Nội dung chính Ngữ văn 9 cánh diều Bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê)
Hệ thống kiến thức trọng tâm Bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê) sách Ngữ văn 9 cánh diều. Với các ý rõ ràng, nội dung mạch lạc, đi thẳng vào vấn đề, hi vọng người đọc sẽ nắm trọn kiến thức trong thời gian rất ngắn. Nội dung chính được tóm tắt ngắn gọn sẽ giúp thầy cô ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh. Bộ tài liệu có file tải về. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
VĂN BẢN : ÔNG LÃO BÊN CHIẾC CẦU
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
1. Tác giả
- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899 – 1961) là nhà văn người Mỹ, là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ 20.
- Nhiều tác phẩm của ông được xem là kinh điển trong nền văn học Mỹ, với những khám phá đặc sắc về mọi khía cạnh phức tạp của cuộc sống nhưng cũng đậm chất nhân văn.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: “Ông già và biển cả”, “Mặt trời vẫn mọc”, “Chuông nguyện hồn ai”, “Giã từ vũ khí”…
- Ông nhận được giải Nobel năm 1954 vì “lối viết tường thuật hấp dẫn với lời văn mạnh mẽ, khúc chiết và mới lạ”.
2. Tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu
- Ông lão bên chiếc cầu (Old man at the bridge) được viết vào năm 1938. Câu chuyện được đặt trong bối cảnh nội chiến Tây Ban Nha. Truyện là một văn bản phản chiến lấp lánh tình người qua giọng văn gãy gọn, hàm súc mà ẩn ý.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đề tài, bối cảnh, ngôi kể trong truyện Ông lão bên chiếc cầu
- Đề tài: chiến tranh, cái chết.
- Bối cảnh:
+ Thời gian: câu chuyện diễn ra trong ngày chủ nhật Phục sinh khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936 – 1939) đang diễn ra, người dân đang sơ tán khỏi vùng hỏa lực pháo binh.
+ Không gian: sự việc diễn ra tại cây cầu phao, gần vùng châu thổ đồng bằng sông Ebro.
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất, người kể chuyện là người lính trong câu chuyện.
2. Nhân vật ông lão trong tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu
a. Ngoại hình:
- Tuổi cao – 76 tuổi, mặc bộ đồ rất bẩn màu đen, khuôn mặt xám bẩn, đeo đôi gọng kính thép đang ngồi bên lề đường. => Khắc khổ, là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa.
b. Hoàn cảnh:
- Là người dân di tản khỏi quê hương để thoát khỏi tầm ngắm của hỏa lực pháo binh trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
- Khi đi đến cây cầu phà, ông ngồi xuống và không nhúc nhích vì đã kiệt sức sau khi đi được 12 ki-lô-mét.
- Cô đơn, chỉ có những con vật bầu bạn, không có gia đình, không có họ hàng quen biết ở Bác-xê-lô-na – nơi mà mọi người đang di tản đến.
c. Tính cách, phẩm chất:
- Yêu quê hương tha thiết: lão mỉm cười và hãnh diện khi nhắc đến quên hương - thị trấn Xan Các-lốt.
- Dũng cảm, yêu thương những con vật lão nuôi
- Quan điểm chính trị: khi anh lính hỏi: ông không ủng hộ cũng không phản đối những kẻ Phát-xít đang đến bắt ông.
=> Ông lão chỉ là một người dân với niềm vui giản dị là chăm sóc các con vật hoàn toàn đối lập với sự phức tạp về chính trị của cuộc chiến trên quy mô quốc gia.
d. Dự đoán về điều xảy đến với ông lão
- Số phận của ông lão dường như đã được định đoạt, chỉ có một kết cục đó là cái chết.
e. Ý nghĩa việc không đặt tên cho nhân vật
Việc không đặt tên cho ông lão có ý nghĩa khái quát lớn. Đó không chỉ là một ông lão ngồi bên cầu mà nhân vật tôi gặp được mà ông là đại diện cho rất nhiều số phận con người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
3. Những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Ông lão bên chiếc cầu
a. Những con vật trong tác phẩm
- Trước hết, ông lão không có gia đình, họ hàng, nên những con vật đóng vai trò như gia đình trong cuộc đời của người đàn ông lớn tuổi ấy.
- Số lượng các con vật: hai con dê, một con mèo và bố cặp chim bồ câu. Những con vật này đều mang những ý nghĩa biểu tượng sâu xa:
+ Con mèo là loài vật kiên cường, tự chủ, sống độc lập, là hình ảnh thu nhỏ cho những người có thể tự xoay sở được trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh.
+ Chim bồ câu biểu tượng cho những người có thể rời khỏi thành phố E-brô an toàn, ông lão và người lính đều cho rằng chúng có thể an toàn nhưng đó là trong trường hợp chúng có thể vượt qua làn đạn pháo.
+ Con dê vốn là loài vật dùng để hiện tế, không được ai chăm sóc.
b. Chi tiết về ngày “Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn”
- “Ngày Chủ nhật Phục Sinh” là một chi tiết ám chỉ về tôn giáo. Ngày lễ này mang ý nghĩa cứu rỗi kì diệu cho cả nhân loại.
- Hê-minh-uê đặt “ngày Chủ nhật Phục sinh” và “niềm may mắn” cạnh nhau để mỉa mai, rằng cái chết đang đến gần với ông lão cùng lúc với sự Phục sinh của Chúa từ cõi chết.
- Anh lính trẻ đã nghĩ rằng có lẽ do hôm đó là ngày chủ nhật Phục Sinh khiến máy bay địch không hoạt động được và giúp ông lão thoát chết. Quyền được sống là điều hiển nhiên con người được hưởng nay lại biến thành “niềm may mắn”. Ông lão đã dùng hết vận may của mình và chỉ cần qua ngày lễ Phục sinh, ông sẽ phải đối diện với cái chết.
c. Bộ mặt của chiến tranh
- Cốt truyện giản dị, súc tích nhưng đã phơi bày những tác động của chiến tranh đến những người dân thường, những người không trực tiếp tham gia cuộc chiến, thậm chí còn không có lập trường chính trị rõ ràng.
- Xuyên suốt câu chuyện không có tiếng đạn nổ, bom rơi, không có cảnh chết chóc kinh hoàng nhưng lại thể hiện những đau khổ, mất mát của người dân vô tội bị lôi vào cuộc nội chiến vô nghĩa, họ bị nghiền nát dưới hai cuộc tranh chấp quyền lực.
- Chiến tranh đã khiến con người thoái thác về mặt đạo đức, làm méo mó đức tin tôn giáo và cướp đi sinh mạng con người một cách tàn khốc và vô nghĩa, nó khiến con người coi thường mạng sống, dễ dàng buông bỏ sinh mạng như nhân vật ông lão trong câu chuyện.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Ông lão bên chiếc cầu là một câu chuyện kể ngắn gọn, phơi bày tội ác của chiến tranh lên những người dân thường vô tội qua hình ảnh lão già bên vệ đường thương nhớ những con thú lão nuôi ở quê nhà Xan Các-lốt.
2. Nghệ thuật
- Truyện là một văn bản phản chiến lấp lánh tình người qua giọng văn gãy gọn, hàm súc mà ẩn ý.
- Sử dụng nhiều hình ảnh biểu tượng sâu sắc, giúp truyền tải ý đồ tư tưởng của người viết.
- Ngôn ngữ nhẹ nhàng, sâu lắng.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Cánh diều bài 4: Ông lão bên chiếc cầu (Hê-minh-uê)