Câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối Ôn tập Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Trải nghiệm để trưởng thành. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 7 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 8

TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

Câu 1: Em hãy nêu vài nét về tác giả Y Phương

Trả lời:

Y Phương (SN 1948) là một người dân tộc Tày, tên thật là Hứa Vĩnh Sước. Ông sinh ra và lớn lên tại Trùng Khánh – Cao Bằng.

Sự nghiệp sáng tác:

– Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ tại ngũ đến năm 1981, chuyển ngành về Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Cao Bằng.

– Năm 1993, là Chủ tịch Hội Văn nghệ Cao Bằng

– Năm 2007 ông được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật. Đây là phần thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà

– Tác phẩm tiêu biểu: “Người hoa núi”, “Ước gì”, “Phật pháp”…

Phong cách sáng tác: Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thật trong sáng, cách nghĩ và hình ảnh đẹp của người dân miền núi, đậm đà bản sắc vùng cao.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Nói với con

Trả lời:

– Bài thơ được sáng tác năm 1980, khi đất nước hòa bình, thống nhất nhưng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Từ thực tế, nhà thơ sáng tác bài thơ như lời tâm sự, động viên mình và nhắc nhở con cháu mai sau.

– Ông đã tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là lời tâm sự của tôi với đứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình…..Chính vì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo,đói khổ bằng văn hóa”.

– Từ những thực tế khó khăn đó, nhà thơ Y Phương đã viết bài thơ Nói với con để tự tâm sự, động viên mình, đồng thời nhắn nhủ con cháu mai sau.

Câu 3: Em hãy tóm tắt tác phẩm Nói với con bằng đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Y Phương đã sử dụng cách diễn đạt của dân tộc, thiên về cách nói cụ thể, vừa sinh động, khó hiểu nhưng vẫn không kém phần thi vị về vẻ đẹp cuộc sống lao động của người dân miền núi. Bài thơ được làm theo thể thơ tự do nhịp nhanh, cảm xúc cụ thể, trong sáng, giọng thơ trìu mến, thiết tha. Ngôn ngữ thơ cụ thể, hàm súc, nhiều nghĩa, hình ảnh thơ độc đáo, sinh động, mang đậm bản sắc thơ miền sơn cước là những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

Câu 4: Nhà thơ đã ca ngợi những tình cảm tốt đẹp nào của “người đồng mình” qua lời nói của người cha với con?

Trả lời:

Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” từ đó nhắc con những điều cần nhớ:

    - “Người đồng mình thương lắm con ơi”: Nhắc đứa con hiểu và đồng cảm với nỗi khổ cực nhưng giàu tình thương và đáng tự hào của người đồng mình.

       + Người đồng mình lấy cái cao của trời đất làm thước đo nỗi buồn của mình, lấy cái xa của đất để đo chí lớn.

       + Người cha muốn con lấy hiện trạng thiếu thốn, khó khăn khi dân tộc mình đang nghèo đói để làm động lực sống.

       + Con phải biết sống “như sông như suối” dùng chính nội lực của mình để trải qua gian nan, thử thách.

→ Thể hiện chí hướng, tầm vóc, sức sống của ý chí con người, quê hương.

    - “Người đồng mình thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé” là lời khẳng định chắc chắn rằng sự.

    - “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục": người đồng mình giàu lòng tự tôn dân tộc, có ý thức về dân tộc cũng như nền văn hóa, phong tục riêng biệt độc đáo. Trân trọng phong tục, tập quán, hướng về cội rễ chính là cách “người đồng mình” tự hào về quê hương.

→ Tác giả khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của quê hương, bởi sức sống của quê hương do người đồng mình tạo ra, bằng lời nói mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương, sự gần gũi.

Câu 5: Người cha nói với con điều gì về những đức tính cao quý của những “đồng minh” của mình, qua đó nhắc nhở con về hành trang của mình trên đường đời?

Trả lời:

Phần còn lại của bài thơ: qua việc ca ngợi những đức tính cao quý của “người ngoại”, tác giả mong người con sẽ tiếp tục phát huy xứng đáng với truyền thống cao quý đó của quê hương.

– Đó là những đức tính cao quý nào?

“Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói.

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

– “Đồng chí” đó! Những con người quanh năm vất vả mưu sinh, nhưng giàu mạnh, những con người ấy luôn gắn bó với mảnh đất quê hương còn nhiều hạn hẹp và nghèo khó.

– Qua những đức tính “đồng minh quân tử” nói trên, tác giả mong muốn người con một lòng chung thủy với quê hương, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, thử thách để vượt qua chúng ta bằng ý chí và niềm tin. Tôi .

– “Người đồng loại” còn có những đức tính nào nữa?

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

Còn quê hương thì làm phong tục

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con”

– Tuy mộc mạc nhưng rất giàu tinh thần và niềm tin, những “đồng đội” dù “thô da” nhưng nhất định không hề nhỏ bé về tâm hồn, quyết tâm và ước mơ xây dựng quê hương. Chính họ đã làm nên truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp từ bao đời nay, đã “quê hương chất cao”, quê hương làm nên phong tục. Qua đức tính ấy của một người đồng minh” một người cha run sợ với đứa con trai của mình nên tự hào với truyền thông quê hương để tự tin bước đi trên con đường của mình.

Câu 6: Em hãy viết đoạn văn giới thiệu về bài thơ Nói với con

Trả lời:

Y Phương, một nhà thơ mang tiếng nói riêng rất đặc trưng của dân tộc Tày, thơ của ông rất bình dị, tự nhiên và trong sáng. Những tác phẩm của ông thể hiện cái nhìn tích cực tốt đẹp với các khía cạnh của cuộc sống. "Nói với con" - một trong những tác phẩm của nhà thơ, bài thơ nói về cuộc trò chuyện thủ thỉ của người cha dành cho con lúc mới lọt. Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, dân tộc và ý chí mạnh mẽ của người đồng mình. “Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời. Thể thơ tự do, bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm. Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con. Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.

Câu 7: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Đa-ni-en Gốt-li-ep.

Trả lời:

- Đa-Ni-en Gốt Li ép( 1946)

- Là nhà tâm lý học thực hành, bác sĩ tâm lí gia đình đồng thời là chuyên gia sức khỏe gia đình, người Mỹ

- Tác phẩm chính: Tiếng  nói của xung đột (2001), Những bức thư gửi cháu Sam(2006), Tiếng nói trong gia đình (2007)….

Câu 8: Em hãy tóm tắt tác phẩm Bản đồ dẫn đường bằng đoạn văn ngắn.

Trả lời:

Tác phẩm là bức thư của người ông dành cho cháu của mình, kể về hành trình tìm kiếm tấm bản đồ dẫn đường cho cuộc đời mình.Cùng với đó ông đã giải thích cho cháu thấy về vai trò, những khó khăn của “ tấm bản đồ dẫn đường”

Câu 9: “Tấm bản đồ dẫn đường” được lý giải như thế nào?

Trả lời:

Cách giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường” vô cùng độc đáo, được truyền từ bố mẹ cho chúng ta:

+ Tấm bản đồ dẫn đường là cách nhìn về cuộc đời này, bao gồm cả cách nhìn về con người.

+ Tấm bản đồ có thể cảnh báo “Cuộc đời này hết sức hiểm nguy, phải chiến đấu hết sức mới mong sống sót” trong khi tấm bản đồ khác thì hướng dẫn “Bản chất của con người đều tốt cả. Càng thân thiết với nhiều người bao nhiêu càng tốt cho bản thân ta bấy nhiêu!”.

Câu 10: Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?

Trả lời:

Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ "tấm bản đồ". Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc:

- Khía cạnh 1: Tấm bản đồ là cách nhìn về những người xung quanh.

+ Lí lẽ: Cách nhìn này được truyền từ bố mẹ cho chúng ta, rồi qua năm tháng, được điều chỉnh theo từng hoàn cảnh sống, theo tôn giáo hay từ những kinh nghiệm của chính bản thân chúng ta.

+ Bằng chứng: Khi tác giả còn nhỏ, bố mẹ ông luôn nhìn cuộc đời này như một nơi đầy hiểm nguy nhưng ông không cho là như vậy.

- Khía cạnh 2: Tấm bản đồ còn là cách nhìn nhận về bản thân chúng ta.

+ Lí lẽ: Những câu trả lời cho những câu hỏi để nhìn nhận bản thân sẽ quyết định cách nhìn của chúng ta đối với cuộc sống, mang ý nghĩa quyết định đối với những thành bại trong cuộc sống của chúng ta.

+ Bằng chứng: Tác giả từng bế tắc, không biết mình có phải là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Sau một tai nạn, ông đã tĩnh tâm để đi vào bóng tối tìm hiểu xem bản thân ông là ai và ý nghĩa của cuộc sống là gì.

Câu 11: Phép nối dùng để làm gì?

Trả lời:

Câu sau có từ ngữ núi biểu thị quan hệ với câu trước. Nhờ sử dụng từ nối nhưng, người viết đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa hai câu liền nhau.

Câu 12: Viết một ví dụ với phép nối.

Trả lời:

Có lẽ cháu nghĩ rằng tấm bản đồ dẫn đường của ông sau đó đã trở nên rõ ràng hơn, khi ông đã trưởng thành. Nhưng không phải vậy đâu Sam à.

Câu 13: Viết ví dụ với phép lặp.

Trả lời:

 Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc. Ông không biết có phải mình là người quá ngây thơ, khờ khạo hay không. Ông cảm thấy mặt đất dưới chân mình sao mà bấp bênh và không bền vững.

Câu 14: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

"Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý. Những người ấy chính là nghệ sĩ."

(Phong Tử Khải, "Yêu và đồng cảm")

  1. Tại sao nó được coi là một đoạn văn?

  2. Hãy chỉ ra mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn trên.

Trả lời:

  1. Nó được coi là một đoạn văn vì các câu trong đoạn liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Về hình thức:

+ Chữ cái đầu được viết hoa, lùi vào so với các dòng chữ khác trong đoạn.

+ Đoạn văn được tạo thành bởi bốn câu văn liên kết với nhau bằng phép lặp.

- Về nội dung:

+ Các câu trong đoạn văn đều xoay quanh chủ đề của đoạn là cách người nghệ sĩ bảo toàn lòng đồng cảm của mình và được trình bày theo một trình tự hợp lý

  1. Mạch lạc giữa các câu trong đoạn văn: Các câu trong đoạn văn đều hướng về một tiểu chủ đề: nghệ sĩ là người kiên định, giữ được tấm lòng đồng cảm đáng quý.

Câu 15: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Nhưng họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Nó thì rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn.

  1. Dấu hiệu nổi bật giúp ta nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là gì?

  2. Chỉ ra các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn.

  3. Đề xuất cách sửa để đảm bảo đoạn văn có mạch lạc và liên kết.

Trả lời:

  1. Dấu hiệu nổi bật giúp nhận ra lỗi về mạch lạc trong đoạn văn là giữa các câu trong đoạn văn lạc khỏi chủ đề bao trùm đã xác định.

  2. Các dấu hiệu của lỗi liên kết trong đoạn văn: dùng từ liên kết sai ở câu ba: "nhưng".

  3. Sửa lỗi:

Thay vì cầm một cuốn sách để đọc, nhiều người bây giờ chỉ biết lăm lăm trong tay một chiếc điện thoại thông minh. Đọc sách có nhiều lợi ích, tuy nhiên, không ít người có nhận thức rất mơ hồ về lợi ích của sách trong việc bồi dưỡng tâm hồn, phát huy trí tưởng tượng và rèn luyện cách suy nghĩ. Họ hầu như đã vứt bỏ thói quen đọc sách. Còn về điện thoại thông minh, nó tuy rất tiện lợi trong việc đáp ứng nhiều nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, nhưng lại khó giúp ta tìm được sự yên tĩnh, lắng sâu trong tâm hồn như khi đọc sách.

Câu 16: Đặc điểm thuật ngữ?

Trả lời:

  1. Thuật ngữ còn có trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ mỗi thuật ngữ được biểu thị bằng một khái niệm và ngược lại

- Mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ

- Đặc điểm này phù hợp với yêu cầu về tính chính xác, thống nhất, tính quốc tế của khoa học, kỹ thuật, công nghệ

  1. Muối dùng trong phong cách văn bản nghệ thuật, mang sắc thái biểu cảm

→ Thuật ngữ không có tính biểu cảm

Câu 17: Nêu cách đặt tên thuật ngữ

Trả lời:

Thông thường thuật ngữ có thể được đặt tên theo cách kế thừa, vay mượn hoặc sử dụng cách tạo mới.

Kế thừa: Sử dụng từ ngữ có sẵn trong từ điển nhưng được định nghĩa lại cho phù hợp lĩnh vực của thuật ngữ.

Vay mượn: trong trường hợp thuật ngữ đã được dùng phổ biến hoặc không gây hiểu nhầm thì được để nguyên không thay đổi. Tuy nhiên trong trường hợp vay mượn từ nước ngoài thì thuật ngữ được phiên âm và dùng phổ biến hoặc từ mới nhưng khó phát âm đúng.

Tạo mới: Dùng từ có âm mới hoặc chữ mới hoặc hoàn toàn mới cả âm và chữ. Dùng cụm từ có một bộ phận mới hoặc hoàn toàn mới.

Câu 18: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Huỳnh Như Phương.

Trả lời:

- Huỳnh Như Phương sinh năm 1955

- Quê quán: Quảng Ngãi

- Ông là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu phê bình văn học

- Tác phẩm chính: Dẫn vào tác phẩm văn chương(1986), Trường phái Hình Thức Nga(2007), Những nguồn cảm hứng văn học(2008)….

Câu 19: Em hãy tìm những chi tiết, lý lẽ, bằng chứng thuyết phục để lập luận để khẳng định vai trò của sách.

Trả lời:

Lí lẽ và bằng chứng được dùng để khẳng định vai trò của sách trong thế giới hiện đại:

+ Lí lẽ: Đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

+ Bằng chứng: Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước. Chữ kích thích trí tưởng tượng của người đọc, không bị cố định hóa trong một khuôn khổ, hình thể nào.

Câu 20: Tác giả đã dùng biện pháp gì để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người? Em có tán thành với quan điểm của tác giả thể hiện ở biện pháp ấy không? Vì sao?

Trả lời:

Để làm nổi bật vai trò của sách đối với con người, tác giả đã dùng biện pháp so sánh, liên tưởng: Nếu lương thực, thực phẩm là thức ăn cần thiết để nuôi sống cơ thể, thì sách chính là “thức ăn” nuôi dưỡng tinh thần. Người không ăn thì chết về thể xác, người không đọc sách sẽ chết về tinh thần. Chỉ khác một điểm: Cái chết tinh thần không diễn ra ngay lập tức như cái chết thể xác, mà là một quá trình từ từ, êm ái, không dễ nhận biết.

Em có thể tán thành hay phản đối quan điểm của tác giả thể hiện qua cách liên tưởng, so sánh như trên. Tán thành hay phản đối đều phải có cơ sở. Chẳng hạn, nếu tán thành, ta có thể giải thích thêm: Khi không được nuôi dưỡng về tinh thần, con người sẽ cạn kiệt cảm xúc, cằn cỗi tình cảm, trí tuệ, không còn khả năng hiểu biết về cuộc sống con người, thế giới xung quanh. Rơi vào tình trạng đó, tâm hồn con người trở nên trống rỗng, như không tồn tại, chẳng khác gì đã chết.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay