Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Biệt ngữ xã hội là gì?

  1. Là từ ngữ chỉ được dùng ở một địa phương nhất định.
  2. Là từ ngữ được dùng ở tất cả các tầng lớp nhân dân.
  3. Là từ ngữ được dùng ở một tầng lớp xã hội nhất định.
  4. Là từ ngữ được dùng ở một vài địa phương nhất định.

Câu 2: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội, chúng ta cần chú ý điều gì?

  1. Không nên lạm dụng quá.
  2. Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng biệt ngữ xã hội cho phù hợp.
  3. Không phải từ nào đối tượng giao tiếp cũng có thể hiểu được biệt ngữ xã hội.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Khi sử dụng biệt ngữ xã hội trong giao tiếp, chúng ta cần phụ thuộc vào những nhân tố nào?

  1. Địa vị của đối tượng giao tiếp trong xã hội.
  2. Hoàn cảnh đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp.
  3. Nghề nghiệp và đơn vị công tác của đối tượng giao tiếp.
  4. Cách thức và mục đích giao tiếp.

Câu 4: Thành ngữ là gì?

  1. Là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  2. Là những câu đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân ta.
  3. Là những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

  1. Chủ ngữ.
  2. Vị ngữ.
  3. A, B đúng.
  4. Bổ ngữ.

Câu 6: Các từ ngữ hoàng thượng, hoàng hậu, phi tần, công chúa, hoàng tử thuộc loại nào trong các loại biệt ngữ dưới đây?

  1. Biệt ngữ của nhân dân lao động.
  2. Biệt ngữ của vua quan và những người trong hoàng tộc dưới chế độ phong kiến.
  3. Biệt ngữ của những người thượng lưu giàu có trong xã hội tư bản chủ nghĩa.
  4. Biệt ngữ của giai cấp chủ nô trong xã hội chiếm hữu nô lệ.

Câu 7: Các từ ngữ trượt vỏ chuối, trúng tủ, tủ đè là biệt ngữ của nhóm tầng lớp nào trong xã hội?

  1. Người trung niên.
  2. Người già.
  3. Giáo viên.
  4. Học sinh.

Câu 8: Câu nào sau đây là thành ngữ?

  1. Chân cứng đá mềm.
  2. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  3. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
  4. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Câu 9: Trong câu sau, thành ngữ giữ chức năng ngữ pháp gì?

Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ.

  1. Trạng ngữ.
  2. Bổ ngữ.
  3. Vị ngữ.
  4. Chủ ngữ.

Câu 10: Chỉ ra thành ngữ trong câu sau.

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

  1. Nước non lận đận.
  2. Lên thác xuống ghềnh.
  3. Thân cò lên thác xuống ghềnh.
  4. Không có thành ngữ nào.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Từ ngữ trẻ trâu trong giới trẻ có ý nghĩa gì?

  1. Con trâu nhỏ.
  2. Tầng lớp thanh thiếu niên ngông cuồng.
  3. Những bạn mới lớn khỏe khoắn.
  4. Con nghé có giá trị.

Câu 2: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

  1. Vắt cổ chày ra nước.
  2. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.
  3. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  4. Lanh chanh như hành không muối.

Câu 3: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi?

  1. Đeo nhạc cho mèo.
  2. Đẽo cày giữa đường.
  3. Ếch ngồi đáy giếng.
  4. Thầy bói xem voi.

Câu 4: Câu thành ngữ Cưỡi ngựa xem hoa có nghĩa là gì?

  1. Chỉ kẻ phản bội.
  2. Phải biết học tập mọi lúc mọi nơi.
  3. Chúng ta phải biết chọn bạn chơi, chọn nơi ở.
  4. Chỉ thái độ qua loa.

Câu 5: Trong bài thơ Bánh trôi nước của nhà thơ Hồ Xuân Hương, tác giả đã sử dụng câu thành ngữ nào?

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

  1. Thân em vừa trắng lại vừa tròn.
  2. Bảy nổi ba chìm.
  3. Em vẫn giữ tấm lòng son.
  4. Rắn nát mặc dầu.

Câu 6: Dòng nào sau đây đã giải thích đúng nhất nghĩa của thành ngữ đánh trống bỏ dùi?

  1. Xử lí một cách linh hoạt theo từng tình huống.
  2. Làm việc có trách nhiệm rõ ràng.
  3. Chỉ những con người nói một đằng, làm một nẻo.
  4. Ví thái độ làm việc không đến nơi đến chốn, xướng ra và hăng hái huy động mọi người làm, nhưng đến giữa chừng thì chính mình lại bỏ dở.

Câu 7: Dòng nào sau đây là những biệt ngữ được dùng trong tầng lớp học sinh, sinh viên?

  1. Trúng tủ, xơi trứng ngỗng, chém gió, phao, đội sổ.
  2. Hoàng đế, quả nhân, long nhan, băng hà, long thể.
  3. Bắt mồi, dính, luộc, nặng doa, nhẩu, sôi me.
  4. Chọi, choai, đột vòm, rụng, dạt vòm.

Câu 8: Câu thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa chỉ cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do?

  1. Bể cạn non mòn.
  2. Buôn thúng bán bưng.
  3. Cá chậu chim lồng.
  4. Hôi như cú mèo.

Câu 9: Câu thành ngữ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

  1. Ba chìm bảy nổi.
  2. Chia ngọt sẻ bùi.
  3. Bèo dạt mây trôi.
  4. Vững như bàn thạch.

Câu 10: Thành ngữ Thả con săn sắt bắt con cá sộp có nghĩa là gì?

  1. Hành động làm ra ít nhưng tiêu pha nhiều.
  2. Hành động bỏ mối lợi nhỏ để thu về mối lợi lớn.
  3. Sự may mắn rơi vào hoàn cảnh sung túc.
  4. Hành động bỏ cái thực để chạy theo cái ảo.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Thành ngữ khác tục ngữ ở điểm nào?

  1. Một bên là đơn vị lời nói, một bên là đơn vị tác phẩm.
  2. Trong cấu tạo từ có yếu tố “ngữ”.
  3. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  4. Do từ cấu tạo nên.

Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về nghĩa của thành ngữ?

  1. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…
  2. Nghĩa của thành ngữ biến đổi thông qua hệ thống ngữ nghĩa của một ngôn ngữ.
  3. Nghĩa của thành ngữ có tính chất tách biệt hoàn toàn so với nghĩa của từng từ trong thành ngữ.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 3: Thành ngữ nào đồng nghĩa với thành ngữ nói một đằng làm một nẻo?

  1. Của đi thay người.
  2. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
  3. Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
  4. Treo đầu dê bán thịt chó.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: X làm giám đốc ở một công ty mà hiện tại đang bị các cơ quan chức năng điều tra về nhiều vấn đề. X không muốn mình và những người thân tín bị kết tội nên đã lập âm mưu để cho Y, một nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, chịu tội thay.”

Trong tình huống trên, ta có thể dùng thành ngữ nào để mô tả về tình trạng của Y?

  1. Một nắng hai sương.
  2. Cây ngay không sợ chết đứng.
  3. Đứng mũi chịu sào.
  4. Ngu như chó.

Câu 2: Đâu không phải cặp thành ngữ đồng nghĩa trong các cặp sau?

  1. Mượn gió bẻ măng – Mượn gió đẩy thuyền.
  2. Ngang như cua – ngang tài ngang sức.
  3. Đâm bị thóc chọc bị gạo – Thọc gậy bánh xe.
  4. Ăn cháo đá bát – Ăn cây táo rào cây sung.

 

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay