Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
ÔN TẬP BÀI 2
KHÚC NHẠC TÂM HỒN
Câu 1: Biện pháp tu từ có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung một cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng.
Câu 2: Nhân hóa là gì?
Trả lời:
Nhân hóa là gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, … bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, … trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Câu 3: Nêu ví dụ về biện pháp nhân hóa và giải thích.
Trả lời:
Trâu ơi, ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.
Trâu được xưng hô như với người: “Trâu ơi”: Trò chuyện, xưng hô với trâu như với người.
Câu 4: Phân tích đoạn thơ sau đây:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)
Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?
Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
-
Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”
Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.
-
Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.
Câu 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con
(Mèo con đi học – Phạn Thị Vàng Anh)
-
Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào?
-
Con vật đó đã được nhân hóa bằng cách nào?
-
Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?
Trả lời:
-
Bài thơ đã nhân hóa chú mèo
-
Chú mèo được nhân hóa bằng cách gán cho chú những hoạt động của con người. Chú ta cũng phải đi học và sửa soạn, mang theo bút chì, bánh mì giống như các bạn nhỏ khác
-
Tác dụng: giúp hình ảnh chú mèo trở nên sinh động, đáng yêu hơn, giúp cho bài thơ trở nên hấp dẫn và thú vị hơn
Câu 6: Các em hãy đọc đoạn văn sau:
“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
– Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”
(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)
Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?
Trả lời:
Trong đoạn văn trên, những sự vật được so sánh là: “Dấu Chấm”, “mấy dấu câu”, “bác chữ A”.
Những sự vật đó được xưng hô y như con người. Thậm chí, chúng còn có thể suy nghĩ, hoạt động và trò chuyện giống y hệt con người vậy.
Câu 7: Em hãy viết một đoạn văn tự do ngắn, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa:
Trả lời:
Ông ngoại em có một khu vườn nhỏ, ở đó có rất nhiều loại hoa khác nhau. Bông hoa hồng quyến rũ, bông hoa cúc dịu dàng, bông hoa ly thơm ngát. Trong số đó thì em thích nhất hoa hồng vì chúng yêu kiều như những nàng công chúa vậy.
Câu 8: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm
Trả lời:
Qua đoạn trích Trở gió, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.
Câu 9: Tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào khi mùa gió chướng về.
Trả lời:
Tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang của nhân vật “tôi”:
+ Vừa mừng vừa bực
+ Chờ đợi hàng năm, nhưng đứng trước sân lại thấy “buồn muốn chết” vì bàn tay vẫn trắng, sắp già thêm một tuổi.
→ Cảm thấy chưa làm được gì mà một năm đã sắp trôi qua, một cảm giác mất mát không rõ ràng
+Tự thôi thúc bản thân cần sống vội vã hơn
→ Tâm trạng vừa buồn vừa vui, vừa mong ngóng lại vừa lo lắng không làm cho tình cảm và suy nghĩ của tác giả về mùa gió chướng thay đổi.
Câu 10: Liệt kê những hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng. Nêu nhận xét của em về các hình ảnh đó.
Trả lời:
- Nhiều hình ảnh về quê hương gắn liền với gió chướng: nùn rơm, giống bạc hà, con nước bờ sông, hình ảnh người mẹ tất tảo, buồng cau, tiếng chày quết bánh phồng thâm u trong rặng dừa nước…
→ Tất cả những hình ảnh quen thuộc, những kí ức, kỉ niệm quý giá không thể quên trong lòng tác giả gắn liền với quê hương vào thời gian gió chướng về mỗi năm
→ Chính những kí ức bình dị của tác giả lại là thứ có thể giết chết chính mình trong nỗi nhớ quê hương, bởi nó đã in sâu vào tiềm thức của tác giả cùng tình cảm sâu nặng mà tác giả dành cho những mùa gió chướng, quê hương và gia đình.
Câu 11: Câu cuối cùng của văn bản Trở gió gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Câu cuối cùng của văn bản khiến em nhận thấy tác giả có mối tình sâu nặng với quê hương. Dù có sống giữa cuộc sống hiện đại, có siêu thị đầy ắp dưa hấu, dưa kiệu, dưa hành… thì tác giả vẫn luôn hướng về quê hương, luôn mong ngóng và chờ đợi gió chướng.
Câu 12: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió
Trả lời:
Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết thân.
Câu 13: Vì sao trong văn bản Trở gió, tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch”?
Trả lời:
Tác giả khẳng định “mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch” vì: gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới, hi vọng rực lên theo màu lúa…Liếp mía đặt từ hồi tháng Hai, tháng Ba, đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu. Vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…Còn dưa hấu nữa, ui chao…
Câu 14: Hãy chỉ ra những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về trong văn bản Trở gió. Theo em, lí do nào khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng?
Trả lời:
- Những biểu hiện của tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang” ở nhân vật “tôi” khi gió chướng về là:
+ Vừa mừng vừa bực.
+ Vương vấn những nỗi buồn khó tả.
+ Lo sợ khi nghĩ về sự chảy trôi của thời gian.
+ Khẩn trương trong tất cả những hành động của mình.
- Lý do khiến nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi gió chướng:
+ Khi gió về, lũ con nít nhảy cà tưng, mừng vì sắp được quần áo mới.
+ Gió chướng về đồng nghĩa với gió Tết
Câu 15: Mùi xôi đã khiến cho tác giá/ nhân vật nhớ đến ai? Vì sao?
Trả lời:
- Mùi xôi khiến tác giả - nhân vật con nhớ đến mẹ:
+ Thắc mắc mẹ ở đâu lúc này
+ Nhớ hình ảnh mẹ nhặt lá, đun bếp, thổi xôi
+ Cảm giác hương thơm lan tỏa đến tận bước chân người lính
- Vì: Nỗi nhớ mẹ, nhớ xôi nếp mẹ nấu của người lính đã lớn đến mức chỉ cần ngửi thấy mùi hương lá cơm nếp, những làn khói trắng ban chiều mà tác giả đã hình dung được hình ảnh của mẹ cùng những kí ức tươi đẹp ấu thơ.
Câu 16: Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước được thể hiện như thế nào?
Trả lời:
Chàng trai đã thể hiện tình cảm của mình khi nhớ mùi xôi mẹ vẫn hay làm, nhớ những ngày tháng còn đi trên con đường quê hòa bình. Nhờ mùi vị xôi cũng có thể hiểu mùi vị xôi còn là mùi vị của quê hương đất nước, chàng trai nhớ nhung chia đều nỗi thương của mình cho cả đất nước và mẹ.
Câu 17: Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh và chỉ rõ.
Trả lời:
Sắp đến kì thi tuyển chọn học sinh giỏi, em và Lan cùng nhau ôn tập. Lan hay than thở: "Bài tập và kiến thức ngập mặt!". Em biết Lan đã rất cố gắng và bạn cũng đang cảm thấy lo lắng, áp lực. Em vẫn thường an ủi, động viên Lan rằng bạn là người học giỏi và vượt qua được mọi thách thức. Đến ngày thi tuyển chọn, sau khi làm bài xong, mặt của em và Lan đều tươi cười rạng rỡ. Kết quả kì thi thực sự ngọt ngào cho những công sức của chúng em.
- Biện pháp tu từ nói quá: "Bài tập và kiến thức ngập mặt!".
Câu 18: Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng từ đồng âm và chỉ rõ.
Trả lời:
Tôi và Hoa là bạn thân của nhau. Mặc dù hai đứa chơi thân với nhau nhưng chúng tôi mỗi người một tính cách, sở thích khác nhau. Tôi không có giọng hát hay như Hoa. Hoa hát hay lắm. Mỗi lần nó hát đều khiến mọi người trò khen ngợi. Để có giọng hát hay như thế, nó đều hay hát mỗi ngày. Chính sự chăm chỉ rèn luyện mà kì thi văn nghệ cấp thành phố vừa qua. Kể cũng lạ, rõ chơi thân với nhau nhưng tôi chẳng thể hát hay như nó. Cái giọng cứ ồm ồm như vịt đực chẳng thể trong trẻo hát hay được như nó cả. Nó vẫn hay trêu tôi bởi cái giọng nói này, và nhiều khi còn bắt tôi luyện giọng với cả nó. Mặc dù nó hay trêu chọc tôi, tính tình, sở thích chúng tôi có khác nhau nhưng chúng tôi mãi là bạn tốt của nhau.
Từ đồng âm: hát hay (Hoa hát hay lắm) chỉ lời khen còn hát ( nó đều hay hát mỗi ngày) chỉ việc làm thường xuyên
Câu 19: Tìm những câu thơ chứng tỏ người lính còn trẻ về cả độ tuổi lẫn tâm hồn.
Trả lời:
Các câu thơ:
+ Chưa một lần yêu
+ Chưa từng uống cà phê
+ Vẫn mê thả diều
→ Người lính vẫn còn trẻ cả độ tuổi và tâm hồn, tuổi xuân vẫn còn nhiều ấp ủ, dang dở chưa thực hiện.
Câu 20: Tác giả đã miêu tả sự hi sinh, nằm xuống của người lính như thế nào?
Trả lời:
- Hình ảnh người lính nằm xuống, hy sinh:
+ “Không về nữa”: Người lính nằm xuống, không thể trở về đoàn tụ với gia đình
+ “Bom nổ”, “thành ngọn lửa bạn bè mang theo”: Hy sinh do bom nổ
→ “Ngọn lửa” là ánh sáng, sức nóng bùng cháy của tuổi trẻ, của tinh thần yêu nước. Hình ảnh người lính nằm xuống như góp thêm vào phản ánh sự khắc nghiệt của “những năm máu lửa” chiến tranh.