Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P2)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Địa lí 12 bộ sách Cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P2). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG 2: MỘT SỐ THIÊN TAI, NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG 

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về Bão 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống bão ở nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác hình 1.5, mục Em có biết, thông tin mục II.1 SGK tr.9 – 10 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống bão ở nước ta. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm, giao cho các nhóm tìm hiểu trước thông tin trong bài học và sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về bão.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về lũ lụt.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về hạn hán.

+ Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về một số thiên tai khác.

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 2 như sau: 

Khai thác hình 1.5, mục Em có biết, thông tin mục II.1 SGK tr.9 – 10 và hoàn thành Phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI

Nguyên nhân

 

Hậu quả

 

Biện pháp phòng chống

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về bão và áp thấp nhiệt đới (Đính kèm phía dưới hoạt động 2.1). 

- GV yêu cầu HS cả lớp sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu về một số siêu bão đã từng đổ bộ vào Việt Nam. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 3 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 1, 2 lần lượt trình bày về nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống bão ở nước ta theo Phiếu học tập số 3.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu về một số siêu bão đã từng đổ bộ vào Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận về nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống bão ở nước ta.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Một số thiên tai, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống

1. Bão 

Kết quả Phiếu học tập số 3 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.1. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ BÃO 

BẢNG: SỐ CƠN BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI TRÊN BIỂN ĐÔNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2021

Năm

Bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông

Bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam

2010

9

5

2015

6

5

2017

20

5

2019

12

6

2021

11

6

(Nguồn: Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng,chống thiên tai năm 2022)

BẢNG: THIỆT HẠI DO BÃO VÀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Năm

Thiệt hại về người (người)

Thiệt hại về kinh tế (nghìn tỉ đồng)

2010

36

1,5

2015

34

0,4

2017

43

43

2019

38

3

2021

25

36

(Nguồn: Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai năm 2022)

BẢNG: CẤP GIÓ THEO THANG BÔ-PHO

Cấp gió

Cấp bão

Tốc độ gió (km/h)

0 - 3

Gió nhẹ

< 19

4 - 5

Gió vừa

20 – 38

6 - 7

Áp thấp nhiệt đới

39 – 61

8 - 9

Bão

62 – 88

10 – 11

Bão mạnh

89 – 117

12 – 15

Bão rất mạnh

118 – 183

>= 16

Siêu bão

>= 184

 

BẢNG: THIỆT HẠI DO MƯA LŨ GÂY RA Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 – 2019

Năm

2010

2015

2019

Tổng thiệt hại bằng tiền (tỉ đồng)

14 411

5 199

3 198

 

https://www.youtube.com/watch?v=iIred7oIkpA&t=238s

https://www.youtube.com/watch?v=im08YRl3df4

https://www.youtube.com/watch?v=TifV-S8arf8

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

BÃO

Nguyên nhân

Bão thường được hình thành trên các vùng biển ẩm (có nhiệt độ trên 26 °C), nơi có quá trình đối lưu, bốc hơi và hội tụ mạnh của không khí. Ở nước ta, bão thường được hình thành và di chuyển vào từ Biên Đông hoặc Thái Bình Dương.

Hậu quả

- Về người và sức khoẻ cộng đồng: Bão có thể gây thiệt hại về người (bị thương, chết), làm giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ dịch bệnh, ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ cộng đồng.

- Về kinh tế: Bão thường làm hư hỏng, mất mát nhà cửa, tài sản, phương tiện giao thông, công trình xây dựng; thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; gián đoạn sản xuất công nghiệp và các ngành dịch vụ....

- Về môi trường: Bão thường gây ô nhiễm môi trường và là nguyên nhân làm xuất hiện các loại thiên tai khác như: lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất....

Biện pháp phòng chống

a. Nhóm biện pháp lâu dài 

- Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển nhằm làm suy yếu cường độ hoạt động của bão khi đổ bộ vào đất liền.

- Nghiên cứu, tăng cường đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả (tính chính xác, kịp thời) của công tác dự báo bão.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng, hiện đại hoá phương tiện cứu hộ, cứu nạn nhằm tăng hiệu quả phòng chống bão.

- Giáo dục, tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bão và biện pháp phòng chống bão,...

b, Nhóm biện pháp cụ thể

- Trước khi có bão:

+ Chặt, cưa bỏ cây khô, cảnh to ở vườn nhà, trường học để đề phòng bị gãy đổ khi có bão.

+ Dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch, chất đốt và các vật dụng cần thiết cho gia đình.

+ Thực hiện các biện pháp phòng chống bão: chẳng chống nhà cửa, bảo quản, cất giữ các giấy tờ quan trọng, sách vở, tài sản, công cụ sản xuất,.

+ Thường xuyên theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và các chỉ đạo về ứng phó với bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chỉ đạo của địa phương và nhà trường.

+ Sơ tán và trú ẩn ở những nơi an toàn, được xây kiên cố như: nhà ở, các công trình công cộng, trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế,...

- Trong khi có bão: 

+ Không ra khỏi nơi tránh bão.

+ Tránh xa các khu vực nguy hiểm như: cửa kính, cột điện, đường dây điện, cây cao,...

+ Thực hiện theo hướng dẫn của nhà trường, địa phương, gia đình về các việc nên làm, không nên làm khi đang có bão....

- Sau khi có bão:

+ Tiếp tục theo dõi thông tin về bão, đề phòng mưa lớn, lũ lụt và các thiên tai khác có thể xảy ra.

+ Tham gia cứu giúp người bị nạn theo hướng dẫn của người thân, địa phương, nhà trường.

+ Kiểm tra nhà ở, tài sản, đồ dùng, công cụ sản xuất, nguồn điện, nguồn nước, lương thực, thực phẩm dự trữ của gia đình,... nhằm phát hiện các thiệt hại cần khắc phục, sửa chữa.

+ Dọn dẹp, vệ sinh môi trường ở gia đình, cộng đồng và nhà trường để phòng dịch bệnh....

 

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Một số siêu bão đã từng đổ bộ vào Việt Nam:

- Bão số 9 (bão Molave), tháng 10/2020:

+ Đổ bộ vào miền trung Việt Nam với sức gió giật có lúc lên tới 176 km/giờ tại thành phố Quảng Ngãi, lượng mưa trong 24 giờ tại Sơn Kỳ (Quảng Ngãi) đạt mức 470mm.

+ Bão số 9 và hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, úng ngập, sạt lở đất khiến 80 người chết và mất tích. Thiệt hại về kinh tế khoảng 10.000 tỷ đồng.

Tàu du lịch và thuyền của ngư dân trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị bão số 9 năm 2020 đánh chìm và hư hỏng nặng

- Bão số 12 (bão Damrey), tháng 11/2017

+ Đổ vào Nam Trung Bộ và một phần phía nam Tây Nguyên Việt Nam, đầu tháng 11/2017. Bão đổ vào các tỉnh Khánh Hòa-Phú Yên với sức gió cấp 11-12 giật cấp 13-14.

+ Cơn bão làm 107 người chết, 16 người mất tích, 342 người bị thương; hơn 4.000 ngôi nhà bị thiệt hại từ 50% trở lên; 11.224 ha lúa và 27.301 ha hoa màu bị thiệt hại.

Nước lũ làm ngập nhiều tuyến đường nông thôn ở huyện M’Đrắc, tỉnh Đắk Lắk, gây ách tắc giao thông

- Bão số 14 (bão Hải Yến), 2013:

+ Là một trong những cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới. Đổ bộ vào Phi-lip-pin đầu tháng 11/2013, làm khoảng 6.300 người chết, gần 28.700 người bị thương và hơn 1.000 người mất tích tại Phi-lip-pin. Sau khi càn quét Phi-lip-pin, bão Hải Yến đi vào Biển Đông với sức gió giật trên cấp 17.

- Cơn bão đã quét qua vùng biển các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình và đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh của Việt Nam làm 18 người chết, 2 người mất tích, 93 người bị thương.

- Bão Hải Yến làm 149 nhà sập đổ, bị cuốn trôi và 4.567 nhà ngập nước; 3.828 ha lúa, 52.363 ha hoa màu bị thiệt hại.

“Siêu bão” Hải Yến

- Bão số 8 (bão Sơn Tinh) tháng 10/2012

Đổ vào Việt Nam cuối tháng 10/2012. Khi vào Biển Đông bão có sức gió lên tới cấp 13, mạnh cấp 11 - 12, giật cấp 14. Khi tiến gần ven biển các tỉnh Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình, bão mạnh cấp 11 - 12, gió mạnh có lúc giật tới cấp 14.

+ Bão Sơn Tinh làm 8 người chết, 2 người mất tích, 90 người bị thương; 429 nhà bị sập đổ, cuốn trôi và 60.404 nhà tốc mái, hư hại; hơn 33.953 ha lúa, 90.616 ha hoa màu bị ngập, hư hại.

Bão số 8, năm 2012 gây ảnh hưởng trực tiếp tại tỉnh Nam Định, làm đổ cột truyền dẫn, phát sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Nam Định cao 180m

 

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về Lũ lụt. 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 1.6, 1.7, mục Em có biết, thông tin mục II.2 SGK tr.11 – 12 và hoàn thành Phiếu học tập số 4: Trình bày nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 4 của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 8 nhóm, giao cho các nhóm tìm hiểu trước thông tin trong bài học và sưu tầm thêm tư liệu trên sách, báo, internet, tìm hiểu về một số thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam.

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về bão.

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về lũ lụt.

+ Nhóm 5, 6: Tìm hiểu về hạn hán.

+ Nhóm 7, 8: Tìm hiểu về một số thiên tai khác.

- GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3, 4 như sau: 

Khai thác Hình 1.6, 1.7, mục Em có biết, thông tin mục II.2 SGK tr.11 – 12 và hoàn thành Phiếu học tập số 4.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

LŨ LỤT

Nguyên nhân

 

Hậu quả

 

Biện pháp phòng chống

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về lũ lụt (Đính kèm phía dưới hoạt động 2.2). 

- GV yêu cầu HS cả lớp sưu tầm thêm thông tin trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu về một số đợt lũ lụt lớn từng đổ bộ vào Việt Nam. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 4 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện Nhóm 3, 4 lần lượt trình bày về nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta theo Phiếu học tập số 4.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS giới thiệu về một số đợt lũ lụt lớn   đã từng đổ bộ vào Việt Nam (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 4.

- GV kết luận về nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

II. Một số thiên tai, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp phòng chống

2. Lũ lụt

Kết quả Phiếu học tập số 4 đính kèm phía dưới Hoạt động 2.2. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TƯ LIỆU VỀ LŨ LỤT

BẢNG: THIỆT HẠI DO  LŨ LỤT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020

Năm

Thiệt hại về người (người)

Thiệt hại về kinh tế (nghìn tỉ đồng)

2010

261

14,4

2015

92

5,2

2017

314

16,0

2018

147

2,1

2019

41

3,2

2020

240

0,7

(Nguồn: Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai năm 2021)

https://www.youtube.com/watch?v=im08YRl3df4https://www.youtube.com/watch?v=zP59rfU4m70

https://www.youtube.com/watch?v=r1I8AVs66nc https://www.youtube.com/watch?v=oMBiHUtqe-g

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

LŨ LỤT

Nguyên nhân

Lũ lụt thường hình thành do mưa lớn tập trung ở một khu vực trong một thời gian nhất định; do vỡ đập, vỡ đê; nước biển dâng do bão. Trong đó mưa lớn là nguyên nhân gây lũ lụt chủ yếu ở nước ta.

Hậu quả

- Về người: Lũ lụt có thể gây đuối nước, bị thương, mất tích, tăng nguy cơ dịch bệnh,...

- Về kinh tế: Lũ lụt gây hư hỏng tài sản, nhà ở, công trình xây dựng; gây thiệt hại về cây trồng, vật nuôi; ảnh hưởng xấu đến các ngành sản xuất và dịch vụ;...

- Về môi trường: Lũ lụt gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt và sản xuất; góp phần làm gia tăng nhiễm mặn, nhiễm phèn ở vùng ven biển.

Biện pháp phòng chống

a. Nhóm biện pháp lâu dài 

- Bảo vệ rừng, mở rộng diện tích rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ nhằm điều hoà nguồn nước, hạn chế lũ lụt.

- Hiện đại hoá cơ sở vật chất kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo sớm lũ lụt, cứu hộ, cứu nạn khi lũ lụt xảy ra.

- Giáo dục, tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lũ lụt và biện pháp phòng chống lũ lụt,...

b. Nhóm biện pháp cụ thể

+ Trước khi có lũ lụt: 

- Theo dõi thông tin dự báo, cảnh báo và các chỉ đạo của địa phương, nhà trường về ứng phó với lũ lụt trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Trao đổi với gia đình, người thân để lập kế hoạch và biện pháp phòng tránh khi lũ lụt xảy ra; thực hiện theo hướng dẫn của địa phương và nhà trường.

- Chuẩn bị các thiết bị liên lạc, phương tiện cứu sinh (nếu có); lưu thông tin và địa chỉ có thể liên hệ khẩn cấp khi cần hỗ trợ (số điện thoại của người thân, nhà trường, chính quyền địa phương,...).

- Dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm, nước sạch, thuốc và đồ dùng y tế cho gia đình; bảo quản giấy tờ quan trọng, tài sản, đồ dùng học tập, công cụ sản xuất để tránh hư hỏng do ngập nước và cuốn trôi do lũ.

- Sơ tán và trú ẩn ở những nơi an toàn, được xây kiên cố như: nhà cao tầng, các công trình công cộng, trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế,...

+ Trong khi có lũ lụt: 

- Không rời khỏi nơi phòng tránh lũ lụt, tránh xa các dòng thoát lũ, miệng cống thoát - nước; cột điện, đường điện, cây nghiêng đổ; gọi người hỗ trợ khi có người bị nạn;...

- Chủ động dừng các hoạt động trên sông, rạch khi có lũ và trên đường giao thông bị ngập nước; không bơi lội, chơi đùa dưới dòng nước lũ.

- Không sử dụng trực tiếp nguồn nước lũ cho sinh hoạt; không sử dụng lương - thực, thực phẩm đã bị hư hỏng do ngập nước.

+ Sau khi có lũ lụt: 

Tham gia cứu giúp người bị nạn, giúp đỡ trẻ em, người già, những người có hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia khắc phục hậu quả sau lũ; dọn vệ sinh môi trường ở gia đình, cộng đồng và nhà trường.

- Trồng tre hoặc các loại cây thích hợp quanh nhà để phòng, tránh thiệt hại do lũ lụt,...

 

 

Trả lời câu hỏi mở rộng:

Một số đợt lũ lụt lớn đã từng xảy ra ở Việt Nam:

………….

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P1)
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P2)
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P3)

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN VÙNG

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 2 Phần I: Quan niệm về vùng, ý nghĩa của vùng và cơ sở hình thành vùng
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Các loại vùng kinh tế

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 3 Phần I: Những vấn đề chung (Phát triển làng nghề)
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 3 Phần II: Phát triển làng nghề và các tác động
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 3 Phần III: Thực hành tìm hiểu về làng nghề ở địa phương

II. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. THIÊN TAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 1: Thiên tai và biện pháp phòng chống (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. PHÁT TRIỂN VÙNG

Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 2: Phát triển vùng (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 2: Phát triển vùng (P2)
Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 2: Phát triển vùng (P3)
Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 2: Phát triển vùng (P4)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ

Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 3: Phát triển làng nghề (P1)
Giáo án điện tử chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 3: Phát triển làng nghề (P2)

Chat hỗ trợ
Chat ngay