Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 TH tiếng Việt: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; Câu khẳng định, câu phủ định

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9 TH tiếng Việt: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; Câu khẳng định, câu phủ định. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 9: ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

(25 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói?

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 2: Phân theo mục đích nói thì có những kiểu câu nào?

  1. Câu kể, câu hỏi, câu phủ định, câu cảm.
  2. Câu hỏi, câu khiến, câu kể, câu cảm.
  3. Câu cảm, câu khẳng định, câu khiến, câu hỏi.
  4. Câu khiến, câu kể, câu phủ định, câu cảm.

Câu 3: Thế nào là một câu hỏi?

  1. Trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp.
  2. Có dấu chấm hỏi kết thúc câu.
  3. A, B đúng.
  4. Kết thúc câu bằng dấu chấm.

Câu 4: Câu khiến là câu như thế nào?

  1. Hướng về một đối tượng cụ thể để đưa ra yêu cầu; có động từ chỉ điều đối tượng cần thực hiện; kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  2. Hướng về một đối tượng cụ thể đặt ra thắc mắc; có động từ để hỏi; kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  3. Nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm than.
  4. Kể về một hiện tượng, sự việc; kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu 5: Nêu khái niệm câu kể.

  1. Là câu trực tiếp nêu một thắc mắc nhờ giải đáp, kết thúc bằng dấu chấm.
  2. Là câu dùng để trần thuật về một hiện tượng, sự việc và kết thúc bằng dấu chấm.
  3. Là câu nêu cảm xúc của người viết, kết thúc bằng dấu chấm.
  4. Là câu đưa ra yêu cầu tới một đối tượng cụ thể, kết thúc bằng dấu chấm.

Câu 6: Câu cảm dùng để làm gì?

  1. Kể về một hiện tượng, sự việc.
  2. Đưa ra yêu cầu đối với một đối tượng cụ thể.
  3. Nêu ra thắc mắc nhờ giải đáp.
  4. Nêu cảm xúc của người viết.

Câu 7: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào dùng để nhận biết câu hỏi?

  1. Ai, gì, nào, tại sao.
  2. Ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi.
  3. Hãy, đừng, chớ, đi.
  4. Biết bao, xiết bao, biết chừng nào.

Câu 8: Câu khẳng định là câu như thế nào?

  1. Là câu dùng để phản bác một ý kiến, nhận định.
  2. Là câu nêu ra thắc mắc cần nhờ giải đáp.
  3. Là câu khẳng định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc,… trong câu.
  4. Là câu xác nhận không có tính chất hay quan hệ nào đó.

Câu 9: Câu phủ định là câu như thế nào?

  1. Là câu dùng để phản bác một ý kiến, nhận định.
  2. Là câu phủ nhân các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng, sự việc,… trong câu.
  3. Là câu xác nhận không có tính chất hay quan hệ nào đó.
  4. Là câu nêu ra thắc mắc cần nhờ giải đáp.

Câu 10: Những từ ngữ nào thường xuất hiện trong câu phủ định?

  1. Chẳng, chưa, không, chả.
  2. À, ơi, nhé, nhỉ.
  3. Gì, sao, nào, đâu.
  4. Đừng, hãy, chớ, nên.

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Câu nào dưới đây là câu khiến?

  1. U nó không được thế. (Ngô Tất Tố).
  2. Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? (Tô Hoài).
  3. Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi! (Tố Hữu).
  4. Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. (Ngô Tất Tố).

Câu 2: Câu sau là kiểu câu gì và có dấu hiệu nhận biết nào?

Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

(Mắt sói, Đa-ni-en Pen-nắc)

  1. Câu cảm vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  2. Câu khiến vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  3. Câu hỏi vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.
  4. Câu kể vì có từ đi và kết thúc câu bằng dấu chấm than.

Câu 3: Câu sau là kiểu câu gì và có ý nghĩa gì?

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

(Nhớ rừng, Thế Lữ)

  1. Câu khiến thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
  2. Câu hỏi thể hiện cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
  3. Câu kể về cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.
  4. Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc đau khổ, tuyệt vọng, bất lực của hổ khi nhớ về quá khứ vàng son.

Câu 4: Câu nào dưới đây là câu kể?

  1. Ôi tôi khổ quá mà!
  2. Tôi thấy tôi thật khổ.
  3. Tôi khổ quá mà phải không?
  4. Đừng than vãn nữa!

Câu 5: Câu nào dưới đây là câu kể?

  1. Thế thì con biết làm thế nào được!
  2. Thảm hại thay cho nó!
  3. Hôm nay, trời mưa rất to.
  4. Anh giúp em bê cái ghế vào trong phòng với ạ!

Câu 6: Câu nào sau đây không phải câu phủ định?

  1. Tôi không muốn tham gia vào hoạt động tập thể.
  2. Chú chó ấy chẳng những đáng yêu mà còn thông minh nữa.
  3. Loài hoa này không có mùi hương.
  4. Câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì.

Câu 7: Dấu hiệu nhận biết câu phủ định là gì?

  1. Câu có chứa những từ ngữ cảm thán.
  2. Câu sử dụng dấu chấm than để kết thúc câu.
  3. Câu có chứa những từ ngữ phủ định.
  4. Câu có ngữ điệu phủ định.

Câu 8: Câu nào sau đây là câu phủ định?

  1. A. Nhưng rốt cuộc không có ai nhận chữa.
  2. B. Tờ khải làm xong, chúa mới giao xuống cho các đình thần bàn bạc.
  3. C. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
  4. D. Quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều.

Câu 9: Đoạn văn sau có mấy câu kể?

          Tôi cũng hay nói những dự định của tôi. Ước muốn nhiều. Nhưng tôi cũng không rõ chọn cái gì là chủ yếu. Trở thành kĩ sư kiến trúc? Rất hay! Thuyết minh trong rạp chiếu bóng của thiếu nhi, lái xe gấu ở cảng, hay là hát trong đội đồng ca trên một công trường xây dựng…! Tất cả, đều là hạnh phúc. Tôi sẽ hăng say và sáng tạo, như những ngày này, trên cao điểm của chúng tôi, nơi ra đời những ước mơ và khao khát.

(Những ngôi sao xa xôi, Lê Minh Khuê)

  1. 5 câu.
  2. 6 câu.
  3. 4 câu.
  4. 3 câu.

Câu 10: Đoạn văn sau có mấy câu khiến?

          Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!

(Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái)

  1. Không có câu khiến nào.
  2. 1.
  3. 3
  4. 2.

III. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Dựa vào đâu để phân loại câu theo mục đích nói?

  1. Sự có mặt của những từ ngữ đặc thù, chuyên dùng đánh dấu mỗi kiểu câu.
  2. Dấu kết thúc câu khi câu được thể hiện bằng chữ viết.
  3. Nội dung biểu đạt của câu và ngữ cảnh xuất hiện câu.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Kiểu câu nào sau đây không phải phân loại theo mục đích nói?

  1. Câu kể.
  2. Câu cảm.
  3. Câu ghép.
  4. Câu hỏi.

Câu 3: Câu nào dưới đây là câu khẳng định?

  1. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận.
  2. Các quân đều nghiêm chỉnh đội mũ mà đi.
  3. Vừa đi vừa chè chén như thế, Xan-chô chẳng còn nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ và cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác.
  4. Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.

IV. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Đâu là trường hợp đặc biệt của câu khẳng định?

  1. Chứa từ ngữ phủ định.
  2. Có nhiều từ ngữ phủ định đi liền nhau.
  3. A, B đúng.
  4. Mang hình thức “phủ định của phủ định”.

Câu 2: Đâu là ví dụ cho hình thức “phủ định của phủ định” của câu khẳng định?

  1. Bác chưa hát vì chưa có người nghe.
  2. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng không ăn không từng ăn trong tết Trung thu.
  3. Nếu vật này có rơi vào tay quân Nguyên, chúng cũng không thể nào ngờ được rằng chiếc khóa bạc có liên quan gì đến vận nước đâu.
  4. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới.

 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 TH tiếng Việt: Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến; Câu khẳng định, câu phủ định

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay