Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 4: Giai điệu đất nước (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Giai điệu đất nước. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 4

GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC

Câu 1: Nêu một vài nét cơ bản về tác giả Thanh Hải.

Trả lời:

Thanh Hải (1930-1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn.

- Quê quán: Phong Điền - Thừa Thiên Huế.

- Ông hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

- Thanh Hải thường viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống.

- Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết.

Câu 2:  Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ có thể chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Trả lời:

4 phần

- Khổ 1: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên.

- Khổ 2 + 3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước.

- Khổ 4 + 5: Ước nguyện của tác giả.

- Khổ 6: Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

Câu 3: Em hiểu thế nào về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ”

Trả lời:

- “Mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ:

+ Hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.

+ Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng.

+ Thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung và khát vọng sống chân thành, cao đẹp của nhà thơ. Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ mà tác giả muốn gửi gắm

Câu 4: Tóm tắt bài thơ Mùa xuân nho nhỏ bằng một đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Bài thơ nói về vẻ đẹp mùa xuân với những hình ảnh, màu sắc hài hòa và sinh động. Cảm xúc của tác giả trước cảnh xuân của đất nước Niềm tin của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam.  m thanh mùa xuân vang lên từ sự vất vả khó khăn, Đất nước ta luôn đứng vững trên mọi bầu trời. Lời ước nguyện khiêm nhường, âm thầm và lặng lẽ của tác giả muốn tô điểm và cống hiến cho cuộc đời

Câu 5: Những câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy.

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

Trả lời:

Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:

    + Giọt long lanh là những giọt mưa xuân, giọt mưa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá.

    + Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng).

→ Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục.

Câu 6: Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" có những hình ảnh mùa xuân nào? Em hãy nêu mối quan hệ giữa các mùa xuân ấy với nhau.

Trả lời:

    - Trong bài có hình ảnh của 3 mùa xuân:

       + Mùa xuân của thiên nhiên.

       + Mùa xuân của đất nước.

       + Mùa xuân của tác giả.

Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả tái hiện qua những hình ảnh nổi bật, đặc trưng nhất của thiên nhiên xứ Huế, cũng là mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả.

Mùa xuân của đất nước bằng những hình ảnh “lộc” của người ra đồng và người cầm súng với không khí “hối hả”, “xôn xao” khiến người ta nghĩ tới những âm thanh liên tiếp vọng về, hòa lẫn với nhau xao động. Sức sống của đất nước, của dân tộc cũng tạo nên được sự hối hả, háo hức của người cầm súng, người ra đồng hình ảnh mùa xuân đất nước được mở rộng dần.

Câu 7: Tại sao tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác và không cụ thể hoá tên gọi loài hoa, bông hoa kia, dòng sông kia?

Trả lời:

Tác giả lại chọn bông hoa tím biếc mà không phải là màu khác vì màu tím là màu của hy vọng, thuỷ chung mang ý nghĩa tượng trưng khơi dậy bao khát khao hy vọng được tác giả hình tượng hóa trên nền dịu mát của con sông Hương. Dụng ý của tác giả cho thấy loài hoa nào, dòng sông nào không quan trọng. Vì tác giả muốn gợi ra cho người đọc thấy cái linh hồn của cảnh vật, cái hài hoà tự nhiên của màu sắc. Và nó là vẻ đẹp chung của xứ Huế khi mùa xuân đến.

Câu 8: Nét tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt ? Cấu tạo đặc biệt ấy có tác dụng gì ?

Trả lời:

Nét tiêu biểu và cấu tạo ngữ pháp của 2 câu thơ đầu có đặc biệt có điểm đặc biệt ở chỗ đảo trật tự ngữ pháp.

=> Tạo ấn tượng đột ngột, bất ngờ thú vị. Hình ảnh sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ mọc lên, vươn lên xoè nở trên mặt nước xanh, dòng sông xanh.

Câu 9: Em hiểu “giọt long lanh” trong câu thơ: “Từng giọt long lanh… tôi hứng” Em hiểu “giọt long lanh” là giọt gì? Có mấy cách hiểu ở đây? Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được điều gì về con người, tâm hồn nhà thơ Thanh Hải ?

Trả lời:

Em hiểu “giọt long lanh” theo 2 cách:

+ Cách hiểu 1: giọt mưa xuân long lanh trong ánh sáng của trời xuân.

+ Cách hiểu 2: giọt âm thanh có hình khối.

Qua khổ thơ thứ nhất, em cảm nhận được nhà thơ Thanh Hải có một tấm lòng yêu đời, khát khao được sống, được  chứng kiến vẻ đẹp của quê hương khi đất trời vào xuân. Một tâm hồn biết rung động và cảm nhận vẻ đẹp đó không chỉ bằng đôi mắt mà bằng cả tâm hồn, sự liên tưởng, tưởng tượng tài tình. Điều đó đã tạo ra nét tài hoa, tinh tế trong cảm nhận và thể hiện cảnh sắc thiên nhiên vào xuân. Làm hiện lên bức tranh xuân thiên nhiên đặc trưng của xứ Huế: trong sáng, mộng mơ, vui tươi, rộn ràng, náo nức.

Câu 10: Khái niệm ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

- Ngữ cảnh là yếu tố giúp cho câu nói trở nên cụ thể, khiến người nghe, người đọc có thể dễ dàng xác định được nhân vật giao tiếp, nội dung giao tiếp, thời gian và không gian giao tiếp.

- Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc. Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó).

+ Đối với người nói (viết): ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ.

+ Đối với người nghe (đọc): ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn, hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của lời nói.

Câu 11: Viết ví dụ về ngữ cảnh.

Trả lời:

“Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà.”

(Lâm Thị Mỹ Dạ, Chuyện cổ nước mình)

Khi đọc (nghe) chỉ một từ thơm thôi thì ta không thể biết được người viết (nói) muốn dùng nghĩa nào của từ này. Thế nhưng, từng nghĩa một của từ thơm sẽ được xác định nếu ta đặt nó trong ngữ cảnh, xem xét trong sự kết hợp với các từ bên cạnh. Từ thơm trong thị thơm có nghĩa là có mùi hương dễ chịu còn từ thơm trong người thơm lại mang nghĩa là phẩm chất, tốt đẹp, thơm thảo, được mọi người yêu mến, ca ngợi.

Câu 12: Biện pháp tu từ là gì?

Trả lời:

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt, đồng thời góp phần gây ấn tượng với người đối diện, người đọc về nội dung mình muốn truyền đạt.

Câu 13: Đọc đoạn thơ sau:

         Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

         Theo những con tàu cập bến các vì sao

         Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

         Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng)

  1. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên

  2. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không

Trả lời:

  1. - Từ “bay” ở câu thứ nhất thể hiện một tâm hồn thơ bay bổng, lãng mạn như đang hòa quyện vào với thiên nhiên trên khắp muôn nẻo đường.

- Từ “bay” thứ nhất ở câu cuối thể hiện khát vọng cao, xa của tác giả.

- Từ “bay” thứ hai ở câu cuối thể hiện mong muốn thực hiện khát vọng, hoài bão ấy, tiếp tục tiến đến tương lai, tiến đến thành công.

  1. Nghĩa của từ “bay” trong các câu trên đều có liên quan đến nhau. Nó đều mang ý nghĩa thể hiện một sự phát triển, một sự tiến lên phía trước. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nói lên hoài bão lớn lao, cao cả của tác giả cùng những mong muốn thực hiện khát khao, hoài bão ấy đến đỉnh điểm.

Câu 14: Đọc đoạn thơ sau:

Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ,

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.

(Xuân Tâm, Nghỉ hè)

Sự xuất hiện của từ "phượng" bên cạnh từ "huyết" trong đoạn thơ trên có làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ "huyết" không? Xác định nghĩa của từ "huyết" trong đoạn thơ trên.

