Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 1
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Vở kịch đầu tay của Lưu Quang Vũ là tác phẩm nào?
A. Lời nói dối cuối cùng
B. Nàng Xi-ta
C. Lời thề thứ 9
D. Sống mãi tuổi 17
Câu 2. Câu nói “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống” thể hiện nét tính cách gì của người chủ nhà?
A. Tiết kiệm
B. Keo kiệt, bủn xỉn
C. Biết suy tính cho tương lai
D. Tất cả đáp án trên
Câu 3. Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi?”
A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
B. Hồi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
Câu 4. Trong bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, vì sao ông Giuốc-đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “đức ông là vừa phải”?
A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó
B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ
C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót
D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối
Câu 5. Điểm khác biệt trong tính cách của các nhân vật: Hy Lạc, Khiết, Lý trong bài Chúc thư là gì?
A. Khiết mưu mô, xảo quyệt hơn cả Hy Lạc và Lý: thể hiện qua việc tự mình cho mình một phần tài sản của cụ Di Lung
B. Lý và Hy Lạc đểu giả: thể hiện qua việc miệng thì nói những lời nhân nghĩa nhưng trong lòng thì ngược lại hoàn toàn
C. Hy Lạc lúc đầu tỏ vẻ quý mến Khiết nhưng khi thấy Khiết làm quá thì trở mặt ngay
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Tác giả cho rằng một nụ cười tươi có tác dụng gì?
A. Giúp chúng ta có thể ra đi thanh thản lúc cuối đời.
B. Ngay lập tức chuyển đổi trạng thái tinh thần từ căm hận sang yêu mến.
C. Dễ dàng tạo cảm giác và không khí thân thiện giữa mọi người, kéo những điều tốt đẹp, tươi sáng đến gần ta hơn
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Nghĩa hàm ẩn của câu là:
A. Những điều hài hước, gây cười mà người viết (nói) ngầm thể hiển
B. Nội dung cho thấy giá trị thật sự của vấn đề được đề cập trong câu
C. Nội dung thông báo được suy ra từ nghĩa tường minh và từ ngữ cảnh
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
A. Khi hưởng thụ thành quả nhất định, cần biết ơn người tạo ra thành quả đó
B. Muốn hưởng thụ thành quả thì phải tự thân vận động, không thể trông chờ vào người khác.
C. Nếu một người đưa bạn đến với thành công thì bạn phải có trách nhiệm chia tiền cho họ.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Đoạn sau được trích từ “Làng” (Kim Lân).
- Này, thầy nó ạ.
Ông Hai nằm rũ ra ở trên giường không nói gì.
- Thầy nó ngủ rồi à?
- Gì?
Ông lão khẽ nhúc nhích.
- Tôi thấy người ta đồn...
Ông lão gắt lên:
- Biết rồi!
Bà Hai nín bặt. Gian nhà lặng đi, hiu hắt.
Câu gạch chân có ẩn ý không?
A. Có. Bà vợ muốn nói một thứ gì đó vòng vo để xem ý của ông nhà thế nào.
B. Có. Bà vợ muốn biết ông nhà có đi ngoại tình hay không.
C. Không. Bà vợ chỉ muốn nói chuyện thông thường.
D. Cả A và B.
Câu 10: Trong truyện “Vắt cổ chày ra nước”, người đầy tớ nói gì khi người chủ nói “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống.”?
A. Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước!
B. Trời nóng vận khố tải thì ngốt lắm.
C. Con không thể vận chuyển hàng hoá được.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 11: Trong truyện “May không đi giày”, ông hà tiện đi gì ra chợ?
A. Đi giày
B. Đi dép
C. Đi chân không
D. Đi ủng
Câu 12: Truyện “Khoe của” còn được biết đến với cái tên gì?
A. Lợn cưới, áo mới
B. Khoe khoang
C. Tiếu lâm xứ Bắc
D. Hai chàng trai
Câu 13: Trong truyện “Khoe của”, khi trả lời câu hỏi của anh đi tìm lợn, nếu không nói thừa thì ta chỉ cần trả lời như thế nào?
A. Tôi chỉ biết cái áo của tôi là mới và đẹp thôi.
B. Tôi không biết con lợn hình thù như thế nào.
C. Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.
D. Tôi giết con lợn đó rồi.
Câu 14: Trong bài Loại vi trùng quý hiếm, sau khi vị giáo sư cúi mình bên kính hiển vi thì ngài làm gì?
A. Nở nụ cười.
B. Lấy mấy quyển sách dày cộm trên giá xuống, mở và đọc.
C. Ra lệnh triệu tập tất cả đồng nghiệp và sinh viên đến.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 15: Trong bài Loại vi trùng quý hiếm, thứ mà giáo sư công bố với mọi người là gì?
A. Một căn bệnh lạ chưa từng có
B. Một loại vi trùng quý hiếm, độc đáo vô song
C. Một cách chữa bệnh dân gian hữu ích
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................