Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 20: Vương quốc Cam-pu-chia
Giáo án bài 20: Vương quốc Cam-pu-chia sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 20: Vương quốc Cam-pu-chia
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 20: VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Xác định được vị trí địa lí của Cam-pu-chia trên bản đồ hoặc lược đỗ.
Nêu được một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của nước Cam-pu-chia.
Sưu tầm được một số tư liệu (tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,...), tìm hiểu và mô tả được một số công trình tiêu biểu của Cam-pu-chia: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, Tượng đài các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam..
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: xác định vị trí địa lí của Cam-pu-chia trên bản đồ hoặc lược đồ, nêu một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên và dân cư của Cam-pu-chia.
Năng lực tìm hiểu lịch sử: sưu tầm tư liệu và sử dụng tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện lịch sử,... để mô tả, giới thiệu về một số công trình tiêu biểu của Cam-pu-chia.
Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: đánh giá được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Cam-pu-chia.
3. Phẩm chất
Trân trọng: trân trọng những giá trị văn hoá của Cam-pu-chia, trân trọng và giữ gìn truyền thống đoàn kết Việt Nam - Cam-pu-chia.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án theo định hướng phát triển năng lực.
Lược đồ hành chính châu Á (nếu có).
Lược đồ tự nhiên Cam-pu-chia.
Hình ảnh, video về tự nhiên và dân cư của Cam-pu-chia.
Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình tiêu biểu của Cam-pu-chia: Ăng-co Vát, Ăng-co Thom, Tượng đài các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam..
Một số câu chuyện lịch sử, tư liệu liên quan đến bài học.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Tranh ảnh, câu chuyện,... liên quan đến bài học sưu tầm được và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS sát hình 1 và cho biết công trình kiến trúc nào được thể hiện trên Quốc kì Vương quốc Cam-pu-chia. - GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chưa ghi nhận đáp án đúng hay sai để HS tự kiểm chứng khi vào bài học. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa cùng nhau chia sẻ hiểu biết của bản thân về đất nước Cam-pu-chia. Để tìm hiểu sâu hơn về đất nước này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 20 – Vương quốc Cam-pu-chia. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí của Lào trên bản đồ hoặc lược đồ. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu hình 2 trong SGK tr.87. - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, đọc thông tin SGK tr.86 và thực hiện nhiệm vụ: Xác định vị trí địa lí của Cam-pu-chia trên lược đồ. - GV mời 2 – 3 HS lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, chốt đáp án: - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Cam-pu-chia nằm trong khu vực Đông Nam Á. + Cam-pu-chia tiếp giáp với Lào và Thái Lan ở phía bắc, Việt Nam ở phía đông và vịnh Thái Lan ở phía tây nam. - GV trình chiếu cho HS quan sát bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021. - GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu tên các tỉnh của nước ta có đường biên giới với Cam-pu-chia? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Các tỉnh của nước ta có đường biên giới với Cam-pu-chia là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang. - GV cho HS xem video về “Hệ thống cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia” https://youtu.be/ROQuSTVwQ9A (1:15 đến 5:59) - GV đặt câu hỏi cho HS: + Biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia có trải dài qua mấy dạng địa hình? + Việc tổ chức cắm mốc biên giới giữa hai nước diễn ra như thế nào? + Để thuận tiện cho việc giao lưu, buôn bán giữa người dân, hai nhà nước đã cùng nhau thực hiện hành động gì? - GV mời HS xung phong trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá: + Biên giới giữa hai nước trải qua hai dạng địa hình đó là địa hình núi từ các tỉnh Kon Tum đến Bình Phước và dạng địa hình sông suối từ tỉnh Tây Ninh cho đến Kiên Giang. + Việc tổ chức cắm mốc biên giới diễn ra trong sự giám sát của lực lượng chức năng hai bên quốc gia đảm bảo sự công bằng, thống nhất và minh bạch. + Để thuận cho việc giao lưu, buôn bán giữa người dân, hai nhà nước đã cùng nhau mở nhiều cửa khẩu biên giới chính, phục khác nhau dọc theo các tỉnh có chung đường biên giới. - GV mở rộng kiến thức cho HS về cột mốc: + Năm 2012 chính phủ 2 nước Việt Nam và Cam-pu0chia đã cho khánh thành cột mốc mang số hiệu 314 – cột mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia. + Cột mốc được làm bằng đá hoa cương, nằm trên bờ biển giữa hai nước tại tỉnh Kiên Giang của Việt Nam và tỉnh Kampot của Campuchia. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và dân cư a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số đặc điểm tự nhiên và dân cư của Cam-pu-chia. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát hình 2 Lược đồ tự nhiên Lào. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về độ cao và địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia? + Cam-pu-chia là quốc gia có kiểu khí hậu nào? + Sông ngòi có đặc điểm gì? Con sông lớn nhất chảy qua Cam-pu-chia có tên là gì? - GV mời đại diện 2 -3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi. - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: + Địa hình của Cam-pu-chia tương đối bằng phẳng, có độ cao chủ yếu dưới 200 m, dạng địa hình chính là đồng bằng. + Cam-pu-chia có khí hậu cận xích đạo, với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. + Sông Mê Công là sông lớn nhất, cung cấp lượng nước dồi dào cho đất nước này. - GV đặt thêm câu hỏi mở rộng và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Xác định trên lược đồ hình 2 SGK tr.87 một số dãy núi, sông và hồ lớn ở Cam-pu-chia. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và ghi nhận đáp án đúng:
- GV cho HS xem video mở rộng về hồ Tôn-lê Sáp: https://youtu.be/--dLu7x0Vzg (0:00 đến 4:20) - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi trả lời câu hỏi: + Hồ Tôn-lê Sáp xếp thứ mấy trong hệ thống hồ nước ngọt ở Đông Nam Á. + Vì sao Tôn-lê Sáp còn được gọi là biển hồ? + Dòng chảy và diện tích hồ có sự thay đổi đặc biệt như thế nào? + Ngoài người dân Cam-pu-chia nơi đây còn là nơi sinh sống của người dân nước nào? + Để sống trên biển hồ người ta đã xây dựng các ngôi nhà có kiến trúc như thế nào? - GV mời đại diện 2 nhóm trình bày câu trả lời và hiểu biết trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá, ghi nhận đáp án đúng: + Hồ Tôn-lê Sáp là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. + Hồ Tôn-lê Sáp còn được gọi là biển hood bởi diện tích của hồ rất lớn có thể gấp nhiều lần diện tích của một số quốc gia trên thế giới. + Hồ Tôn-lê Sáp là sự kết hợp dòng chảy của sông và hồ. Vào mùa mưa diện tích của hồ tăng lên gấp 3 lần so với diện tích hồ vào mùa khô do lượng nước sông Mê Kông quá lớn chảy ngược vào hồ. + Hồ còn là nơi sinh sống của nhiều người Việt Nam. + Để sinh sống trên hồ, người dân làm những ngôi nhà nổi. Cộng đồng nơi đây còn được gọi là làng nổi. ………………………….. |
- HS lắng nghe nhiệm vụ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS quan sát lược đồ.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát lược đồ.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, quan sát, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS tiếp thu, lắng nghe.
………………….. |
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây