Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Chế biến thực phẩm - Kết nối tri thức - Cuối kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 học kì 2 môn Công nghệ 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9
KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Đọc thông tin sau và trả lời câu 1:
Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với thực đơn như sau:
STT | Tên món | Thực phẩm | Đơn vị tính | Số lượng | |||
Bố | Mẹ | Con | Tổng | ||||
1 | Cơm | Gạo | g | 150 | 100 | 120 | 370 |
2 | Thịt gà luộc | Thịt gà ta | g | 150 | 120 | 130 | 400 |
3 | Trứng kho | Trứng gà | Quả | 1 | 1 | 1 | 3 |
4 | Cải ngọt luộc | Rau cải ngọt | g | 200 | 200 | 200 | 600 |
5 | Dưa hấu | Dưa hấu | g | 200 | 150 | 150 | 500 |
6 | Sữa | Sữa bò | mL | 200 | 200 |
Câu 1 (0,25 điểm). Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm trứng gà là
A. Mi-li-lít.
B. Gam.
C. Yến.
D. Quả.
Câu 2 (0,25 điểm). Muốn làm món ăn soup gà nấm, cần chuẩn bị những thực phẩm nào?
A. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
B. Thịt bò, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
C. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm đùi gà, nấm hương khô.
D. Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, rau muống.
Câu 3 (0,25 điểm). 0,5 quả ngô ngọt có đơn giá ước tính 10 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?
A. 15 000 đồng.
B. 3 000 đồng.
C. 7 000 đồng.
D. 5 000 đồng.
Câu 4 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp luộc là gì?
A. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
B. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.
C. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.
Câu 5 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình trình bày món ăn của phương pháp luộc là gì?
A. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
B. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
C. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp.
D. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp (có thể sử dụng nước luộc).
Câu 6 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp nấu là gì?
A. Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.
B. Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
C. Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị.
D. Trình bày theo đặc trưng mỗi món.
Câu 7 (0,25 điểm). Công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp kho là gì?
A. Trình bày tùy ý theo đặc trưng mỗi món.
B. Bày món ăn vào đĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp.
C. Làm sạch thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị.
D. Sử dụng lửa nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm.
Câu 8 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nấu trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng?
A. Hương vị thơm ngon.
B. Thực phẩm chín mềm, không dai, không nát.
C. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật.
D. Màu sắc hấp dẫn.
Câu 9 (0,25 điểm). Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc
A. Thịt kho, canh, bánh bao.
B. Đậu phộng, rau, bún xào.
C. Cá kho, thịt luộc, rau xào.
D. Rau luộc, trứng luộc, thịt luộc.
Câu 10 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp)?
A. Thực phẩm chín mềm.
B. Thực phẩm nhừ, không nát, hơi sánh.
C. Ráo, không có hoặc rất ít nước.
D. Hương vị thơm ngon, màu sắc đặc trưng của món.
Câu 11 (0,25 điểm). Đâu không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp rán (chiên) trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng?
A. Giòn xốp, ráo mỡ, chín kĩ, không cháy sém hay vàng non.
B. Khô, săn chắc, mùi thơm.
C. Hương vị thơm ngon, vừa miệng.
D. Có lớp ngoài màu vàng nâu bao quanh thực phẩm.
Câu 12 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh sau và cho biết món ăn được chế biến bằng phương pháp nào?
A. Luộc. B. Rán (chiên). C. Hấp. D. Nướng. |
Câu 13 (0,25 điểm). Để thực hiện món ăn rau củ luộc cần chuẩn bị những dụng cụ nào?
A. Dao thái, thớt, nồi, rổ, rây lọc, găng tay chuyên dụng.
B. Dao thái, thớt, đĩa sâu lòng, bát tô.
C. Dao thái, nồi đun, rổ, găng tay chuyên dụng.
D. Dao thái, nồi, bếp đun, đũa, đĩa đựng.
Câu 14 (0,25 điểm). Đâu là bước chế biến của món thịt bò xào?
A. Cho cơm vào chảo, nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo đều cùng các nguyên liệu.
B. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng, cho hết phần thịt bò đã ướp gia vị vào xào nhanh với lửa lớn trong 2 phút.
C. Cho lượng dầu vừa đủ vào chảo, đun nóng đến khi thấy sủi bọt lăn tăn thì cho nem vào để rán.
D. Lót giấy, xoa dầu vào khuôn, đổ hỗn hợp bột bánh vào.
Câu 15 (0,25 điểm). Công việc của chuyên gia dinh dưỡng là gì?
A. Chuẩn bị, chế biến thịt, cá và các thực phẩm liên quan.
B. Đánh giá, lập kế hoạch và thực hiện các chương trình để tăng cường tác động của thực phẩm và dinh dưỡng với sức khỏe con người.
C. Vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác.
D. Hướng dẫn đầu bếp và nhân viên khác trong việc chuẩn bị, nấu ăn, trang trí và trình bày của thực phẩm.
Câu 16 (0,25 điểm). Thế nào là phương pháp trộn dầu giấm?
A. Sử dụng nhiều loại nguyên liệu thực phẩm đã được làm chính bằng các phương pháp khác, sử dụng nhiều loại gia vị tỏi, ớt, giấm, đường, được sử dụng là món khai vị bởi màu sắc đẹp, mùi vị hấp dẫn.
B. Thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
C. Thực phẩm được ngâm trong các hỗn hợp như giấm chất mặn, đường, tỏi, ớt,...
D. Phương pháp làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng.
Câu 17 (0,25 điểm). Các món ăn sử dụng phương pháp trộn dầu giấm có hương vị như nào?
A. Vị cay nồng, ngọt, béo.
B. Vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo.
C. Vị chua dịu, nhạt, béo.
D. Vị chua dịu, cay nồng, hơi mặn ngọt.
Câu 18 (0,25 điểm). Người ta thường sử dụng các gia vị nào của phương pháp trộn dầu giấm?
A. Dầu ăn, mì chính, nước sốt.
B. Dầu ăn, muối, đường, tiêu.
C. Dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu.
D. Dầu ăn, đường, tiêu, hạt nêm.
Câu 19 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?
A. Phương pháp trộn dầu giấm. B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm). C. Phương pháp lên men lactic. D. Phương pháp sấy khô. |
Câu 20 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?
A. Phương pháp trộn dầu giấm. B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm). C. Phương pháp lên men lactic. D. Phương pháp bảo quản lạnh. |
Câu 21 (0,25 điểm). Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?
A. Phương pháp trộn dầu giấm. B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm). C. Phương pháp lên men lactic. D. Phương pháp sấy khô. |
Câu 22 (0,25 điểm). Khi chế biến bằng phương pháp lên men lactic cần lưu ý điều gì?
A. Để thực phẩm trong các lọ, hộp kín,...
B. Thực phẩm để càng lâu ăn càng có vị ngon.
C. Dùng vật nặng để nén chặt thực phẩm trong phương pháp muối.
D. Ngâm thực phẩm từ 5 – 10 phút.
Câu 23 (0,25 điểm). Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp lên men lactic?
A. Giòn, khô ráo, có vị vừa đủ.
B. Thực phẩm giòn.
C. Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men.
D. Vị chua dịu, vừa ăn, màu sắc hấp dẫn.
Câu 24 (0,25 điểm). Món dưa muối được chế biến theo phương pháp lên men lactic, sau bao lâu dưa muối có thể sử dụng được?
A. Sau 4 đến 7 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu xanh là đã chua, có thể lấy ra sử dụng.
B. Sau 2 đến 3 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu vàng là đã ngọt, cay, có thể lấy ra sử dụng.
C. Sau 2 đến 3 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu vàng là đã chua, có thể lấy ra sử dụng.
D. Sau 1 đến 2 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu vàng xanh là đã chua, có thể lấy ra sử dụng.
Câu 25 (0,25 điểm). Cho biết ý nào dưới đây là cách trình bày món trộn hỗn hợp nộm su hào?
- Dưa chuột rửa sạch, thái lát mỏng.
- Lạc xát vỏ, chia làm hai phần.
- Trang trí thêm rau, ớt, dưa chuột tùy ý theo sáng tạo cá nhân. Ăn kèm với bánh phồng tôm, nước chấm chanh, tỏi, ớt pha loãng.
- Rau răm, mùi tàu, rau thơm nhặt rửa sạch, thái nhỏ, chia làm hai phần.
- Cho nộm vào đĩa, sau đó rắc lạc rang, hành phi, rau thơm còn lại lên trên.
A. (2); (5).
B. (3); (5).
C. (1); (4).
D. (3); (4).
Câu 26 (0,25 điểm). Cho biết ý nào dưới đây là cách sơ chế món muối chua dưa cải?
- Cải bẹ xanh nhặt bỏ phần sâu, úa, rửa sạch, chẻ tàu cải làm đôi, cắt khúc dài khoảng 3cm.
- Đổ hỗn hợp nước + muối + đường vào vại.
- Hành củ tươi nhặt cỏ phần úa, cắt rễ, rửa sạch, củ to chẻ mỏng, cắt khúc dài khoảng 3cm, trộn đều với cải, để ráo nước.
- Dưa cải dùng làm món ăn kèm với các món thịt kho, thịt rán, thịt luộc cùng nước chấm có vị cay, ngọt, mặn.
- Đun hỗn hợp nước gồm một lít nước, 60g muối và 20g đường cho sôi, sau đó để nguội.
A. (2); (4); (5).
B. (1); (3); (4).
C. (1); (2); (3).
D. (1); (3); (5).
Câu 27 (0,25 điểm). Cho biết ý nào dưới đây là cách chế biến món trộn hỗn hợp nộm su hào?
- Dưa chuột rửa sạch, thái lát mỏng.
- Lạc xát vỏ, chia làm hai phần.
- Trộn hỗn hợp su hào với một phần rau răm, rau thơm, mùi tàu thái nhỏ với một phần lạc rang với một phần hành phi, thêm chút nước mắm ngon vừa ăn, tạo thành hỗn hợp nộm.
- Rau răm, mùi tàu, rau thơm nhặt rửa sạch, thái nhỏ, chia làm hai phần.
- Cho nộm vào đĩa, sau đó rắc lạc rang, hành phi, rau thơm còn lại lên trên.
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
Câu 28 (0,25 điểm). Tại sao chỉ trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu trước khi ăn khoảng 5 đến 10 phút?
A. Để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu.
B. Để thực phẩm giữ nguyên mùi vị hăng ban đầu.
C. Để thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và lên màu đẹp mắt.
D. Để thực phẩm giảm đi mùi vị hương liệu của dầu, giấm, đường.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Nêu một số lợi ích cơ bản của việc chế biến thực phẩm bằng nhiệt.
Câu 2 (1,0 điểm). Tại sao chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp bảo quản?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 0,75 |
Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt | 4 | 0 | 5 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 12 | 1 | 4,0 |
Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt | 3 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 13 | 0 | 5,25 |
Tổng số câu TN/TL | 8 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 28 | 2 | 10,0 |
Điểm số | 2,0 | 2,0 | 3,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 7,0 | 3,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
Bài 5 | 3 | 0 | ||||
Bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn | Nhận biết | - Biết được đơn vị tính của thực phẩm trứng gà. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Biết được thực phẩm cần chuẩn bị để làm món ăn soup gà nấm. | 1 | C2 | |||
Vận dụng | - Xác định được chi phí dự tính. | 1 | C3 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 6 | 12 | 1 | ||||
Bài 6: Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt | Nhận biết | - Biết được công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu, trình bày món ăn của phương pháp luộc. - Biết được công việc cụ thể trong quá trình chế biến của phương pháp nấu. - Biết được công việc cụ thể trong quá trình sơ chế nguyên liệu của phương pháp kho. - Nêu được một số lợi ích cơ bản của việc chế biến thực phẩm bằng nhiệt | 4 | 1 | C4, 5, 6, 7 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Biết được ý không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nấu trong chế biến thực phẩm bằng nước nóng. - Kể tên được một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp luộc. - Biết được ý không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp chế biến thực phẩm bằng hơi nước nóng (hấp). - Biết được ý không phải yêu cầu kĩ thuật của phương pháp rán (chiên) trong chế biến thực phẩm bằng dầu, mỡ nóng. - Nhận diện được phương pháp chế biến món ăn. | 5 | C8, 9, 10, 11, 12 | |||
Vận dụng | - Nêu được dụng cụ cần chuẩn bị để thực hiện món ăn rau củ luộc. - Biết được bước chế biến của món thịt bò xào. - Nêu được công việc của chuyên gia dinh dưỡng. | 3 | C13, 14, 15 | |||
Vận dụng cao | ||||||
Bài 7 | 13 | 1 | ||||
Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt | Nhận biết | - Biết được khái niệm phương pháp trộn dầu giấm. - Biết được hương vị món ăn sử dụng phương pháp trộn dầu giấm. - Biết được gia vị thường được phương pháp trộn dầu giấm. | 3 | C16, 17, 18 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được phương pháp trộn. - Biết được điều cần lưu ý khi chế biến bằng phương pháp lên men lactic. - Biết được ý không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp lên men lactic. - Biết được dịp món ăn sử dụng phương pháp trộn, phương pháp lên men lactic thường được sử dụng. | 6 | C19, 20, 21, 22, 23, 24 | |||
Vận dụng | - Nêu được cách trình bày món trộn hỗn hợp nộm su hào. - Nêu được cách sơ chế món muối chua dưa cải. - Nêu được cách chế biến món trộn hỗn hợp nộm su hào. - Nêu được lí do chỉ trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu trước khi ăn khoảng 5 đến 10 phút. | 4 | C25, 26, 27, 28 | |||
Vận dụng cao | - Nêu được lí do chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt cần kết hợp chặt chẽ với các phương pháp bảo quản. | 1 | C2 (TL) |