Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thức phẩm - Kết nối tri thức - Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Công nghệ 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số | Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Yêu cầu về ổ điện để đảm bảo an toàn lao động trong chế biến thực phẩm là:
A. Bố trí tại các vị trí thuận lợi, chọn các loại ổ cắm chống nước.
B. Bố trí tại các vị trí trên cao, chọn các loại ổ cắm bị rò rỉ điện.
C. Bố trí tại các vị trí gần với bồn rửa, chọn các loại ổ cắm bị rò rỉ điện..
D. Bố trí tại các vị trí xung quanh bếp gas, chọn các loại ổ cắm chống nước.
Câu 2: Công việc chính của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm là:
A. Ném và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau.
B. Thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác.
C. Làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm bột mì.
D. Rửa, thái, đong và trộn thực phẩm để nấu.
Câu 3: Phương pháp sử dụng tác nhân vật lí nhằm:
A. Tiêu diệt các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm, kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm.
B. Bảo quản được thực phẩm trong thời gian dài, giữ được giá trị dinh dưỡng thực phẩm.
C. Rút ngắn thời gian bảo quản.
D. Giảm diện tích nhà xưởng, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Câu 4: Nước có vai trò gì đối với cơ thể con người?
A. Ứng dụng trong việc giảm cơn đói với người thừa cân và người béo phì.
B. Chuyển hóa và trao đổi chất trong tế bào và giữa tế bào với môi trường.
C. Làm khối lượng thức ăn lớn hơn, tạo cảm giác no, giúp cải thiện việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng.
D. Là chất điện giải giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, bỗ não, tim mạch.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về yêu cầu sử dụng vật dụng nhà bếp?
A. Bố trí hợp lí, thuận tiện sử dụng, để xa tầm tay trẻ em với dụng cụ sắc nhọn.
B. Không sử dụng các dụng cụ có dấu hiệu hư hỏng như ổ điện, thớt gãy, đũa mốc,...
C. Không khóa bình gas khi không sử dụng.
D. Các vật dụng dễ cháy được làm từ gỗ, nhựa, vải,... để xa bếp lửa, bếp hồng ngoại.
Câu 6: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm là:
A. Thợ chế biến thực phẩm, thợ cơ khí, kĩ sư xây dựng, đầu bếp trưởng, người chuẩn bị đồ ăn nhanh,...
B. Thợ chế biến thực phẩm, thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm, đầu bếp trưởng, người chuẩn bị đồ ăn nhanh,...
C. Thợ chế biến thực phẩm, thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm, tiếp viên hàng không, người chuẩn bị đồ ăn nhanh,...
D. Thợ chế biến thực phẩm, thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm, đầu bếp trưởng, giáo viên, lập trình viên,...
Câu 7: Cách bảo quản đậu, hạt khô, gạo là:
A. Bảo quản trong các tủ đông lạnh.
B. Sơ chế sạch sẽ và bảo quản lạnh.
C. Khử khuẩn bằng các tác nhân vật lí.
D. Để trong hộp, lọ kín,... bảo quản nơi khô ráo, mát mẻ.
Câu 8: Nếu cơ thể thiếu chất khoáng calcium sẽ dẫn đến hệ quả gì?
A. Thiếu máu.
B. Còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người lớn.
C. Tăng huyết áp.
D. Dẫn đến bệnh bướu cổ.
Câu 9: Kể tên một số vi nấm sinh độc tố?
A. Amino acid.
B. Tetrodotoxin.
C. Clostridium botulinum.
D. Solanine.
Câu 10: Kể tên một vài trường hợp mất vệ sinh an toàn thực phẩm?
A. Bánh mì bị mốc.
B. Rau được nấu chín kĩ trước khi ăn.
C. Đun nước sôi.
D. Rau, củ, quả được rửa sạch.
Câu 11: Người có kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm, có kĩ năng chế biến các loại thực phẩm phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?
A.Đầu bếp trưởng.
B. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
C. Thợ chế biến thực phẩm.
D. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
Câu 12: Với đặc trưng nghề nghiệp, thợ chế biến thực phẩm cần phải:
A. Khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn, có mắt thẩm mĩ tốt, nhạy cảm với mùi vị.
B. Có sự tỉ mỉ, kiên trì, nấu các món ăn đặc sản và phức tạp.
C. Biết sử dụng nhiều thiết bị, máy móc và có khả năng lên kế hoạch để sử dụng các thiết bị, máy móc đạt hiệu quả tối đa.
D. Có kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm; kĩ năng chế biến các loại thực phẩm hay các yêu cầu cụ thể trong an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu 13: Hình ảnh dưới đây thể hiện ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?
A. Thợ chế biến thực phẩm. B. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm. C. Đầu bếp trưởng. D. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh. | ![]() |
Câu 14: Nếu để quá nhiều thực phẩm đã nấu chín trong tủ lạnh, không đảm bảo được nhiệt độ phù hợp sẽ dẫn tới hậu quả nào?
A. Không gây hậu quả.
B. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển mạnh, có thể gây bệnh cho người dùng.
C. Không gian chứa đựng thực phẩm sẽ bị chật.
D. Giảm thời gian vi sinh vật phát triển.
PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Em hãy trình bày một số dụng cụ, nhà bếp thông dụng.
Câu 2 (1 điểm): Theo em, gia đình em bảo quản các dụng cụ, thiết bị nhà bếp như thế nào?
Câu 3 (1 điểm): Tại sao thực phẩm bảo quản đông lạnh lại có thời gian bảo quản dài hơn so với làm lạnh?
BÀI LÀM:
………………………………………………………………………………………....
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM | Bài 1. Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 0 | 1,0 |
Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 2 | 1 | 2,0 | |
Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 5 | 0 | 2,5 | |
TỔ CHỨC VÀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN | Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm | 2 | 0 | 2 | 1 | 1 | 1 | 0 | 0 | 5 | 2 | 4,5 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 4 | 1 | 2 | 1 | 0 | 1 | 14 | 3 | 10 điểm (100%) | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 2đ | 1đ | 1đ | 1đ | 0đ | 1đ | 7đ | 3đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THCS .........
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||||
DINH DƯỠNG VÀ THỰC PHẨM | 1 | 9 | ||||||
Bài 1: Thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm | Nhận biết | Nhận biết được vai trò của nước đối với cơ thể. Nhận biết được hệ quả của việc cơ thể thiếu chất. | ||||||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | ||||||||
Vận dụng cao | ||||||||
Bài 2: Lựa chọn và bảo quản thực phẩm | Nhận biết | Nhận biết được mục tiêu sử dụng tác nhân vật lý trong bảo quản thực phẩm. Nhận biết được cách bảo quản thực phẩm. | ||||||
Thông hiểu | ||||||||
Vận dụng | ||||||||
Vận dụng cao | Giải thích được vấn đề bảo quản thực phẩm | 1 | C3 (TL) | |||||
Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm | Nhận biết | Nhận biết được công việc của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm. Nhận biết một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. | ||||||
Thông hiểu | Chỉ ra được các ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. Chỉ ra được những đặc trưng của thợ chế biến thực phẩm. | 2 | C11, 12 | |||||
Vận dụng | Đưa ra được các ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm | 1 | C13 | |||||
Vận dụng cao | ||||||||
TỔ CHỨC VÀ CHẾ BIẾN MÓN ĂN | 2 | 5 | ||||||
Bài 4: An toàn lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm | Nhận biết | Nhận biết được yêu cầu về an toàn lao động Nhận biết được nội dung không đúng về yêu cầu sử dụng vật dụng nhà bếp | 2 | C1, 5 | ||||
Thông hiểu | Chỉ ra được một số loại thực phẩm có độc. Chỉ ra được một số trường hợp mất an toàn vệ sinh thực phẩm Trình bày được một số dụng cụ nhà bếp | 1 | 2 | C1 (TL) | C9, 10 | |||
Vận dụng | Đưa ra được hậu quả của vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm. - Đưa ra được cách bảo quản dụng cụ nhà bếp của gia đình em | 1 | 1 | C2 (TL) | C14 | |||
Vận dụng cao | ||||||||