Phiếu trắc nghiệm sinh học 9 kết nối Bài 47: di truyền học với con người
Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 47: di truyền học với con người. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
BÀI 47: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Dựa trên cơ sở sinh học, tại sao pháp luật nghiêm cấm kết hôn trong phạm vi 3 đời?
- Ảnh hưởng đến chất lượng dân số.
- Làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp.
- Tăng áp lực và chí phí xã hội.
- Gây mất cân bằng sinh thái.
Câu 2: Luật Hôn nhân và gia đình của nước ta qui định cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi:
- 5 đời.
- 4 đời.
- 3 đời.
- 2 đời.
Câu 3: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?
- Mất đoạn đầu trên NST số 21.
- Lặp đoạn giữa trên NST số 23.
- Đảo đoạn trên NST giới tính X.
- Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23.
Câu 4: Bệnh di truyền xảy ra do đột biến gene là
- bệnh máu không đông và bệnh down.
- bệnh down và bệnh bạch tạng.
- bệnh máu không đông và bệnh bạch tạng.
- bệnh turner và bệnh down.
Câu 5: Hội chứng down ở người là dạng đột biến
- dị bội xảy ra trên cặp NST thường.
- đa bội xảy ra trên cặp NST thường.
- dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính.
- đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính.
Câu 6: Người bị hội chứng down có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng bằng
- 46 chiếc.
- 47 chiếc.
- 45 chiếc.
- 44 chiếc.
Câu 7: Câu nào dưới đây có nội dung đúng?
- Bệnh down chỉ xảy ra ở trẻ nam.
- Bệnh down chỉ xảy ra ở trẻ nữ.
- Bệnh down có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
- Bệnh down chỉ có ở người lớn.
Câu 8: Bệnh turner là một dạng bệnh
- chỉ xuất hiện ở nữ.
- chỉ xuất hiện ở nam.
- có thể xảy ra ở cả nam và nữ.
- không xảy ra ở trẻ con, chỉ xảy ra ở người lớn.
Câu 9: Bệnh turner là một dạng đột biến làm thay đổi về
- số lượng NST theo hướng tăng lên.
- cấu trúc NST.
- số lượng NST theo hướng giảm đi.
- cấu trúc của gene.
Câu 10: Trong tế bào sinh dưỡng của người bệnh nhân turner có hiện tượng
- thừa 1 NST số 21.
- thiếu 1 NST số 21.
- thừa 1 NST giới tính X.
- thiếu 1 NST giới tính X.
Câu 11: Hậu quả xảy ra ở bệnh nhân turner là
- các bộ phận trên cơ thể phát triển bình thường.
- thường có con bình thường.
- thường chết sớm và mất trí nhớ.
- có khả năng hoạt động tình dục bình thường.
Câu 12: Biểu hiện ở bệnh bạch tạng là
- thường bị mất trí nhớ.
- rối loạn hoạt động sinh dục và không có con.
- thường bị chết sớm.
- da, tóc có màu trắng do cơ thể thiếu sắc tố.
Câu 13: Bệnh câm điếc bẩm sinh là bệnh do
- đột biến gene lặn trên NST thường.
- đột biến gene trội trên NST thường.
- đột biến gene lặn trên NST giới tính.
- đột biến gene trội trên NST giới tính.
Câu 14: Bệnh down có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng
- có 3 NST ở cặp số 12.
- có 1 NST ở cặp số 12.
- có 3 NST ở cặp số 21.
- có 3 NST ở cặp giới tính.
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây có nội dung đúng?
- Trẻ bị bệnh down có nguyên nhân là bố.
- Trẻ bị bệnh bạch tạng có nguyên nhân là do mẹ.
- Trẻ sơ sinh bị bệnh down có tỉ lệ tăng theo theo độ tuổi sinh để của mẹ.
- Trẻ sơ sinh dễ bị bệnh di truyền khi mẹ sinh đẻ ở độ tuổi từ 20 -24.
2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)
Câu 1: Vì sao phụ nữ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh down cao hơn người bình thường?
- Tế bào sinh trứng bị lão hoá, quá trình sinh lí sinh hóa nội bào bị rối loạn.
- Ảnh hưởng của tâm sinh lý.
- Vật chất di truyền bị biến đổi.
- Khả năng thụ tinh thấp.
Câu 2: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường làm gia tăng tỉ lệ người mắc các bệnh, tật di truyền là
- khói thải từ các khu công nghiệp.
- sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra.
- các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
- nguồn lây lan các dịch bệnh.
Câu 3: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận gì?
- Cả bố và mẹ đều mang gene bệnh.
- Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.
- Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.
- Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.
Câu 4: Ô nhiễm môi trường gây hậu quả gì đến sức khoẻ con người?
- Gây ung thư máu, các khối u.
- Làm mất cân bằng sinh thái.
- Làm tăng tỉ lệ người mắc bệnh, tật di truyền.
- Tăng tần số đột biến NST.
- Tiêu diệt các loài sinh vật.
- 1 và 2.
- 1 và 3.
- 1, 3 và 4.
- 3 và 4.
Câu 5: Hôn phối gần (kết hôn gần giữa những người có quan hệ huyết thống) làm suy thoái nòi giống vì
- làm thay đổi kiểu gene vốn có của loài.
- tạo nên tính đa dạng về kiểu hình.
- tạo ra khả năng sinh nhiều con dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng.
- dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền.
Câu 6: Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ...
- là những tính trạng lặn.
- được di truyền theo gene đột biến trội.
- được quy định theo gene đột biến lặn.
- là những tính trạng đa gene.
Câu 7: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các
- đột biến NST.
- đột biến gene.
- biến dị tổ hợp.
- biến dị di truyền.
Câu 8: Cha mẹ bình thường sinh một đứa con gái câm điếc bẩm sinh. Giải thích nào có khả năng xảy ra nhất trong trường hợp này?
- Vì bố mẹ mang kiểu gen dị hợp Aa.
- Vì ông nội bị câm diếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
- Vì ông ngoại bị câm điếc bẩm sinh di truyền cho cháu.
- Do các tác nhân gây đột biến.
Câu 9: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?
- Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gene, thuộc về bệnh di truyền phân tử.
- Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.
- Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gene gây nên.
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Nếu bố và mẹ có kiểu hình bình thường nhưng đều có mang gene gây bệnh câm điếc bẩm sinh thì xác suất sinh con mắc bệnh nói trên là:
- 25%.
- 50%.
- 75%.
- 100%.
Câu 2: Cho một số hội chứng, bệnh, tật sau:
- Hội chứng down
- Bệnh câm điếc bẩm sinh
- Bệnh bạch tạng
- Hở khe môi, hàm
- Dính hoặc thừa ngón tay
- Hội chứng turner
Số bệnh tật có thể khắc phục được nhờ tạo hình và thẩm mĩ là
Câu 3: Cho các tác nhân sau:
- Chất phóng xạ
- Tia UV
- Hóa chất công nghiệp
- Nước mưa
- Thuốc bảo vệ thực vật
- Hoa quả chứa nhiều vitamin C
- Thuốc diệt cỏ hóa học
Số tác nhân hàng đầu gây đột biến NST là
Câu 4: Đâu không phải nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chí “ Không lựa chọn giới tính cho thai nhi”?
- Mất cân bằng và kì thị giới tính.
- Tăng tỉ lệ phá thai.
- Giảm sức khỏe phụ nữ.
- Phá bỏ quan niệm trọng nam khinh nữ.
Câu 5: Cho hình ảnh sau:
Nguyên nhân dẫn đến bệnh có biểu hiện trong hình ảnh trên là gì ?
- Thiếu một NST giới tính X hoặc đột biến mất đoạn trên NST X.
- Đột biến chuyển đoạn NST số 21 hoặc đột biến gene.
- Đột biến gene tổng hợp melanin.
- Đột biến gene lặn trên NST thường hoặc NST X.
4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 47: Di truyền học với con người