Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 2. NHỮNG BÍ ẨN CỦA THẾ GIỚI TỰ NHIÊN (PHÀN 2)

Câu 1: Theo văn bản “Sao băng là gì và những điều bạn cần biết về sao băng?”, sao băng là gì?

Trả lời:

Sao băng là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển của Trái Đất với vận tốc rất lớn.

Câu 2: Hiện tượng mưa sao băng là gì? Những cơn mưa sao băng như thế nào thì được gọi là bão sao băng?

Trả lời:

- Mưa sao băng là hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.

- Những cơn mưa sao băng dày đặc, mật độ sao quan sát được có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ thì gọi là bão sao băng.

Câu 3: Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng là các sao chổi.

Câu 4: Theo văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần ?”, sóng thần là gì?

Trả lời:

Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn.

Câu 5: Văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? thuộc loại văn bản nào?

Trả lời:

Văn bản “Bạn đã biết gì về sóng thần?” thuộc loại văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

 

Câu 6: Dựa vào sơ đồ SGK Ngữ Văn 8, tập 1, Kết nối tri thức với cuộc sống trang 34, trình bày cơ chế hình thành sóng thần.

Trả lời:

Cơ chế hình thành sóng thần:

- Đầu tiên, sự thay đổi của mảng kiến tạo gây ra một trận động đất và làm dịch chuyển nước biển.

- Tiếp theo, những con sóng được tạo ra và di chuyển ra mọi hướng trên biển, một số con sóng di chuyển nhanh.

- Sau đó, khi vào đến vùng nước nông, những con sóng bị nén ép lại, tốc độ chậm hơn và trở nên cao hơn.

- Cuối cùng, chiều cao của những con sóng tăng lên và những dòng biển có liên quan được tăng cường, tất cả đã trở thành mối đe dọa đến tính mạng và tài sản của con người.

Câu 7: Nêu khái niệm đoạn văn, câu chủ đề của đoạn văn.

Trả lời:

- Đoạn văn là đơn vị tạo nên văn bản, thường do nhiều câu tạo thành, bắt đầu bằng chữ hoa lùi vào đầu dòng, kết thúc bằng dấu ngắt đoạn.

- Câu chủ đề của đoạn văn là câu mang nội dung khái quát của đoạn, thường đứng đầu hoặc cuối đoạn.

Câu 8: Nêu một số kiểu đoạn văn thường gặp.

Trả lời:

Một số đoạn văn thường gặp:

- Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề mang ý khái quát đứng đầu đoạn; các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ câu chủ đề.

- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát. Câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

- Đoạn văn song song là đoạn văn trong đó các câu triển khai nội dung song song nhau. Mỗi câu nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

- Đoạn văn phối hợp là đoạn văn kết hợp diễn dịch với quy nạp. Kiểu đoạn văn này có câu chủ đề đứng ở đầu và cuối đoạn văn.

Câu 9: Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh thiên nhiên được gợi tả trong bài thơ “Mùa xuân II”?

Trả lời:

Hình ảnh mưa xuân được hiện lên một cách sinh động: sự sống bừng dậy sinh sôi nảy nở lan truyền từ cỏ cây đến tất cả các loài.

Câu 10: Qua “Mùa xuân II” Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên?

Trả lời:

Cách cảm nhận của tác giả về thiên nhiên gợi cho em thấy cuộc sống của con người như được hòa quyện với thiên nhiên đất trời, khung cảnh đẹp yên ả đến nao lòng. Thiên nhiên và con người hòa quyện, quấn quýt với nhau như những người bạn thân thiết, đồng hành suốt một đời. Con người sống chan hòa cùng thiên nhiên, mang những đặc tính tốt đẹp của thiên nhiên.

 

Câu 11: Tại sao sao băng lại phát sáng?

Trả lời:

Sao băng phát sáng vì lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Câu 12: Việc quan sát sao băng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Trả lời:

Việc quan sát sao băng phụ thuộc vào những yếu tố: trời mây, ánh sáng của Mặt Trăng, độ ô nhiễm không khí.

Câu 13: Đoạn văn sau là loại đoạn văn gì? Dựa vào đâu em biết điều đó?

          Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Đề cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, quái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hóa truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.

Trả lời:

Đoạn văn trên là đoạn văn quy nạp vì 3 câu đầu nêu biểu hiện của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa, từ đó, câu chủ đề ở cuối đoạn văn (Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.) mới có cơ sở để khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa, đáng được đề cao.

Câu 14: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau, từ đó xác định kiểu đoạn văn.

          Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng trai tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

Trả lời:

- Câu chủ đề: Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

- Kiểu đoạn văn: Đoạn văn quy nạp.

 

Câu 15: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Mưa xuân II.