Trả lời:

Sự xuất hiện của từ "phượng" bên cạnh từ "huyết" đã làm thay đổi cách hiểu thông thường về từ "huyết"(máu). Trong đoạn thơ này, "huyết" không được dùng với nghĩa "máu" mà dùng để chỉ màu đỏ rực của hoa phượng.

Câu 15: Tóm tắt tác phẩm Gò me bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 6-7 câu).

Trả lời:

Bài thơ miêu tả khung cảnh quê hương và vẻ đẹp con người của vùng đất Gò me. Tác giả kể lại những ký ức của tuổi thơ mình, cùng với đó là những điệu hò da diết, đắm say lòng người. Tất cả thể hiện tình yêu quê hương, cùng nỗi nhớ của một người con đi xa xứ

Câu 16: Hai dòng thơ Những chị, những em má núng đồng tiền/ Nọc cấy, tay tròn, nghiêng má làm duyên gợi cho em cảm nhận gì về những người phụ nữ Gò Me?

Trả lời:

Những người phụ nữ Gò Me là những người phụ nữ xinh đẹp, duyên dáng, có đôi má lúm đồng tiền, rất chăm chỉ, cần mẫn trong công việc của mình và rất yêu lao động, khỏe khoắn, nhanh nhẹn trong công việc.

Câu 17: Dấu ngoặc kép là gì? Tác dụng dấu ngoặc kép là gì?

Trả lời:

Dấu ngoặc kép hay được gọi là dấu trích dẫn, dấu câu này được tạo nên bởi cả hai dấu hoặc đơn liền kề nhau. Dấu ngoặc kép được đặt ở đầu câu và cả cuối câu trích dẫn.

Tác dụng của dấu ngoặc kép:Tùy theo mỗi ngữ cảnh, dấu ngoặc kép có thể được sử dụng với những mục đích khác nhau, theo đó thì chúng tôi có thể đưa ra một số tác dụng của dấu ngoặc kép như sau:

- Dấu ngoặc kép thường được dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.

- Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn một nhận định, một danh ngôn hoặc một câu nói nào đó.

- Dấu ngoặc kép còn dùng để đánh dấu những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt.

Câu 18: Giải thích các từ sau: tốt bụng, dũng cảm, rực rỡ, nhẹ nhàng.

Trả lời:

tốt bụng: có lòng tốt, hay thương người và sẵn sàng giúp đỡ người khác

dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm

rực rỡ: có màu sắc tươi sáng đẹp đẽ và nổi bật hẳn lên, làm cho ai cũng phải chú ý

nhẹ nhàng: có cảm giác khoan khoái, dễ chịu vì không vướng bận gì

Câu 19: Tìm và phân tích biện pháp tu từ hoán dụ trong đọan thơ sau:

“Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên”

Trả lời:

- Biện pháp hoán dụ: áo nâu (chỉ người nông dân), áo xanh (chỉ người công nhân), nông thôn (chỉ những người ở nông thôn), thị thành (chỉ những người sống ở thành thị)

=> Các từ trên được dùng để biểu thị những đối tượng có mối quan hệ gần gũi với nó

- Tác dụng: Nêu được đặc điểm riêng phổ biến về trang phục của người nông dân, công nhân nước ta. Thể hiện sự quan sát, miêu tả cụ thể, gần gũi ý nói: Các tầng lớp, giai cấp đang cùng nhau đứng lên xây dựng đất nước

Câu 20: Phân tích sự đồng cảm của người bình thơ khi cảm nhận về bài thơ “Đường núi”.

Trả lời:

- Vũ Quần Phương đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ về tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình.

- Sự đồng cảm này là một món quà quý mà tác giả Vũ Quần Phương đã dành tặng cho Nguyễn Đình Thi khi thấu hiểu sâu sắc bài thơ “Đường núi”.

- Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”: Thể hiện sự trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi sau khi đọc bài thơ “Đường núi”.

- Vũ Quần Phương nhận thấy, Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay