Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 5: Màu sắc trăm miền (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 5: Màu sắc trăm miền. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

ÔN TẬP BÀI 5

MÀU SẮC TRĂM MIỀN

Câu 1: Tác dụng của từ ngữ địa phương trong các tác phẩm văn học là gì.

Trả lời:

– Tạo bối cảnh cụ thể: Việc sử dụng từ ngữ địa phương giúp tác giả thể hiện không gian, thời gian và bối cảnh của tác phẩm một cách cụ thể và rõ ràng.

– Hiểu rõ hơn về văn hóa và cuộc sống địa phương: Từ ngữ địa phương có khả năng miêu tả hiện thực cuộc sống con người một cách chân thực và chi tiết.

– Thể hiện đa dạng ngôn ngữ: Các từ ngữ địa phương thường phản ánh cách nói, ngôn ngữ và cách giao tiếp đặc trưng của từng vùng miền.

– Thể hiện tính cách của nhân vật: Từ ngữ địa phương cũng có thể được sử dụng để khắc họa tính cách và đặc điểm của nhân vật.

Câu 2: Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng.

Trả lời:

- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô".

- Trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô - từ "bẹ" là từ địa phương.

- Từ "ngô" là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

Câu 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?

  1. a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.

  2. b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.

  3. c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.

  4. d) Khi làm bài tập làm văn.

  5. e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.

  6. g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

Trả lời:

- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương : a

- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g

Câu 4: Tìm các câu ca dao, tục ngữ có chứa từ ngữ địa phương miền bắc

Trả lời:

  1. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng

  1. Ai đi trẩy hội chùa Hương

Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm

Mớ rau sắng, quả mơ non

Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

Câu 5: Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm mấy phần?

Trả lời:

– Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm 2 loại:

+ Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ toàn dân: tô – bát, tê – kia, honda – xe máy, xỉn – say, trứng gà – hột gà, xà bông – xà phòng,…

+ Từ đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ toàn dân: cậu (nghĩa toàn dân là em trai của mẹ, nghĩa địa phương là anh trai của mẹ), té (nghĩa toàn dân là hắt nước, nghĩa địa phương là ngã), râu (nghĩa toàn dân chỉ một bộ phận trên cơ thể, nghĩa địa phương là trâu), lái (nghĩa toàn dân chỉ hành động điều khiển các phương tiện vận tải đi đúng hướng, nghĩa địa phương là lưới – vật thường dùng để ngăn chặn hoặc đánh bắt cá),…

Câu 6: Em hãy nêu một vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Trả lời:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937

- Quê quán: Quảng Trị

- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông ca ngợi vẻ đẹp của đất nước,con người khắp khắp tổ quốc đặc biệt là Huế

- Tác phẩm chính: Rất nhiều ánh lửa(1979), Ai đặt tên cho dòng sông?(1984), Miền cỏ thơm(2007)

Câu 7: Em hãy tóm tắt tác phẩm Chuyện cơm hến bằng vài câu văn.

Trả lời:

Người Huế thích ăn cay, đắng mà người vùng khác khó ăn được. Huế có đặc sản là cơm Hến mà ít nơi nào có được .Một món ăn làm từ cơm nguội sau được biến tấu thành bún hến. Tác giả cũng có kỉ niệm về món ăn này khi đến Huế

Câu 8: Em hãy liệt kê một vài món gia vị để làm cơm hến mà tác giả đề cập đến trong văn bản.

Trả lời:

  • Ớt tương

  • Ớt màu, ớt dầm nước mắm

  • Ruốc sống

  • Bánh tráng nướng bóp vụn 

  • Muối rang

  • Mè rang

Câu 9: Tác giả còn bàn tới những vấn đề gì xung quanh món cơm hến?

Trả lời:

+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản

+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Câu 10: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:

+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công

+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”

→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

Câu 11: Nội dung chính của văn bản Chuyện cơm hến là gì?

Trả lời:

Chuyện cơm hến giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực nơi mình sinh ra và lớn lên. Tuy cơm hến chỉ là một món ăn đơn giản bình thường, bình dân nhưng nó lại chứa đựng những nét văn hóa tinh thần riêng của xứ Huế.

Câu 12: Tác phẩm Tháng giêng, mơ về trăng non rét ngọt được chia làm mấy phần chính và nội dung chính mỗi phần là gì?

Trả lời:

- Phần 1: từ đầu… chưa biết ngày nào trở lại?  :Cảnh sắc mùa xuân

- Phần 2: tiếp theo…có lẽ là sự sống: Không gian tết miền Bắc

- Phần 3: tiếp theo …mở hội liên hoan : Cảm xúc của tác giả với mùa xuân

- Phần 4: Còn lại :Bức tranh thiên nhiên tháng giêng

Câu 13: Bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp thời điểm sau Rằm tháng Giêng hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Bức tranh mùa xuân:

- Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong

- Cỏ không còn mát xanh nhưng để lại một mùi hương man mác

- Mưa xuân thay thế cho mưa phùn khi trời đã hết nồm

- Những màu xanh tươi hiện lên bầu trời chứ không còn là nền trời đùng đục như pha lê mờ.

- Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã đi kiếm nhụy hoa

- Trên nền trời trong xanh có những làn sóng hồng hồng

- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống

Câu 14: Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Khung cảnh đêm trăng tháng Giêng:

- Đêm xanh biêng biếc, nhìn lên thấy rõ từng cánh sếu bay.

- Trời vẫn rét tình tứ đêm khuya

- Đêm không mưa, trời sáng lung linh như ngọc

-> Khung cảnh nên thơ, trữ tình

Câu 15: Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” trong tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như thế nào?

Trả lời:

Tác giả đã triển khai bài tùy bút theo mạch chủ đề về mùa xuân bắt đầu từ “ai cũng chuộng mùa xuân” trong tác phẩm Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt như thế nào?

Câu 16: Dấu gạch ngang là gì? Tác dụng?

Trả lời:

- Dấu gạch ngang, được viết là ( - ), là một dấu câu của Tiếng Việt.

- Dấu gạch ngang có nhiều tác dụng:

+ Chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

+ Phần chú thích

+ Các ý trong một đoạn liệt kê.

Câu 17: Em hãy phân biệt dấu gạch ngang và dấu gạch nối

Trả lời:

Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ được dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. Về độ dài, dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang.

Dấu gạch ngang là dấu câu của tiếng Việt. Nó được dùng để:       

  + Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;

  + Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê;

  + Nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 18: Biện pháp tu từ so sánh là gì?

Trả lời:

So sánh là biện pháp dùng để đối chiếu hai sự vật, hiện tượng... với nhau. Trong đó các sự vật, hiện tượng này mặc dù khác nhau về tính chất nhưng lại có nét tương đồng ở cùng một khía cạnh nào đó.

Câu 19: Viết lại đoạn văn sau bằng cách sử dụng dấu gạch ngang để đánh dấu các ý được liệt kê.

“Trẻ em có bổn phận sau đây: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn; thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.”

Trả lời:

Trẻ em có bổn phận sau đây:

- Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo

- Lễ phép với người lớn

- Thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè

- Giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn.

Câu 20: Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang và dấu gạch nối trong các ví dụ dưới đây:

a, Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức, thông ngách sang nhà ta? Nghe dễ nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được.

b, Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-nô-cô, thân cây mọc là là mặt nước, nghĩ đến những đêm tháng sáu sáng hồng và tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu.

c, Rồi cả nhà- trừ tôi- vui như Tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế.

d, Lần cuối cùng vào năm 1972, chiếc cầu bị không quân Mĩ ném bom la-de.

e, Đi suốt chiều dài hơn hai ngàn mét ở phần ngoài của Động Phong Nha, du khách có cảm giác như lạc vào thế giới khác lạ- thế giới của tiên cảnh.

g, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu.

Trả lời:

a, Dấu gạch ngang dùng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật Dế Mèn

b, Dấu gạch nối nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng ( Vinaxu-nô-cô)

c, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú

d, Dấu gạch nối nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng (la- de)

e, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú

g, Dấu gạch ngang đánh dấu thành phần phụ chú

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay