binh thực hiện nghi thức thượng cờ nhân kỷ niệm 53 năm Ngày thành lập ASEAN (08-8-1967/08-8-2020) và 25 năm Ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN (28/7/1995/28/7/2020) |
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận bàn giao chức Chủ tịch AIPA 41 | |
Du khách tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (thành phố Hà Nội) Đoàn Việt Nam tham dự cuộc họp của Ủy ban liên Chính phủ Công ước UNESCO về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Biểu diễn văn nghệ tại Lễ kỷ niệm 50 năm công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giớ | Người Việt Nam ở Séc biểu diễn hát quan họ tại quảng trường Praha trong lễ hội quốc tế “Praha - Trái tim của các dân tộc” Ngày 7/9/2022, TGD UNESCO, bà Audrey Azoulay (giữa) đến tham quan quần thể di tích cố đô Huế Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc tiếp Tổng Giám đốc UNESCO Audrey Azoulay thăm Việt Nam |
Video: Việt Nam tham gia giải quyết các thách thức toàn cầu.
https://www.youtube.com/watch?v=BqbgGpa3oc4
Video: Ngoại giao số để bắt kịp xu thế toàn cầu.
https://www.youtube.com/watch?v=oZiJHC1W1Hs
- GV chuyển sang nội dung mới.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức