Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Công nghệ 9 (Chế biến thực phẩm) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 1 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9 KẾT NỐI TRI THỨC CUỐI KÌ 1
Đề số 03
Câu 1: Phương pháp nào dưới đây sử dụng nhiệt trong chế biến thực phẩm?
A. Xào.
B. Hấp.
C. Luộc.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2: Tại sao khi luộc rau nên cho rau vào nước đang sôi thay vì nước lạnh?
A. Giúp rau giữ màu xanh đẹp hơn.
B. Giảm thời gian nấu, giữ vitamin tốt hơn.
C. Làm rau chín đều hơn.
D. Cả A và B đúng.
Câu 3: Mục đích của việc chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt là gì?
A. Giữ nguyên độ tươi ngon và vitamin của thực phẩm.
B. Làm chín thực phẩm.
C. Tiêu diệt vi khuẩn.
D. Làm mềm thực phẩm.
Câu 4: Phương pháp nào thường sử dụng các loại rau củ quả tươi sống, trộn với gia vị?
A. Luộc.
B. Chiên.
C. Trộn hỗn hợp (nộm, gỏi).
D. Hấp.
Câu 5: Khi làm gỏi hải sản sống, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cần làm gì?
A. Ngâm hải sản trong nước muối loãng trước khi chế biến.
B. Chọn hải sản tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng.
C. Sử dụng các loại gia vị có tính sát khuẩn như chanh, giấm.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi 6 và 7:
Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với thực đơn như sau:
STT | Tên món | Thực phẩm | Đơn vị tính | Số lượng | |||
Bố | Mẹ | Con | Tổng | ||||
1 | Cơm | Gạo | g | 150 | 100 | 120 | 370 |
2 | Thịt gà luộc | Thịt gà ta | g | 150 | 120 | 130 | 400 |
3 | Trứng kho | Trứng gà | Quả | 1 | 1 | 1 | 3 |
4 | Cải ngọt luộc | Rau cải ngọt | g | 200 | 200 | 200 | 600 |
5 | Dưa hấu | Dưa hấu | g | 200 | 150 | 150 | 500 |
6 | Sữa | Sữa bò | mL | 200 | 200 |
Câu 6: Để tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn cần thực hiện theo mấy bước?
A. 3 bước.
B. 4 bước.
C. 2 bước.
D. 6 bước.
Câu 7: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm sữa là
A. Ki-lô-gam.
B. Mi-li-lít.
C. Tạ.
D. Đề-xi-mét.
Câu 8: Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp luộc là gì?
A. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
B. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật.
C. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
D. Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị.
Câu 9: Để chế biến các món ăn bằng phương pháp lên men lactic cần
A. Thực phẩm động vật được chế biến chín trước đó, cắt thái phù hợp.
B. Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối hoặc đem ướp muối, có thể cho thêm đường và một số loại gia vị khác.
C. Trộn chung nguyên liệu thực vật với động vật và gia vị.
D. Cho vào nguyên liệu đã chuẩn bị hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu với tỉ lệ vừa ăn.
Câu 10: Để tính toán chi phí bữa trưa, bước đầu tiên cần thực hiện là gì?
A. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà luộc (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
B. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (00mL).
C. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng kho (3 quả), rau cải ngọt (900g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
D. Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (900mL).
Câu 11: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp luộc trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?
A. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo,...
B. Thực phẩm có nguồn gốc động vật chín: chín mềm, không dai, không nhừ nát,...
C. Nước luộc trong.
D. Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.
Câu 12: Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp)?
A. Thực phẩm chín mềm.
B. Thực phẩm nhừ, không nát, hơi sánh.
C. Ráo, không có hoặc rất ít nước.
D. Hương vị thơm ngon, màu sắc đặc trưng của món.
Câu 13: Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm?
A. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
B. Vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo.
C. Màu sắc của thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.
D. Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu.
Câu 14: Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp lên men lactic?
A. Giòn, khô ráo, có vị vừa đủ.
B. Thực phẩm giòn.
C. Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men.
D. Vị chua dịu, vừa ăn, màu sắc hấp dẫn.
Câu 15: Đơn vị tính là đồng/kg. Vậy 370g bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
A. 37g.
B. 0,037g.
C. 3 700g.
D. 0,37g.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................