Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 4: Sắc thái của tiếng cười (Truyện cười) (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 4: Sắc thái của tiếng cười (Truyện cười) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
ÔN TẬP BÀI 4. SẮC THÁI CỦA TRUYỆN CƯỜI (PHẦN 2)
Câu 1: Nêu khái niệm nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn.
Trả lời:
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu, là loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ.
- Nghĩa hàm ẩn là phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh. Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thực sự muốn đề cập đến.
Câu 2: Nêu khái niệm từ ngữ toàn dân và từ ngữ địa phương. Từ ngữ địa phương có giá trị như thế nào khi sử dụng trong văn chương?
Trả lời:
- Từ ngữ toàn dân là từ ngữ được toàn dân biết, chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong giao tiếp.
- Từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Khi sử dụng trong văn chương, từ ngữ địa phương được dùng như một phương tiện tu từ với mục đích tô đậm màu sắc địa phương và làm cho nhân vật trở nên chân thật hơn, sinh động hơn.
Câu 3: 2 nhân vật trong câu chuyện Khoe của và nhân vật anh chồng trong câu chuyện Con rắn vuông thuộc loại nhân vật nào trong truyện cười?
Trả lời:
2 nhân vật trong câu chuyện “Khoe của” và nhân vật anh chồng trong câu chuyện “Con rắn vuông” thuộc loại nhân vật mang thói hư tật xấu trong xã hội.
Câu 4: Những lời đối thoại trong 2 câu chuyện Khoe của và Con rắn vuông có vai trò như thế nào trong khắc họa tính cách các nhân vật?
Trả lời:
- Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười “Khoe của” có vai trò khắc họa tính cách thích khoe của cả hai nhân vật, một người khoe lợn cưới còn một người khoe áo mới. Qua lời đối đáp trên, tính cách nhân vật được thể hiện rõ. Bởi anh đi tìm lợn, không hỏi đặc điểm con lợn mà lại nói về con “lợn cưới” khiến người được hỏi không thể hình dung ra. Một anh thì đứng đợi cả ngày mới gặp được một người tới bắt chuyện, khi trả lời cũng chắc đúng trọng tâm mà còn giơ cả vạt áo ra để khoe chiếc áo mới. Cả hai đều cung cấp các thông tin không đúng với trọng tâm câu hỏi.
- Những lời đối đáp của các nhân vật trong truyện cười “Con rắn vuông” có vai trò khắc họa tính cách thích nói khoác của người chồng. Lời đối đáp thể hiện sự lúng túng và thay đổi câu trả lời liên lục khi bị người vợ bóc trần sự vô lí. Bởi thứ anh ta thấy không phải sự thật, vậy nên mới không chắc chắn và sửa lời ban đầu của mình như vậy.
Câu 5: Nêu khái niệm truyện cười và các loại nhân vật thường xuất hiện trong truyện cười.
Trả lời:
- Khái niệm: Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian.
- Nhân vật trong truyện cười thường có 2 loại:
+ Loại 1 là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,… hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp xã hội cụ thể. Đây chính là đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ.
+ Loại 2 là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đả kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến hoặc dùng khiếu hài hước để thể hiện niềm vui sống, tinh thần lạc quan trước sự trù phú của môi trường thiên nhiên hay những thách thức do chính môi trường sống mang lại.
Câu 6: Nêu một số thủ pháp gây cười thường gặp trong truyện cười.
Trả lời:
- Tạo tình huống trào phúng bằng cách:
+ Tô đậm mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, giữa thật và giả, giữa lời nói và hành động,…
+ Kết hợp khéo léo lời người kể chuyện và lời nhân vật hoặc lời của các nhân vật, tạo nên những liên tưởng, đối sánh bất ngờ, hài hước, thú vị.
- Sử dụng các biện pháp tu từ giàu tính trào phúng (lối nói khoa trương, phóng đại, chơi chữ,…)
Câu 7: Nhân vật ông chủ nhà và nhân vật “ông hà tiện” trong 2 câu chuyện Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cười?
Trả lời:
Nhân vật ông chủ nhà và nhân vật “ông hà tiện” trong 2 câu chuyện “Vắt cổ chày ra nước” và “May không đi giày” thuộc kiểu nhân vật mang thói hư tật xấu trong xã hội.
Câu 8: Em hãy nêu nội dung chính của bài Tiếng cười có lợi ích gì?
Trả lời:
Nội dung chính: những lợi ích mà tiếng cười đem lại cho cuộc sống của chúng ta
Câu 9: Xác định đề tài, cốt truyện, bối cảnh của truyện cười “Văn hay”
Trả lời:
Truyện cười trên thuộc đề tài châm biếm. Cốt truyện xoay quanh tình huống một ông chồng cứ tưởng mình viết đẹp nhưng mà sự thực thì không phải vậy. Bối cảnh gần gũi là hình ảnh hai vợ chồng trao đổi, giao tiếp hàng ngày
Câu 10: Tác giả dân gian đã tạo tiếng cười cho truyện bằng cách nào?
Trả lời:
Tác giả dân gian đã tạo tiếng cười cho truyện bằng cách dùng lời nói của người vợ để châm biếm nhưng người chồng vẫn không hiểu.
Câu 11: Xác định nghĩa hàm ẩn trong câu in đậm sau.
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: Bây giờ là mấy giờ rồi?
Trả lời:
Câu in đậm mang nghĩa hàm ẩn là phê bình học sinh đó đi học không đúng giờ.
Câu 12: Câu thành ngữ Dã tràng xe cát biển Đông có nghĩa hàm ẩn gì?
Trả lời:
Nghĩa hàm ẩn: chỉ con người nhọc công làm việc gì đó nhưng cuối cùng lại vô ích.
Câu 13: Tìm câu mang nghĩa hàm ẩn trong đoạn trích sau đây. Cho biết nghĩa hàm ẩn đó là gì?
Tôi lên tiếng mở đường cho nó:
- Cháu phải gọi “Ba chắt nước giùm con”, phải nói như vậy.
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.
Trả lời:
- Câu mang nghĩa hàm ẩn là: Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.
- Nghĩa hàm ẩn: muốn nhờ ba chắt giúp nước cơm.
Câu 14: Em hiểu thế nào là keo kiệt?
Trả lời:
Keo kiệt là chỉ hà tiện đến mức bủn xỉn, chỉ biết khư khư giữ của cho riêng mình.
Câu 15: Trong câu chuyện Vắt cổ chày ra nước, người đầy tớ mượn ông chủ cái chày giã cua có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Trong câu chuyện “Vắt cổ chày ra nước”, người đầy tớ mượn ông chủ cái chày giã cua có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai và chê trách chủ nhà vì tính keo kiệt bủn xỉn. Mồ hôi từ tay của người làm thấm vào chày giã cua nên việc vắt chày gỗ để ra được nước là cách nói quá về đức tính keo kiệt bủn xỉn đến tận cùng của người chủ nhà.
Câu 16: Theo em, tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích gì? Nhận xét về cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này.
Trả lời:
- Tác giả dân gian sáng tạo các câu chuyện trên với mục đích: Tạo tiếng cười, mua vui, giải trí lành mạnh, vui vẻ, đặc biệt là để phê phán, châm biếm các thói hư tật xấu của con người.
- Cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả dân gian thông qua các truyện cười này: Thể hiện sự vui vẻ, lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống, đồng thời thể hiện sự thâm thúy của ông cha khi định hướng, thay đổi con người một cách nhẹ nhàng mà sâu cay.
Câu 17: Xác định đề tài của 2 văn bản Khoe của và Con rắn vuông.
Trả lời:
- Đề tài văn bản “Khoe của”: phê phán tính khoe khoang.
- Đề tài văn bản “Con rắn vuông”: phê phán tính khoác lác.
Câu 18: Trong câu chuyện Con rắn vuông, tại sao chị vợ không tin lời chồng nhưng vẫn muốn trêu một mẻ?
Trả lời:
Người vợ thông minh có chủ tâm trêu chọc chồng. Ở đây quyền chủ động là thuộc người vợ. Người vợ muốn vạch cái vô lí của chồng nên dồn người chồng tới chỗ tự bộc lộ cái vô lí của mình.
Câu 19: Bài học rút ra từ câu chuyện Con rắn vuông là gì?
Trả lời:
Câu chuyện cười này phê phán những người thiếu kiến thức nhưng lại hay khoác lác, phóng đại sự việc, những người như vậy cuối cùng cũng sẽ trở thành trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Câu 20: So sánh thủ pháp gây cười trong 2 câu chuyện.
Trả lời:
Thủ pháp |
Giống nhau |
Khác nhau |
|
Vắt cổ chày ra nước |
May không đi giày |
||
Tạo tình huống trào phúng |
Bất ngờ, gây sự tò mò, hấp dẫn, hài hước |
Keo kiệt, tính toán chi li với người khác |
Keo kiệt với chính bản thân mình |
Sử dụng biện pháp tu từ |
Chơi chữ |
Chơi chữ đến từ người khác |
Chơi chữ đến từ chính bản thân nhân vật |
Câu 21: So sánh keo kiệt và tiết kiệm.
Trả lời:
- Keo kiệt là cách sống hà tiện, bủn xỉn, chỉ biết giữ của cho mình hoặc thậm chí là keo kiệt với chính bản thân mình.
- Ngược lại tiết kiệm là lối sống tích cực, chi tiêu hợp lý, biết chia sẻ nhưng không hoang phí.
- Ví dụ khi cùng chi tiền để đầu tư cho sức khỏe, những người keo kiệt sẽ nghĩ chỉ cần ăn nhiều, không cần cải thiện bữa ăn, không cần bổ sung thêm các chất, không khám sức khỏe định kỳ. Trong khi đó, những người tiết kiệm sẽ chi tiêu hợp lí, hạn chế mua những thứ không cần thiết, để tiền đi thăm khám, mua thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
Câu 22: Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ về tính khoác lác.
Trả lời:
- Rồng nằm bể cạn phơi râu
Mấy lời anh nói giấu đầu hở đuôi.
- Nói hươu nói vượn.
- Nói thì đâm năm chém mười
Đến khi tối trời chẳng dám ra sân.
- …
Câu 23: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Tiếng cười có lợi ích gì?
Trả lời:
- Giá trị nội dung:
Văn bản "Tiếng cười có lợi ích gì?" là văn bản viết về vấn đề lợi ích của tiếng cười. Qua văn bản, người đọc hiểu hơn về những lợi ích của tiếng cười đối với mỗi cá nhân.
Câu 24: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài Tiếng cười có lợi ích gì?
Trả lời:
- Giá trị nghệ thuật:
+ Văn bản chia bố cục rõ ràng theo các ý chính giúp người đọc dễ theo dõi, nắm bắt nội dung.
+ Lí lẽ và bằng chứng logic, có sức thuyết phục; giúp người đọc người nghe hiểu hơn vấn đề đang bàn luận.
Câu 25: Tìm câu chứa hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết câu đó mang nghĩa hàm ẩn là gì?
Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:
– Vô ăn cơm!
Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:
– Cơm chín rồi!
Anh cũng không quay lại.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Trả lời:
- Câu mang nghĩa hàm ẩn: Cơm chín rồi.
- Nghĩa hàm ẩn: Ba vào ăn cơm.
Câu 26: Tìm câu chứa hàm ý trong các đoạn trích sau và cho biết nội dung của hàm ý đó.
- a) Chuột chù chê khỉ rằng hôi,
Khỉ mới trả lời: “Cả họ mày thơm”.
(Ca dao)
- b) Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thế Lữ)
- c) Tôi bùi ngùi nhìn lão, bảo:
- Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?
(Nam Cao)
Trả lời:
Câu |
Câu mang nghĩa hàm ẩn |
Nghĩa hàm ẩn |
a |
Cả họ mày thơm. |
Mỉa mai, châm biếm chuột chù. Qua đó, bài ca dao ngụ ý phê phán những người không những không nhận thức rõ về khuyết điểm của bản thân mà còn hay chê bai người khác. |
b |
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? |
Sự nuối tiếc quá khứ oanh liệt của con hổ. |
c |
Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? |
Tôi cũng không sung sướng hơn cụ. |
Câu 27: Ghép câu tục ngữ ở cột bên trái với nghĩa hàm ẩn tương ứng ở cột bên phải.
1. Cái nết đánh chết cái đẹp. |
a. Việc làm ra thóc gạo vô cùng vất vả, khó nhọc. |
2. Một hạt thóc vàng chín giọt mồ hôi. |
b. Có danh tiếng tốt quan trọng hơn có nhiều của cải, tiền bạc. |
3. Một điều nhịn chín điều lành. |
c. Cái đẹp về đạo đức có giá trị cao hơn hẳn cái đẹp bên ngoài. |
4. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. |
d. Nhẫn nhịn sẽ giúp tránh được những điều không hay. |
5. Tốt danh hơn lành áo. |
e. Thành thạo, tinh thông một nghề còn hơn biết nhiều nghề không đến nơi đến chốn. |
Trả lời:
1 – c, 2 – a, 3 – d, 4 – e, 5 – b.
Câu 28: Viết bài văn bàn về tính tiết kiệm của con người.
Trả lời:
- Mở bài:
Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa của sự tiết kiệm.
- Thân bài:
- Giải thích: Thế nào là tiết kiệm?
Tiết kiệm là sử dụng của cải, vật liệu.. một cách đúng mức, không xa hoa, lãng phí, sử dụng của cải vật chất, tinh thần của bản thân, gia đình, xã hội vào những việc vô ích.
- Biểu hiện của tiết kiệm
- Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền một cách quá đáng, cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp việc cần đóng góp cũng không đóng góp.
- Tiết kiệm cũng không phải là dè sẻn, để dành, cất kín những tiền của dư thừa, mà ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở (VD: Người dân nào có tiền chưa dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà)
- Sử dụng tiền bạc, của cải vật chất, sức lao động, thời gian.. một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí cũng là tiết kiệm.
- Nguyên nhân tại sao phải tiết kiệm
- Đó là truyền thống của người Việt Nam.
+ Chúng ta đã có những tấm gương sáng ngời như Cụ Hồ, vua Lý Thái Tổ “mặc áo sô, đi giày gai”.
+ Chọn đồ thì chọn những thứ “nồi đồng cối đá”, đồ hư thì sửa lại dùng chứ không bao giờ vứt đi cả đống.
+ Trong kháng chiến luôn có các câu khẩu hiệu: “Cần kiệm để kháng chiến”
- Tiết kiệm là quốc sách, bởi vì tiết kiệm đem lại lợi ích to lớn cho con người và xã hội.
+ Đối với đất nước Việt Nam ta chưa phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, hằng năm hứng chịu biết bao thiên tai.. thì phải tiết kiệm tiết kiệm để tích lũy vốn, phát triển sản xuất, góp phần đưa đất nước phát triển tiến lên, phồn vinh, thịnh vượng, cải thiện đời sống nhân dân.
+ Tiết kiệm giúp đỡ gia đình làm giảm chi tiêu, gánh nặng cho gia đình.
+ Tiết kiệm là biểu hiện của nếp sống văn minh, văn hóa, là biểu hiện đạo đức mỗi người. Người sống tiết kiệm sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng. Kẻ xa hoa ăn xổi ở thì chỉ khiến người ta ghét bỏ khinh bỉ. Xưa nay, những kẻ có thói xấu ném tiền qua cửa sổ đều mau chóng thất cơ lỡ vận, còn những người biết chỉ tiêu hợp lí và thực sự tiết kiệm thì ngày càng giàu có.
+ Giúp chủ động cho tương lai, nhất là những lúc gặp khó khăn hoạn nạn, lúc người nhân, bạn bè cần giúp đỡ.
- Cần tiết kiệm như thế nào?
Ai cũng cần tiết kiệm, tiết kiệm mọi nơi mọi lúc:
- Tiết kiệm tiền của, vật tư trong sản xuất, trong sinh hoạt, trong tiêu dùng của toàn xã hội cũng như của mỗi cá nhân.
- Tiết kiệm thời giờ, sử dụng giờ hợp lý, có hiệu quả.
- Tiết kiệm sức lao động (cải tiến, sắp xếp hợp lý nhất mọi công việc được phân công, tránh làm hùng hục, vô tổ chức).
- Học sinh thì phải biết tiết kiệm thời giờ, đồ dùng, giấy bút, giữ gìn và bảo vệ tài sản của công và của riêng mình như sách giáo khoa, đồ dùng học tập, bàn ghế trường lớp..
- Em luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân, em luôn chăm chỉ học tập và phụ giúp bố mẹ.
- Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên vận động mọi người cùng hưởng ứng chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí của Nhà nước.
- Phê phán, mở rộng vấn đề
- Một số bạn luôn suy nghĩ lệch lạc, gia đình bạn khá giỏi nên bạn muốn tiêu xài bao nhiêu thì tiêu, không biết tiết kiệm vì bạn luôn nghĩ dù có tiêu xài thế nào cũng chẳng ảnh hưởng gì đến đất nước, mà tiết kiệm thì sợ bạn bè chê trách là bủn xỉn. Những suy nghĩ đó các bạn nên dùng lại và suy nghĩ một cách đúng đắn hơn.
- Cần phân biệt tiết kiệm với lối sống ki bo, bủn xỉn, chỉ biết đến bản thân mình.
- Kết bài
Tiết kiệm là một đức tính tốt mà mỗi người chúng ta cần học tập, chúng ta cần phải hiểu rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc thực hành tiết kiệm.
Câu 29: Qua truyện “Khoe của”, em hiểu như thế nào về khoe khoang? Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 - 15 câu trình bày suy nghĩ của em.
Trả lời:
Truyện cười thể hiện tiếng cười trào phúng, nó phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục. Đối tượng của cái cười trong “Khoe của” là cái đáng cười mà nhân vật để lộ qua hành vi ứng xử của mình – thói khoe khoang, một thói xấu phổ biến trong xã hội. Khoe khoang đồng nghĩa với khoe của. Ý nói khoe khoang là thích khoe vật mới lạ hay mới mua để mọi người trầm trồ, khen ngợi. Khoe khoang thường mang tính chất tiêu cực, khiến người có tính này mất kiểm soát. Bởi lẽ trong lúc khoe thường rất hưng phấn, dẫn đến tâm lý không kiềm chế, dễ để lộ ra những điều đáng lý phải giữ bí mật. Khoe khoang cũng khiến con người bị ảo tưởng quá đà về bản thân mình, làm mất đi động lực phấn đấu. Con người là động vật xã hội, nên nhu cầu được chấp nhận, được quan tâm và yêu thương là một nhu cầu xã hội không thể thiếu. Do vậy, khoe khoang là cách người ta muốn thể hiện mình hoàn hảo, “đẳng cấp” trong mắt người khác để thu hút người khác về phía mình. Ví dụ như anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều, sự kiên nhẫn của anh ta là rất đáng khen nhưng chỉ khi nó được áp dụng vào đúng mục đích. Thế mà, anh ta lại dùng quỹ thời gian đó chỉ để đợi lời khen sáo rỗng của người khác về chiếc áo mới của mình. Và đúng là trời không phụ lòng người đã mang đến anh lợn cưới cho anh ta, “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không”. Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh tìm lợn. Cũng như ma tuý, khoe khoang chỉ giải quyết cơn them muốn được chấp nhận ngắn hạn, tạm thời. Vì vậy, mỗi chúng ta nên hạn chế khoe khoang, tập trung vào xây dựng giá trị bản thân lâu dài mới thật sự là giải pháp cơ bản và bền lâu.
Câu 30: Hãy viết đoạn văn khoảng 10 - 12 câu trình bày suy nghĩ của em về thói khoác lác sau khi học xong truyện “Con rắn vuông”.
Trả lời:
Truyện “Con rắn vuông” là tiếng cười phê phán về thói khoác lác của con người. Nói khoác là phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng. Mục đích của việc nói khoác là làm cho người nghe tin vào những điều không có thực. Nói khoác là hành động có tác động tiêu cực đến con người. Nói khoác để vui đùa thì có thể chấp nhận, nhưng cứ mãi khoe khoang, khoác lác về những điều không có thật trên đời thì nó sẽ dần biến thành bản tính của con người. Sẽ chẳng còn ai đặt niềm tin nơi ta nữa, mọi người sẽ dần dần xa lánh. Socrate và Platon có nói một phương ngôn giản dị và hay bậc nhất: “Là kim cương nó không bao giờ phải khoe mình là kim cương cả”. Tại sao người ta nói khoác? Nói khoác có nghĩa là “có ít xít ra nhiều”. Người ta là tre nứa thì mới phải nói khoác mình là gỗ đá, là gỗ đá thì nói khoác mình là sắt thép, từ sắt thép mới khoe mình là vàng bạc, từ vàng bạc mới phô mình là kim cương. Nhưng là kim cương người ta chẳng phải khoe mình là gì cả. Càng thiếu tự tin về mình người ta càng hay khoác lác để che giấu. Khoác lác, “sáng tác” những điều không có, dựng lên sự kiện hay tô vẽ những điều xa vời, hão huyền, hào nhoáng phô trương là thể hiện sự thiếu tự tin và không hài lòng với những gì mình đang có. Khoác lác sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín của chúng ta nên thói xấu này cần được bài trừ, loại bỏ.