Trả lời:

- Giá trị nội dung:

Bài thơ là bức tranh thôn quê đẹp và sống động, tạo nên một cảm giác yên bình, thanh tịnh và đầy sức sống. Bức tranh này giúp cho người đọc có thể tìm lại được sự bình yên trong tâm hồn và cảm nhận được sự đẹp đẽ của cuộc sống thôn quê. Nguyễn Bính đã ghim vào tâm khảm người đọc một bản đính ước của mùa và xui người ta mong nhớ.

Câu 16: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật “Mùa xuân II”

Trả lời:

 Giá trị nghệ thuật:

Bài thơ Mưa xuân được Nguyễn Bính viết theo thể thơ tứ tuyệt trường thiên. Giọng thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.

Câu 17: Tìm phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản “Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim” và cho biết tác dụng của chúng.

Trả lời:

Văn bản đã sử dụng loại phương tiện phi ngôn ngữ hình ảnh. Việc sử dụng phương tiện ấy trong văn bản giúp cụ thể hóa lời thuyết minh trong văn bản giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, đầy đủ và đúng đắn nhất, giúp người đọc dễ dàng hình dung ra hình ảnh loài chim di cư theo hình chữ V.

Câu 18: Tìm thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn sau: " Én-sân mơ-rơ-lít là một loài chim vô cùng kì lạ. Mỏ của chúng giống loài chim sẻ ... trên khắp Bắc Thái Bình Dương". Vai trò của những thông tin chi tiết trong đoạn văn trên là gì?

Trả lời:

Thông tin cơ bản: Én-sân mơ-rơ-lít là một loài chim vô cùng kì lạ.

Thông tin chi tiết: 

  • Mỏ của chúng giống loài chim sể...
  • Chân của chúng ở gần đuôi và có dáng đứng thẳng...
  • Chũng vụng về...
  • Bay khoảng hơn 8000 km mỗi năm....
  • Sinh sản ở miền tây Canada....

Các thông tin chi tiết trong đoạn văn có tác dụng giúp cho người đọc hiểu rõ thông tin cơ bản, là dẫn chứng chứng minh cho thông tin cơ bản

 

Câu 19: Vì sao mưa sao băng lại có chu kì?

Trả lời:

Mưa sao băng có chu kì vì:

Nguyên nhân chính làm xuất hiện mưa sao băng là các sao chổi. Sao chổi là những thiên thể quay quanh Mặt Trời với quỹ đạo riêng. Do được cấu tạo bởi băng, bụi và đá nên khi chuyển động gần Mặt Trời, đuôi sao chổi bị sức nóng của Mặt Trời đốt cháy, tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo. Nếu quỹ đạo của Trái Đất cắt ngang quỹ đạo của dải bụi này thì ít nhất mỗi năm vào đúng một thời điểm nhất định, Trái Đất sẽ đi xuyên qua dải bụi đó và hiện tượng mưa sao băng sẽ xảy ra trong thời gian đó. Vì vậy, hầu hết các trận mưa sao băng đều có chu kì là một năm.

Câu 20: Nhiều người thường có những quan niệm như thế nào về sao băng?

Trả lời:

Nhiều người tin rằng:

- Nếu ước nguyện một điều gì vào đúng lúc có sao băng thì điều ước ấy sẽ thành hiện thực.

- Mỗi một người sống trên trần gian đều có một ngôi sao chiếu mệnh, khi ngôi sao đó rơi (sao băng) thì người đó sẽ chết. Do vậy, khi nhìn thấy hiện tượng sao băng thì người ta cho rằng sẽ có một ai đó chết.

Câu 21: Điều gì khiến sóng thần trở nên đáng sợ với con người là gì?

Trả lời:

Điều khiến sóng thần trở nên đáng sợ với con người đó là con người rất khó biết trước sóng thần sẽ đến lúc nào.

Câu 22: Mục đích của văn bản Bạn đã biết gì về sóng thần? là gì?

Trả lời:

Mục đích của văn bản là cung cấp thông tin về sóng thần tới người đọc.

 

Câu 23: Khi đang ở trên biển hoặc ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chúng ta nên làm gì?

Trả lời:

Khi đang ở trên biển hoặc ven biển mà nhận được tin cảnh báo sóng thần thì chúng ta nên di chuyển tàu thuyền đến những vùng nước sâu ít nhất là trên 150m.

Câu 24: Từ văn bản, em hãy nêu một số cách nhận biết sóng thần.

Trả lời:

Một số cách nhận biết sóng thần:

- Thứ nhất, cần chú ý theo dõi tin tức về động đất, không chỉ ở khu vực mình đang ở mà cả ở những khu vực khác. Sóng thần có thể tạo nên bởi những trận động đất cách xa hàng ngàn dặm.

- Thứ hai, nên chú ý âm thanh lạ, vì những người sống sót sau các trận động đất nói rằng họ nghe thấy âm thanh như tiếng tàu chở hàng.

- Thứ ba, khi thấy nước rút nhanh và bất ngờ trong thời gian không phải thủy triều xuống, cần chạy nhanh lên bờ. Nước rút nhanh là dấu hiệu của sóng thần.

- Thứ tư, đợt sóng đầu tiên của trận sóng thần không phải đợt sóng nguy hiểm nhất. Vì vậy, nên tránh xa biển cho đến khi chính quyền thông báo tình hình ổn định. Đừng cho rằng sóng thần ở các địa điểm là như nhau mà nó còn có thể vào tận các con sông và suối nối với biển.

- Thứ năm, nếu linh cảm thấy sóng thần sắp xảy ra thì chúng ta nên tránh xa vùng biển, đừng đợi đến khi có thông báo chính thức của cơ quan chức năng, vì sóng thần thực sự xuất hiện chỉ khoảng 5 phút sau dấu hiệu đầu tiên.

Câu 25: Đoạn văn sau được tổ chức theo kiểu nào? Chủ đề của đoạn văn là gì? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?

          Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương trầm bổng, rét rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

Trả lời:

- Đoạn văn trên là đoạn văn song song.

- Chủ đề của đoạn văn là: Giai điệu ca Huế du dương, mềm mại, trầm bổng trên sông Hương.

- Cơ sở nhận biết: trong đoạn văn có những từ ngữ về âm nhạc ca Huế như “dàn hòa tấu”, “khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ”, các ngón đàn.

Câu 26: Xác định câu chủ đề và nội dung của đoạn văn sau.

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”,… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng, cách mạng.

Trả lời:

- Câu chủ đề: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.

- Nội dung đoạn văn: Sự giản dị của Bác Hồ trong lời nói và bài viết.

 

Câu 27: Em hãy nêu nội dung chính của bài Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim

Trả lời:

theo đội hình chữ V.

Câu 28: Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 câu) kể về một lần em nhìn thấy mưa sao băng.

Trả lời:

Trong một lần đi cắm trại ngoài trời em đã có cơ hội được nhìn thấy mưa sao băng. Đây chính là lần đầu tiên mà em được tận mắt chứng kiến sao băng ở ngoài đời thực, cảnh tượng đó thật khó quên. Lần chứng kiến mưa sao băng này cũng làm em thỏa mãn mơ ước được tận mắt nhìn thấy chúng một lần trong đời. Hôm đó là một ngày nắng đẹp, nhóm chúng em rủ nhau đi cắm trại cuối tuần và ngủ qua đêm tại nơi cắm trại, sáng hôm sau sẽ về. Mọi thứ đều được diễn ra rất vui vẻ và bình thường cho đến khi một bạn chỉ tay lên bầu trời buổi tối và thốt lên: “sao băng kìa”. Cả đám chúng em cùng nhìn lên, đúng là sao băng thật, những tia sáng nhanh chóng xoẹt qua và biến mất chỉ trong vài giây. Tất cả đều ồ lên và rất thích thú với cảnh tượng vừa nãy, em và một số bạn gái khác đưa tay lên và cầu nguyện. Đây là điều mà em luôn muốn làm từ trước đến nay, được cầu nguyện dưới ánh sao băng, hy vọng điều ước sẽ thành sự thật. Cảnh tượng mưa sao băng vừa rồi thực sự rất đẹp và bất ngờ đối với em. Có lẽ đây không phải là trận mưa sao băng lớn vì chỉ có một vài tia sáng xoẹt qua. Trên bầu trời lúc đó rất tối và ít sao hơn hẳn mọi ngày nhưng nhờ có sao băng mà nó được thắp sáng lên trong chốc lát. Cứ như một trận nổ pháo hoa vậy, chỉ lóe lên vài giây và chợt tắt phụt đi nhanh chóng. Bầu trời cứ như được tô thêm điểm sáng mới mẻ nào đó và chỉ được nhìn thấy điểm sáng hiếm hoi này trong vài giây. Ở bên những người bạn của mình và nhìn ngắn sao băng em cảm thấy thực sự rất may mắn và thích thú. Đây là sẽ lần cắm trại đáng nhớ và thú vị nhất của em vì có thêm mưa sao băng.

 

Câu 29:  Tác giả thể hiện cảm xúc gì trong bài thơ “Mùa xuân II”?

Trả lời:

Tác giả thể hiện cảm xúc rung động của tác giả trước sự kỳ diệu của tạo hóa, nhà thơ phải mượn cây bút hội họa để vẽ lại, tạc lại cái khoảnh khắc mà tâm hồn ông đang run lên cùng với niềm vui sinh nở.

Câu 30: Xác định cách trình bày thông tin của đoạn trích: " Hằng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn .... mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu". Dựa vào đâu em có thể xác định như vậy?

Trả lời:

Đoạn trích được trình bày theo lối diễn dịch. Các thông tin được trình bày trong đoạn trích rất logic, hệ thống. Những thông tin chính đều được triển khai chi tiết bởi các ý phụ và bằng chứng cụ thể. Các ý được trình bày theo trật tự chặt chẽ. Đồng thời, tác giả luôn đưa ra những bằng chứng cụ thể, xác thực nhằm thuyết minh cho mỗi ý mà mình cung cấp.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay