Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 6 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 6: TÌNH YÊU TỔ QUỐC

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(8 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Trình bày đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ.

Trả lời:

- Đặc điểm: Là biện pháp tu từ thay đổi vị trí thành phần trong cụm từ, trong câu.

- Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa, làm cho sự diễn đạt thêm sinh động, gợi cảm và giàu âm hưởng.

 

Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm của câu hỏi tu từ và tác dụng của nó.

Trả lời:

- Đặc điểm: Là câu hỏi nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời.

- Tác dụng: Được sử dụng để nhấn mạnh nội dung người nói, người viết muốn gửi gắm.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau và nêu tác dụng của biện pháp này:

  1. a) Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Lòng yêu nước của nhân dân ta)

  1. b) Đã tan tác những bóng thù hắc ám

    Đã sáng lại trời thu tháng Tám.

(Tố Hữu, Ta đi tới)

Trả lời:

  1. a) Đảo thứ tự trong cụm từ: “một lòng nồng nàn yêu nước” -> “một lòng yêu nước nồng nàn”.

- Tác dụng: Nhấn mạnh truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.

  1. b) Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ:

“Đã tan tác những bóng thù hắc ám” -> “Những bóng thù hắc ám đã tan tác”

“Đã sáng lại trời thu tháng Tám” -> “Trời thu tháng Tám đã sáng lại”

Tác dụng: Nhấn mạnh, thể hiện niềm tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cũng như thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

 

Câu 2: Câu hỏi dưới đây có phải là câu hỏi tu từ không? Dựa vào đâu em khẳng định như vậy?

Có ai, một buổi sáng mùa thu, ngồi nhìn ra đường phố, thấy những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán mà không nghe thấy lòng rộn rã yêu đương?

(Vũ Bằng, Cốm Vòng)

Trả lời:

Theo em, câu hỏi trên là câu hỏi tu từ, dựa vào:

- Hình thức: “Có ai” – từ để hỏi và có dấu chấm hỏi ở cuối câu.

- Tuy là câu hỏi nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời mà nhằm khẳng định tình cảm của tác giả dành cho những cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán nói riêng và cốm làng Vòng – thức quà dân dã của mùa thu Hà Nội nói chung. Đó là một thứ tình cảm yêu mến, trân trọng.

 

Câu 3: Tìm câu hỏi tu từ có trong các câu sau và cho biết tác dụng của những câu văn đó.

  1. a) Nhưng ta trách gì Xuân Diệu ? Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.

(Hoài Thanh)

  1. b) Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm

    Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng ?     

(Chế Lan Viên) 

Trả lời:

  1. a) Câu hỏi tu từ: Nhưng ta trách gì Xuân Diệu ? 

- Tác dụng: Qua việc sử dụng câu hỏi tu từ, nhà phê bình Hoài Thanh muốn khẳng định rằng bản thân ông không trách Xuân Diệu. Đồng thời, nhấn mạnh việc Xuân Diệu chính là nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại khi nói về cái khổ sở, cái thảm hại hết thảy lúc bấy giờ.

  1. b) Câu hỏi tu từ: Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?

- Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp sông nước Tổ quốc Việt Nam.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu), trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ, nêu cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang”. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Trả lời:

Em hãy chú ý đến những điểm sau:

- Bốn câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên hoang vắng, rộng lớn của Đèo Ngang đối lập với sự nhỏ bé, ít ỏi của con người nơi đây được thể hiện bằng những hình ảnh ước lệ mang tính biểu tượng (cỏ cây, đá, lá, hoa), từ láy đặc sắc (lom khom, lác đác), điệp từ (chen), nghệ thuật đảo ngữ và đối xứng (thể hiện rất rõ trong câu 3 – 4).

=> Tâm trạng của tác giả: Cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp của tác giả trước thiên nhiên bao la. Đây chính là thủ pháp “tả cảnh ngụ tình” tiêu biểu của thơ luật Đường.

- Bốn câu sau: Nỗi nhớ nước, thương nhà da diết cùng nỗi buồn thầm lặng, cô đơn, lẻ loi – “một mảnh tình riêng” của tác giả trước khung cảnh “trời, non, nước”, thể hiện qua nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ, điệp từ và cách ngắt nhịp ở câu thơ cuối.

+ Gợi ý: 

Câu hỏi tu từ có thể sử dụng trong đoạn văn nêu cảm nhận: Phải chăng cảnh vật đó góp phần làm nổi bật tâm trạng cô đơn, rợn ngợp của tác giả trước thiên nhiên bao la?

Tác dụng: Nhấn mạnh tâm trạng cô đơn, lẻ loi, rợn ngợp của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên bao la, rộng lớn.

 

Câu 2: Viết đoạn văn (khoảng 4 – 5 câu), trong đó có ít nhất 1 câu sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nêu cảm nhận của em về hai câu cuối bài thơ “Nam quốc sơn hà”.

Trả lời:

Trong “Nam quốc sơn hà”, hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được tinh thần quyết tâm, đánh đuổi kẻ thù của nhân dân Việt Nam. Nói với quân giặc bằng thái độ căm hận tác giả khinh bỉ “nghịch lỗ” – lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta. Đó là lời cảnh báo cũng chính là lời thách thức nhằm khẳng định sự thất bại thảm hại của lũ giặc nếu chúng cố tình xâm phạm nước ta thì chắc chắn sẽ chuốc lấy bại vong. Có thể nói, hai câu cuối trong bài thơ “Nam quốc sơn hà” đã thể hiện rất rõ ràng và hùng hồn tinh thần của nhân dân ta trước sự xâm phạm của thế lực thù địch.

+ Chú thích: Trong đoạn văn, biện pháp đảo ngữ được sử dụng ở câu: Nói với quân giặc bằng thái độ căm hận tác giả khinh bỉ “nghịch lỗ” – lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta.

  • Tác giả nói với quân giặc bằng thái độ căm hận, khinh bỉ “nghịch lỗ” – lũ quân bạo ngược làm trái với ý trời dám đem quân xâm lược nước ta.

 

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Đọc lại bài thơ “Nam quốc sơn hà” và trả lời các câu hỏi sau:

  1. a) Xác định câu hỏi tu từ có trong bài thơ này.
  2. b) Nhận xét hiệu quả của câu hỏi tu từ ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

Trả lời:

  1. a) Câu hỏi tu từ trong bài “Nam quốc sơn hà”: Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?
  2. b) Hiệu quả của câu hỏi tu từ trên trong việc thể hiện nội dung bài thơ: Câu hỏi như một lời nhấn mạnh, khẳng định độc lập chủ quyền dân tộc, đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn, khinh thường những kẻ có ý xâm phạm đến chủ quyền lãnh thổ.




=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 6 TH tiếng Việt: Đảo ngữ, Câu hỏi tu từ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay