Giáo án Lịch sử và địa lí 5 Kết nối bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược

Giáo án bài 10: Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông - Nguyên xâm lược sách Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử và Địa lí 5 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 10: TRIỀU TRẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG – NGUYÊN XÂM LƯỢC

(4 tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sưu tầm và giới thiệu được một số tư liệu lịch sử (câu chuyện, văn bản, tranh ảnh,...) liên quan đến Triều Trần và cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên.

  • Trình bày được một số nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Trần thông qua các câu chuyện về một số nhân vật lịch sử như: Trần Nhân Tông, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An,...

  • Kể lại được chiến thắng Bạch Đằng có sử dụng tư liệu lịch sử (lược đồ, tranh ảnh, câu chuyện về Trần Quốc Tuấn đánh giặc trên sông Bạch Đằng...).  

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết vấn đề; sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến Triều Trần. 

Năng lực riêng:  

  • Tìm hiểu lịch sử: Thông qua việc sưu tầm, khai thác tư liệu, câu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu thời Trần.

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua việc trình bày nét chính về lịch sử Việt Nam thời nhà Trần, thông qua các câu chuyện về các nhân vật lịch sử.

  • Năng lực kể chuyện lịch sử: Nâng cao năng lực kể chuyện lịch sử và sử dụng bản đồ khi kể chuyện.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

  • Đoàn kết: Khâm phục tinh thần đoàn kết, bất khuất của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.

  • Câu chuyện khác về một số nhân vật lịch sử dưới Triều Trần.

  • Lược đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. 

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.

  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.  

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. 

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh:

Lễ hội đền Trần Nam Định 2023: Thời gian, địa điểm và lưu ý | Vietjet Air

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

Hình 5

Hình 6

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 – 6 HS): 

+ Nêu tên công trình, nhân vật mà em biết xuất hiện trong các tranh ở trên.

+ Em nhận ra các công trình, nhân vật liên quan đến triều đại nào trong lịch sử Việt Nam? 

- GV mời 2 -3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét. 

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Hình 1: Đền Trần (Nam Định).

+ Hình 2: Khu di tích Bạch Đằng Giang (Hải Phòng) . 

+ Hình 3: Tượng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

+ Hình 4: Trạng Nguyên Nguyễn Hiền.

+ Hình 5: Thầy giáo Chu Văn An. 

+ Hình 6: Trần Quốc Toản bóp nát quả cam.

+ Các công trình, nhân vật kể trên có liên quan đến Triều đại nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. 

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tiếp nối triều đại nhà Lý, Triều đại nhà Trần tiếp tục kế thừa những giá trị tốt đẹp mà còn phát huy giá trị đó, đưa đất nước bước vào thời kì thịnh trị. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 10 –   Triều Trần xây dựng đất nước và kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về Triều Trần và công cuộc xây dựng đất nước

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần.

- Kể được câu chuyện về một nhân vật lịch sử của Triều Trần và đóng góp của họ đối với lịch sử dân tộc. 

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Sự ra đời của nhà Trần. 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK tr.44 và trả lời câu hỏi: Nhà Trần được thành lập như thế nào? 

- GV đưa ra câu hỏi gợi mở: Tình hình nhà Lý cuối thế kỉ XII như thế nào? 

- GV mời một số HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: 

+ Cuối thế kỉ XII, nhà Lý suy yếu, phải dựa vào họ Trần để dẹp các thế lực chống đối. Nhờ đó, họ Trần đã từng bước thâu tóm được quyền lực.

+ Đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng – vị vua cuối cùng của triều Lý nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Triều Trần được thành lập, xây dựng và ổn định đất nước. 

- GV cho HS xem video “Vua Lý Huệ Tông truyền ngôi cho Lý Chiêu Hoàng-Nhà Trần lên ngôi”

https://youtu.be/O76dQGPspnU (13:32 đến 20:21). 

- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: 

+ Nhận xét về sự ra đời của Triều đại nhà Trần.

+ Sự ra đời của Triều đại nhà Trần có ý nghĩa như thế nào tròn lịch sử dân tộc? 

- GV gọi 1 – 2 HS trình bày trước lớp. Các bạn khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức:

+ Sự ra đời của Triều Trần được coi là sự chuyển giao quyền lực “mềm mại” nhất dưới các triều đại phong kiến Việt Nam khi thông qua việc kết hôn giữa Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh. Lý Chiêu Hoàng ban chiếu nhường ngôi cho chồng. 

+ Ý nghĩa của sự ra đời Triều Trần: Sự ra đời của Triều Trần là một quy luật tất yếu khi nhà Lý trên đà suy vong và cũng nhờ đó đất nước ta thoát khỏi cảnh loạn lạc, rối ren.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nét chính về tình hình đất nước dưới thời Trần

- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: 

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về bộ máy nhà nước theo các ý sau:

  • Việc các vua nhường ngôi sớm cho con và xưng là Thái Thượng hoàng, cùng vua quản lí đất nước nhằm mục đích gì?

  • Đọc câu chuyện “Thượng hoàng Trần Nhân Tông dạy vua” SGK tr.45 và cho biết câu chuyện muốn nói điều gì? 

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về quân đội nhà Trần theo các ý sau:

  • Quan sát hình 1 SGK tr.45 và cho biết hình ảnh chiến binh luyện tập võ nghệ trên thạp gốm phản ánh điều gì? 

  • Tìm hiểu về chính sách “Ngụ binh ư nông”. 

  • Đọc thông tin và mục Em có biết, kể tên những vị tướng giỏi có công lớn trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về giáo dục và khoa cử theo các ý sau: 

  • Đọc thông tin SGK tr.44, nêu những việc làm chứng tỏ Triều Trần chú trọng đến giáo dục, khoa cử, mục đích của việc đặt danh hiệu “Tam khôi”.

  • Đọc câu chuyện “Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam” và “Người thầy lưu danh muôn đời” SGK tr.46, kể tên một số nhân tài thời nhà Trần, nêu đóng góp của họ đối với đất nước. 

- GV mời đại diện 3 HS trình bày kết quả làm việc. HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét, công bố đáp án:

+ Bộ máy nhà nước:

  • Được tổ chức chặt chẽ, thực hiện chế độ Thái Thượng hoàng. 

  • Việc các vua nhường ngôi sớm cho con và xưng là Thái Thượng hoàng, cùng vua quản lí đất nước nhằm rèn luyện cho vua trẻ cách xử lí công việc triều chính. 

  • Câu chuyện chứng tỏ Thái Thượng hoàng đặc biệt nghiêm khắc trong việc răn dạy con, mong muốn và yêu cầu nhà vua phải nghiêm khắc trong việc rèn luyện để trở thành vị vua mẫu mực. 

+ Quân đội: 

  • Trên thạp gốm khắc họa hình ảnh những chiến binh tay cầm khiên, mác,...đang hăng say luyện tập, bên cạnh là con voi chiến. Hình ảnh cho thấy lực lượng quân đội không chỉ được tổ chức quy củ, chặt chẽ mà còn được rèn luyện thường xuyên, nghiêm túc, thể hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc của quân dân nhà Trần. 

  • Chính sách “Ngụ binh ư nông” nghĩa là gửi binh lính ở nhà nông. Theo đó, thời bình thì binh lính được luân phiên về quê làm ruộng, khi có chiến tranh được điều động.  

  • Những vị tướng giỏi có công lớn trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm: Dã Tượng, Yết Kiêu, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư...

+ Giáo dục, khoa cử: 

  • Ngoài Quốc Tử Giám ở kinh độ Thăng Long, trường học được mở ở nhiều địa phương.

  • Tổ chức Thái học sinh, đặt danh hiệu “Tam khôi” tôn vinh ba người xuất sắc nhất. 

  • Những nhân tài của đất nước: Nguyễn Hiền, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi.

  • Đóng góp của trạng nguyên Nguyễn Hiền: giải nguy cho nước ta khi đón tiếp sứ giả, hiến nhiều kế sách hay giúp vua trị nước.

  • Đóng góp của thầy Chu Văn An: dạy dỗ, bồi dưỡng ra nhiều thế hệ nhân tài cho quốc gia.

- GV cho HS xem video “Yết Kiêu và Dã Tượng - Mãnh tướng xả thân cứu chủ” 

https://youtu.be/S2DkqwIAwqI 

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Yết kiêu và Dã Tượng là ai và có tài năng đặc biệt gì? 

+ Khi cùng Hưng Đạo Vương đánh trận, họ đã có hành động gì đáng trân trọng? 

+ Hành động đó thể hiện điều gì? 

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, kết luận:

+ Yết Kiêu và Dã Tượng là ai vị tướng của Hưng Đạo Vương. Yết Kiêu có tài thủy chiến, Dã Tượng có tài chỉ huy đội tượng binh. 

+ Khi Hưng Đạo Vương gặp nguy hiểm trên chiến trường, 2 vị tướng quân đã bất chấp nguy hiểm, lấy thân mình bảo vệ Hưng Đạo Vương. 

+ Hành động của 2 vị tướng không chỉ thể hiện sự trung thành mà còn thể hiện sự bất khuất của tướng sĩ nhà Trần nói riêng, quân dân ta nói chung. 

+ Quân đội triều Trần có rất nhiều người giỏi, họ không chỉ là những vị tướng xuất thân từ tầng lớp quý tộc mà ngay cả những gia nô như Yết Kiêu, Dã Tượng cũng góp phần vào thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. 

- GV trình chiếu cho HS quan sát những vị tướng được mệnh danh là “Ngũ hổ tướng” của Hưng Đạo Vương:

 

 

 

 

 

- HS quan sát. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm. 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc bài. 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.  

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video. 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

- HS trả lời. 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

=> Bộ giáo án có đầy đủ các môn lớp 5 chương trình mới. Đồng thời được tặng kèm: Phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra...=> Tải về

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay