Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi Đống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi Đống. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 10: CƯỜI MÌNH, CƯỜI NGƯỜI

VĂN BẢN 2: ĐỀ ĐỀN SẦM NGHI ĐỐNG

(20 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống được viết theo thể thơ nào?

  1. Ngũ ngôn bát cú.
  2. Ngũ ngôn tứ tuyệt.
  3. Thất ngôn bát cú.
  4. Thất ngôn tứ tuyệt.

Câu 2: Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống do ai sáng tác?

  1. Bà Huyện Thanh Quan.
  2. Nguyễn Khuyến.
  3. Hồ Xuân Hương.
  4. Đoàn Thị Điểm.

Câu 3: Hồ Xuân Hương sống ở thế kỉ nào?

  1. Nửa cuối thế kỉ XIX – nửa đầu thế kỉ XX.
  2. Nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.
  3. Nửa cuối thế kỉ XVII – nửa đầu thế kỉ XVIII.
  4. Nửa cuối thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XVII.

Câu 4: Sầm Nghi Đống là ai?

  1. Thái thú quận Điền Châu, triều đại nhà Thanh, tùy tướng của Tôn Sĩ Nghị.
  2. Tên tướng của giặc Minh.
  3. Vị tướng của triều đại nhà Trần.
  4. Tên tướng của giặc Nguyên – Mông.

Câu 5: Từ ngữ nào thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đống?

  1. Kìa đền Thái thú đứng cheo leo.
  2. Ghé mắt trông ngang.
  3. Đổi phận làm trai.
  4. Sự anh hùng.

Câu 6: Trong bài thơ, nhà thơ đã tự xưng là gì?

  1. Phận làm trai.
  2. Anh hùng.
  3. Đây.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng,

Câu 7: Bài thơ được viết bằng chữ gì?

  1. Chữ Hán.
  2. Chữ quốc ngữ.
  3. Có bản chữ Hán và bản chữ Nôm.
  4. Chữ Nôm.

Câu 8: Kết cục của Sầm Nghi Đống khi sang xâm lược nước ta là gì?

  1. Thất bại, chết dưới sông trên đường chạy trốn.
  2. Thất bại, bị quân ta bắt sống.
  3. Thất bại, thắt cổ tự tử.
  4. Thất bại, bỏ trốn về nước.

Câu 9: Nội dung trong thơ Hồ Xuân Hương chủ yếu là gì?

  1. Bênh vực, đề cao người phụ nữ và thể hiện khát vọng về một tình yêu đôi lứa hạnh phúc, viên mãn.
  2. Bênh vực, đề cao người phụ nữ và đả kích thói đạo đức giả của bọn quan lại, vua chúa.
  3. Bàn về thế sự và đả kích thói đạo đức giả của bọn quan lại, vua chúa.
  4. Nói về chí nam nhi và bênh vực, đề cao người phụ nữ.

Câu 10: Bài thơ Đề đền Sầm Nghi Đống mang chủ đề gì?

  1. Khát vọng bình đẳng cho người phụ nữ trong xã hội.
  2. Nói về chí nam nhi.
  3. Khát vọng tình yêu đôi lứa.
  4. Đả kích thói đạo đức giả của bọn quan lại, vua chúa.

II. THÔNG HIỂU (05 CÂU)

Câu 1: Bài thơ có ý nghĩa gì?

  1. Bài thơ là tiếng cười trào phúng vừa sâu cay, vừa mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương dành cho một kẻ xâm lược, góp phần nâng cao tinh thần yêu nước trong mỗi người Việt Nam.
  2. Bài thơ thể hiện tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương.
  3. A, B đúng.
  4. Bài thơ thể hiện sự ca ngợi đối với vị Thái thú Sầm Nghi Đống.

Câu 2: Bài thơ thể hiện khát vọng gì của tác giả Hồ Xuân Hương?

  1. Khát khao có thể lập nên sự nghiệp anh hùng.
  2. Khát khao được sống bình đẳng.
  3. Khát khao phụ nữ cũng có thể tham gia vào việc chiến tranh.
  4. A, B đúng.

Câu 3: Hai câu thơ đầu thể hiện thái độ gì của Hồ Xuân Hương?

  1. Coi thường tên tướng giặc xâm lược thất bại.
  2. Tôn kính Sầm Nghi Đống.
  3. Căm giận tên Thái thú Sầm Nghi Đống/
  4. A, C đúng.

Câu 4: Hai câu thơ cuối đã bộc lộ điều gì trong quan niệm của nhà thơ về sự anh hùng?

  1. Người anh hùng có thể là con trai cũng có thể là phụ nữ.
  2. Người anh hùng phải làm nên sự nghiệp vẻ vang cho dân tộc.
  3. Người anh hùng cũng có lúc sẽ thất bại.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Câu cuối bài thơ là loại câu gì?

  1. Câu kể.
  2. Câu hỏi.
  3. Câu cảm.
  4. Câu khiến.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

  1. Hồng Hà nữ sĩ.
  2. Bà chúa thơ Nôm.
  3. Thi sĩ giai nhân.
  4. Nữ thi sĩ cá tính.

Câu 2: Tác phẩm nào sau đây không phải của Hồ Xuân Hương?

  1. Truyền kì tân phả.
  2. Tự tình.
  3. Bánh trôi nước.
  4. Vịnh cái quạt.

Câu 3: Vì sao Hồ Xuân Hương được xem là hiện tượng kì thú của văn học trung đại Việt Nam?

  1. Vì bà là số ít nhà thơ nữ của văn học trung đại Việt Nam.
  2. Vì bà là nhà thơ có cá tính mạnh mẽ bậc nhất trong văn học trung đại Việt Nam.
  3. Vì số lượng tác phẩm bà để lại là vô cùng đồ sộ.
  4. Vì bà đã tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà suy đồi, tha hóa.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất hạnh, đau đớn là vì quan niệm gì?

  1. Trọng nam khinh nữ.
  2. Trung quân ái quốc.
  3. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Câu ca dao nào sau đây nói đến số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

  1. Làm trai cho đáng nên trai/ Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.
  2. Làm trai cho đáng nên trai/ Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng.
  3. Chồng người đánh bắc dẹp nam/ Chồng em ngồi bếp giương cung bắn ruồi.
  4. Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 10 Đọc 2: Đề đền Sầm Nghi Đống

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay