Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 9 (Chế biến thực phẩm) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 02
Câu 1: Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt là?
A. Làm gỏi.
B. Muối dưa.
C. Trộn salad.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Trong các phương pháp sau, phương pháp nào không sử dụng nhiệt để chế biến thực phẩm?
A. Chiên.
B. Hấp.
C. Nướng.
D. Muối dưa.
Câu 3: Loại thực phẩm nào sau đây có thể được chế biến mà không cần sử dụng nhiệt?
A. Salad rau củ.
B. Bánh mì nướng.
C. Trứng rán.
D. Súp nóng.
Câu 4: Vì sao thực phẩm lên men (dưa muối, kim chi) có thể bảo quản lâu hơn?
A. Vì có nhiều muối giúp ngăn vi khuẩn gây hại.
B. Vì lên men tạo ra các vi khuẩn có lợi, giúp bảo quản thực phẩm.
C. Vì độ chua cao giúp ức chế vi khuẩn gây hại.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Khi chiên cá, để tránh bị bắn dầu, bạn nên làm gì?
A. Để cá thật ráo nước trước khi chiên.
B. Cho nhiều dầu vào chảo.
C. Đậy nắp kín khi chiên.
D. Chiên cá ở lửa lớn ngay từ đầu.
Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi 6 và 7:
Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với thực đơn như sau:
STT | Tên món | Thực phẩm | Đơn vị tính | Số lượng | |||
Bố | Mẹ | Con | Tổng | ||||
1 | Cơm | Gạo | g | 150 | 100 | 120 | 370 |
2 | Thịt gà luộc | Thịt gà ta | g | 150 | 120 | 130 | 400 |
3 | Trứng kho | Trứng gà | Quả | 1 | 1 | 1 | 3 |
4 | Cải ngọt luộc | Rau cải ngọt | g | 200 | 200 | 200 | 600 |
5 | Dưa hấu | Dưa hấu | g | 200 | 150 | 150 | 500 |
6 | Sữa | Sữa bò | mL | 200 | 200 |
Câu 6: Bước đầu tiên để tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn là
A. Xác định giá thành hiện tại trên thị trường của từng loại thực phẩm có trong thực đơn.
B. Tính tổng chi phí cho bữa ăn.
C. Xác định khối lượng thực phẩm cần dùng trong bữa ăn.
D. Xác định đơn giá ước tính theo đơn vị đồng.
Câu 7: Theo dữ liệu trên, đơn giá ước tính của thực phẩm là
A. Quả.
B. Gam.
C. Tạ.
D. Đồng.
Câu 8: Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp nấu là gì?
A. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc).
B. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.
C. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.
D. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.
Câu 9: Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm là
A. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
B. Giòn, ráo nước.
C. Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
D. Màu sắc thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.
Câu 10: Khi tính chi phí cần lưu ý điều gì giữa đơn vị tính khối lượng thực phẩm và giá tiền?
A. Tính thống nhất.
B. Tính chặt chẽ.
C. Tính mâu thuẫn.
D. Tính giao nhau.
Câu 11: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp kho trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?
A. Nước luộc trong.
B. Thực phẩm mềm nhừ, không nát, ít nước, hơi sánh.
C. Thơm ngon, vị mặn.
D. Màu vàng nâu.
Câu 12: Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?
A. Luộc.
B. Rán (chiên).
C. Hấp.
D. Nướng.
Câu 13: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?
A. Phương pháp trộn dầu giấm.
B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).
C. Phương pháp lên men lactic.
D. Phương pháp sấy khô.
Câu 14: Quan sát các hình sau và cho biết món ăn nào được chế biến bằng phương pháp lên men lactic?
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 15: Đơn vị tính là lít. Vậy 200 mi-li-lít bằng bao nhiêu lít?
A. 2 lít.
B. 20 lít.
C. 200 lít.
D. 0,02 lít.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................