Phiếu trắc nghiệm sinh học 9 kết nối Bài 45: di truyền liên kết

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 45: di truyền liên kết. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

BÀI 45: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1:Di truyền liên kết là

  1. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gene trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào.
  2. hiện tượng nhóm gene được di truyền cùng nhau, quy định một tính trạng.
  3. hiện tượng nhiều gene không allele cùng nằm trên 1 NST.
  4. hiện tượng nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gene trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết?

  1. Các gene có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau.
  2. Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gene.
  3. Chỉ có một cặp NST giới tính.
  4. Số lượng NST khác nhau tuỳ từng loài.

Câu 3: Nhóm gene liên kết là

  1. các gene nằm trên cùng 1 NST.
  2. các gene nằm trên cùng 1 cặp NST.
  3. các gene nằm trên cùng các cặp NST.
  4. các gene nằm trên cùng chromatid.

Câu 4: Hai cặp allele cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn. Số kiểu gene dị hợp về 1 cặp gene là

  1.    
  2.    
  3.    
  4. 5.

Câu 5: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Morgan đã

  1. cho các con lai F1của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh cụt giao phối với nhau.
  2. lai phân tích ruồi cái F1mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
  3. lai phân tích ruồi đực F1mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.
  4. lai hai dòng ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài với mình đen, cánh cụt.

Câu 6: Morgan theo dõi sự di truyền của hai cặp tính trạng về

  1. màu hạt và hình dạng vỏ hạt.
  2. hình dạng và vị của quả.
  3. màu sắc của thân và độ dài của cánh.
  4. màu hoa và kích thước của cánh hoa.

Câu 7: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là

  1. sự không phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân.
  2. các gene trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau.
  3. sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng.
  4. các gene trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào.

Câu 8: Hiện tượng các gene quy định các tính trạng cùng nằm trên một NST có xu hướng di truyền cùng nhau trong quá trình giảm phân gọi là

  1. Quy luật phân li.
  2. Quy luật phân li độc lập.
  3. Di truyền liên kết.
  4. Di truyền hoán vị.

Câu 9: Kết quả về mặt di truyền của liên kết gene là

  1. làm tăng biến dị tổ hợp.
  2. làm phong phú, đa dạng ở sinh vật.
  3. làm hạn chế xuất hiện biến tổ hợp.
  4. làm tăng xuất hiện kiểu gene nhưng hạn chế kiểu hình.

Câu 10: Di truyền liên kết là hiện tượng

  1. một nhóm tính trạng di truyền cùng nhau.
  2. một nhóm tính trạng tốt luôn di truyền cùng nhau.
  3. các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
  4. một tính trạng không được di truyền.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây đúng với hiện tượng di truyền liên kết hoàn toàn?

  1. Các cặp gene quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
  2. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp, rất đa dạng và phong phú.
  3. Luôn tạo ra các nhóm gene liên kết quý mới.
  4. Làm hạn chế sự xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của ruồi giấm?

  1. Bộ nhiễm sắc thể có ít nhiễm sắc thể.
  2. Dễ nuôi và dễ tiến hành thí nghiệm.
  3. Ít biến dị và các biến dị khó quan sát.
  4. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều.

Câu 13: Phép lai nào sau đây được xem là phép lai phân tích ở ruồi giấm?

  1. Thân xám, cánh dài × Thân xám, cánh dài.
  2. Thân xám, cánh ngắn × Thân đen, cánh ngắn.
  3. Thân xám, cánh ngắn × Thân đen, cánh dài.
  4. Thân xám, cánh dài × Thân đen, cánh ngắn.

Câu 14: Hiện tượng di truyền liên kết đã được phát hiện bởi

  1. Mendel.
  2. Morgan.
  3. Dacuyn.
  4. Vavilop.

Câu 15: Morgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình?

  1. Đậu Hà Lan.
  2. Chuột bạch.
  3. Tinh tinh.
  4. Ruồi giấm.

2. THÔNG HIỂU (8CÂU)

Câu 1: Ruồi giấm đực có kiểu gene Bv/bv (di truyền liên kết) cho mấy loại giao tử?

  1. 2 loại: BV, bv.
  2. 4 loại: BV,Bv,bV,bv.
  3. 2 loại: Bb,Vv.
  4. Không cho giao tử nào.

Câu 2Bằng chứng của sự liên kết gene là

  1. hai gene không allele cùng tồn tại trong một giao tử.
  2. hai gene trong đó mỗi gene liên quan đến một kiểu hình đặc trưng.
  3. hai gene không allele trên một NST phân ly cùng nhau trong giảm phân.
  4. hai cặp gene không allele cùng ảnh hưởng đến một tính trạng..

Câu 3: Hiện tượng di truyền liên kết là do

  1. Các cặp gene qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
  2. Các cặp gene qui định các cặp tính trạng nằm trên cung một cặp NST.
  3. Các gene phân li độc lập trong giảm phân.
  4. Các gene tự do tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 4:  Điều nào sau đây không đúng với nhóm gene liên kết?

  1. Các gene nằm trên một NST tạo thành nhóm gene liên kết.
  2. Số nhóm gene liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
  3. Số nhóm gene liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
  4. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gene liên kết.

Câu 5: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình: 

  1. đều có thân xám, cánh dài.
  2. đều có thân đen, cánh ngắn.
  3. thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.
  4. thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài.

Câu 6: Tại sao có thể quan sát nhiễm sắc thể rõ nhất tại kì giữa của nguyên phân?

  1. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn cực đại.
  2. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại.
  3. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi tạo thành nhiễm sắc kép.
  4. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li về hai cực của tế bào.

Câu 7: Hiện tượng nhiều gene cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên

  1. Nhóm gene liên kết.
  2. Cặp NST tương đồng.
  3. Cặp gene tương phản.
  4. Nhóm gene độc lập.

Câu 8: Loài ngô có bộ NST lưỡng bội 2n=20. Loài này có bao nhiêu nhóm gene liên kết?

3. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 50% quả vàng, nhăn : 50% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả trơn, b: quả nhăn.

  1. AB/ab x AB/ab.
  2. AB/ab x ab/ab.
  3. Ab/aB x Ab/ab.
  4. Ab/aB x ab/ab.

Câu 2: Phép lai nào sau đây cho kết quả phân li kiểu hình 25% quả vàng, nhăn : 50% quả vàng, trơn : 25% quả xanh, trơn. Biết A: quả đỏ, a: quả vàng. B: quả trơn, b: quả nhăn?

  1. Ab/aB x Ab/aB.
  2. Ab/aB x AB/ab.
  3. Ab/aB x aB/ab.
  4. Ab/aB x ab/ab.

Câu 3: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt F1 toàn thân xám cánh dài. Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ ?

  1. 4 xám, dài : 1 đen, cụt.
  2. 3 xám, dài : 1 đen, cụt.
  3. 2 xám, dài : 1 đen, cụt.
  4. 1 xám, dài : 1 đen, cụt.

Câu 4: Khi cho ruồi giám F1 có thân xám, cánh dài giao phối với nhau, ta thu được kiểu hình ở F2

  1. 3 thân xám, cánh dài:1 thân đen cánh ngắn.
  2. 1 thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh ngắn.
  3. 3 thân xám, cánh ngắn: 1thân đen, cánh dài.
  4. 1 thân xám, cánh ngắn: 1 thân đen, cánh dài.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 45: Di truyền liên kết

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay