Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 3: Biển, đảo Việt Nam
Giáo án bài 3: Biển, đảo Việt Nam sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 3: Biển, đảo Việt Nam
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
Trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện liên quan (đội Hoàng Sa, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa,...).
Sưu tầm, đọc và kể lại được một số câu chuyện, bài thơ về biển, đảo Việt Nam.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Năng lực tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Năng lực nhận thức và tư duy Lịch sử và Địa lí: thông qua việc trình bày được công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong lịch sử, có sử dụng một số tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện liên quan (đội Hoàng Sa, lễ Khao lễ thế lính Hoàng Sa,...).
Năng lực tìm hiểu Lịch sử và Địa lí: thông qua đọc sơ đồ, lược đồ để xác định vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo lớn của Việt Nam.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: thông qua việc sưu tầm tư liệu và sử dụng tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện lịch sử để giới thiệu về biển, đảo và công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử và hiện tại.
3. Phẩm chất
Yêu nước: Bày tỏ sự trân trọng những việc làm của các thế hệ trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Trách nhiệm: Nâng cao ý thức cá nhân trong việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp ở Biển Đông và tuyên truyền để mọi người cùng thực hiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.
Lược đồ hoặc bản đồ Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Hình ảnh, tư liệu về biển, đảo và công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
Câu chuyện, bài thơ sưu tầm về biển đảo.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.
Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe ca khúc “Em yêu biển đảo quê em” (Nhạc sĩ: Xuân Hòa) và yêu cầu HS vận động cơ thể tại chỗ theo nhạc. - GV mời 1 – 2 HS nêu cảm nhận của bản thân sau khi nghe và vận động theo ca khúc. - GV tổ chức cho HS chơi đố vui: + Có cửa nhà không có nhà Đưa mắt nhìn ra chỉ thấy toàn nước. + Rõ ràng chẳng phải nồi canh Thế mà vị mặn nước xanh cá nhiều. - GV mời HS trả lời 2 câu đó. HS khác nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án + Cửa biển. + Biển. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa tìm hiểu về một bài hát về biển, đảo quê hương và chơi trò chơi đố vui. Để tìm hiểu sâu hơn về biển đảo quê hương, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 3 – Biển, đảo Việt Nam. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí của vùng biển, một số quần đảo và đảo a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được vị trí địa lí của vùng biển, một số quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục kết hợp quan sát hình minh họa SGK tr.16-17 làm việc với lược đồ và thực hiện nhiệm vụ sau: Xác định vị trí địa lí của vùng biển, một số đảo, quần đảo lớn của Việt Nam. - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức: + Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đến mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau). + Trong vùng biển có hàng nghìn đảo, nhiều đảo tập hợp thành quần đảo, trong đó lớn nhất là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. - GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh mở rộng:
- GV cho HS xem video về đảo Trường Sa và đảo Hoàng Sa. https://youtu.be/cDjghq7zv2w (0:00 đến 1:00) https://youtu.be/Yf9RQZbBXO4 (0:00 đến 1:32) Hoạt động 2: Tìm hiểu về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trình bày được những nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. - Kể lại được câu chuyện hoặc đọc được một bài thơ về biển, đảo Việt Nam. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình minh họa SGK tr. 18 – 19. - GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm tìm hiểu về một giai đoạn lịch sử: + Nhóm 1: Tìm hiểu nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông thời các chúa Nguyễn. + Nhóm 2: Tìm hiểu nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông dưới Triều Nguyễn. + Nhóm 3: Tìm hiểu nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông thời Pháp thuộc. + Nhóm 4: Tìm hiểu nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông thời kì Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - GV tổ chức cho HS tạo thành nhóm mới từ các nhóm cũ sao cho nhóm mới có 4 thành viên đến từ các nhóm cũ. - GV yêu cầu HS các nhóm vẽ sơ đồ tư duy: Trình bày những nét chính về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. - GV mời đại diện các nhóm HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nêu câu hỏi mở rộng cho HS: + Chia sẻ điều em biết về đội Hoàng Sa hoặc kể lại câu chuyện về đội Hoàng Sa. + Nêu việc làm của Triều Nguyễn trong việc thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa thông qua đoạn tư liệu SGK tr.18. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức cho HS: + Thời chúa Nguyễn, từ thế kỉ XVII, các chúa Nguyễn đã cho lập đội Hoàng Sa và sau đó là đội Bắc Hải để thu lượm sản vật, đánh bắt hải sản,... + Triều Nguyễn tiếp tục xác lập chủ quyền bằng cách cắm cờ, dựng cột mốc,... trên quần đảo Hoàng Sa, cho vẽ Đại Nam nhất thống toàn đó, trong đó thể hiện rõ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. + Thời Pháp thuộc, chính quyền Pháp đại diện cho Việt Nam để thực hiện việc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông. Người Pháp cho dựng bia chủ quyền, lập đơn vị hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa,... + Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục có nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông như:
=> GV phân tích, nhấn mạnh thêm: từ xưa đến nay, các thế hệ người Việt Nam đã dành nhiều công sức khai phá, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển, đảo bằng những việc làm cụ thể, đã từng bước xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa từ khi hai quán đảo còn chưa có người khai thác, quá trình đó diễn ra liên tục, hoà bình. Trong suốt quá trình đó, Nhà nước Việt Nam luôn có hành động quyết liệt và tích cực để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia trên biển và hải đảo. - GV cho HS xem thêm một số hình ảnh về công cuộc bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.
- GV cho HS xem video về “Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại Quảng Ngãi” |
- HS quan lắng nghe bài hát và yêu cầu của GV.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS chia thành các nhóm và thảo luận theo nhiệm vụ được phân công.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ nhóm.
- HS làm việc nhóm.
- HS tạo nhóm mới.
- HS vẽ sơ đồ.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
|
----------------Còn tiếp-------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 650k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây