Phiếu trắc nghiệm sinh học 9 kết nối Bài 42: nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 42: nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

BÀI 42: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Nhiễm sắc thể là gì?

  1. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào.
  2. NST là cấu trúc nằm trong nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
  3. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào, dễ bắt màu khi được nhuộm bằng dung dịch thuốc nhuộm mang tính kiềm.
  4. NST là cấu trúc nằm ngoài nhân tế bào.

Câu 2: Trong cặp NST tương đồng, 2 NST có nguồn gốc từ đâu?

  1. Từ bố.
  2. Từ mẹ
  3. Một từ bố, một từ mẹ.
  4. Không có nguồn gốc.

Câu 3: Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là

  1. Nhiễm sắc thể.
  2. Nucleic acid
  3. Nucleotide.
  4. Ribosome.

Câu 4: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kì nào của phân chia tế bào?

  1. Kì đầu.
  2. Kì giữa.
  3. Kì sau.
  4. Kì cuối.

Câu 5: Thành phần hoá học chủ yếu của NST là

  1. Protein và sợi nhiễm sắc.
  2. Protein histon và nucleic acid.
  3. C. Protein và DNA.
  4. Protein albumin và nucleic acid.

Câu 6: Một NST có dạng điển hình gồm các thành phần

  1. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.
  2. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản.
  3. Tâm động, cromatit, thể kèm, eo thứ nhất, eo thứ hai.
  4. Tâm động, cromatit, eo thứ nhất, eo thứ hai, sợi cơ bản, sợi nhiễm sắc.

Câu 7: Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành

  1. từng cặp tương đồng (giống nhay về hình thái, kích thước).
  2. từng cặp không tương đồng.
  3. từng chiếc riêng rẽ.
  4. từng nhóm.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải là tính đặc trưng của bộ NST?

  1. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
  2. Hình thái và kích thước NST.
  3. Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng và trong giao tử.
  4. Sự nhân đôi, phân li, tổ hợp.

Câu 9:  Tâm động là gì?

  1. Tâm động là nơi chia NST thành 2 cánh.
  2. Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.
  3. Tâm động là nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.
  4. Tâm động là điểm dính NST với protein histone.

Câu 10: Loại tế bào nào sau đây không mang cặp NST tương đồng?

  1. Tế bào sinh dưỡng của ong đực.
  2. Trong các tế bào đa bội và trong tế bào của thể song nhị bội.
  3. Tế bào hợp tử.
  4. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục có 2n.

Câu 11: Tính chất đặc trưng của NST là gì? 

  1. NST biến đổi qua các kì của quá trình phân bào
  2. Bộ NST đặc trưng được duy trì ổn định qua các thế hệ
  3. Tế bào của mỗi loài sinh vật có một bô NST đặc trưng ( với số lượng và hình thái xác định)
  4. NST không có tính chất đặc trưng.

Câu 12: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Chromatid chính là NST đơn.
  2. Trong phân bào, có bao nhiêu NST, sẽ có bấy nhiêu tơ vô sắc được hình thành.
  3. Ở kì giữa quá trình phân bào, mỗi NST đều có dạng kép và giữa hai chromatid đính nhau tại tâm động.
  4. Mỗi NST ở trạng thái kép hay đơn đều chỉ có một tâm động.

Câu 13:  Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi

  1. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
  2. số lượng, hình thái NST.
  3. số lượng, cấu trúc NST.
  4. số lượng không đổi.

Câu 14: Một khả năng của NST đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là

  1. biến đổi hình dạng.
  2. tự nhân đôi.
  3. trao đổi chất.
  4. co, duỗi trong phân bào.

Câu 15: Dạng NST chỉ chứa một sợi nhiễm sắc là NST dạng

  1. Đơn.
  2. Kép.
  3. Đơn bội.
  4. Lưỡng bội.

2. THÔNG HIỂU (9 CÂU)

Câu 1: Trong quá trình phân bào, NST được quan sát rõ nhất dưới kính hiển vi ở kì nào, vì sao?

  1. Kì giữa, vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.
  2. Kì sau, vì lúc này NST phân ly nên quan sát được rõ hơn các kì sau.
  3. Kì trung gian, vì lúc này ADN đã tự nhân đôi xong.
  4. Kì trước vì lúc này NST đóng xoắn tối đa.

.Câu 2: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi các yếu tố nào?

  1. Số lượng, hình dạng, cấu trúc NST.
  2. Số lượng, hình thái NST.
  3. Số lượng, cấu trúc NST.
  4. Số lượng không đổi.

Câu 3: Chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau:

  1. Hợp tử có bộ NST lưỡng bội.
  2. Tế bào sinh dưỡng có bộ NST lưỡng bội.
  3. Giao tử có bộ NST lưỡng bội.
  4. Trong thụ tinh, các giao tử có bộ NST đơn bội (n) kết hợp với nhau tạo ra hợp tử có bộ NST lưỡng bội (2n).

Câu 4: Trong các mức cấu trúc siêu vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực sợi nhiễm sắc có đường kính là.

  1. 300 nm.
  2. 30 nm.
  3. 11 nm.
  4. 700 nm.

Câu 5:  Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

  1. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.
  2. Trên nhiễm sắc thẻ có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.
  3. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.
  4. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ RNA và protein loại histone.

Câu 6: Cho các cấu trúc sau:

  • Chromatid
  • Sợi cơ bản
  • DNA xoắn kép
  • Sợi nhiễm sắc thể
  • Vùng xếp cuộn
  • NST ở kì giữa
  • Nucleosome

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

  1. (3) - (7) - (2) - (4) - (5) - (1) - (6).
  2. (3) - (1) - (2) - (4) - (5) - (7) - (6).
  3. (2) - (7) - (3) - (4) - (5) - (1) - (6).
  4. (6) - (7) - (2) - (4) - (5) - (1) - (3).

Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của NST

  1. là những điểm mà tại đó phan tử DNA bắt đầu được nhân đôi.
  2. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đỏi chéo trong giảm phân.
  3. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
  4. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về hai cực của tế bào.

Câu 8: Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự

  1. Phân tử DNA → sợi cơ bản → nucleosome → sợi nhiễm sắc → chromatid.
  2. Phân tử DNA → nucleosome → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → chromatid.
  3. Phân tử DNA → nucleosome → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → chromatid.
  4. Phân tử DNA → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → nucleosome → chromatid.

Câu 9: Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn DNA chứa 146 cặp nucleotide quấn quanh 8 phân tử histone 1 3/4 của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là?

  1. Sợi cơ bản.
  2. Sợi nhiễm sắc.

3. VẬN DỤNG (3 CÂU)

Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng, do đó số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ lưỡng bội.
  2. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
  3. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.
  4. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lượng không bằng nhau.
  5. Trong tế bào sinh dục chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng.
  6. 1, 2, 3 và 5.
  7. 2, 3 và 5.
  8. 3 và 4.
  9. 2,3 và 4.

Câu 2: Chọn câu đúng trong số các câu sau:

  1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
  2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.
  3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.
  4. NST là sợ ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.

Số phương án đúng là:

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

=> Giáo án KHTN 9 kết nối bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay