Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều CĐ 2 Phần II: Các loại vùng kinh tế

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Địa lí 12 bộ sách Cánh diều CĐ 2 Phần II: Các loại vùng kinh tế. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng. Mời quý thầy cô tham khảo bài soạn.

Xem: => Giáo án địa lí 12 cánh diều

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ CÁC LOẠI VÙNG KINH TẾ

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về phân biệt các loại vùng kinh tế 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phân biệt được các loại vùng kinh tế (theo các tiêu chí cụ thể): vùng kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, vùng ngành,...

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, khai thác thông tin mục II.1 SGK tr.21 – 23 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về tiêu chí của các loại vùng kinh tế ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, khai thác thông tin mục II.1 SGK tr.21 – 23 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TIÊU CHÍ CỦA CÁC LOẠI VÙNG KINH TẾ

Ở VIỆT NAM

Tiêu chí

Vùng kinh tế - xã hội

Vùng kinh tế ngành

Vùng kinh tế trọng điểm

Mục đích phân chia vùng

 

 

 

Phạm vi lãnh thổ

 

 

 

Nguồn lực

 

 

 

Cơ cấu GRDP

 

 

 

Các ngành kinh tế nổi bật

 

 

 

Các trung tâm kinh tế

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về các tiêu chí của các loại vùng kinh tế ở Việt Nam. 

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm phiếu học tập của các nhóm.

- GV kết luận về quan niệm, ý nghĩa, cơ sở hình thành vùng

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Các loại vùng kinh tế 

1. Phân biệt các loại vùng kinh tế

Đáp án Phiếu học tập số 1 về tiêu chí của các loại vùng kinh tế ở Việt Nam được đính kèm phía dưới hoạt động 2.1.

 

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

TIÊU CHÍ CỦA CÁC LOẠI VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Tiêu chí

Vùng kinh tế - xã hội

Vùng kinh tế ngành

Vùng kinh tế trọng điểm

Mục đích phân chia vùng

Nhà nước quản lí và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế theo lãnh thổ của đất nước.

Phân bố hợp lí và chuyên môn hoá đúng hướng các hoạt động sản xuất (nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; du lịch; công nghiệp) trên cơ sở khai thác đầy đủ và có hiệu quả các điều kiện của vùng.

Tạo động lực để tăng trưởng nhanh, tích luỹ vốn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; có tác dụng lan toả, thúc đẩy các vùng kinh tế khác.

Phạm vi lãnh thổ

Là vùng có ranh giới xác định, trong đó chứa đựng các nhân tố tự nhiên, dân cư, xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và các hoạt động kinh tế.

Là vùng có ranh giới xác định với sự tập trung của một ngành nhất định và các ngành liên quan, ngành bổ trợ.

Là vùng gồm phạm vi một số tỉnh, thành phố; có ranh giới xác định; hội tụ các điều kiện phát triển thuận lợi.

Nguồn lực

Các tỉnh, thành phố trong vùng đều tương đồng về đặc điểm địa hình, đất đai, khí hậu, khoáng sản; mức độ tập trung dân cư, chất lượng lao động, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng....

Các tỉnh, thành phố trong vùng tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Sự đồng nhất về điều kiện địa hình, đất đai, lao động (có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản) thể hiện rõ trong vùng nông nghiệp.

Các tỉnh, thành phố của vùng đều có địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi để xây dựng cơ sở kinh tế; có một số khoáng sản chiến lược; có nguồn lao động dồi dào, chất lượng tốt, có cơ sở hạ tầng hiện đại và đồng bộ; thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước; nhận được nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Cơ cấu GRDP

Cơ cấu GRDP khác nhau ở mỗi vùng. Vùng nào có nhiều thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội thì có cơ cấu kinh tế hiện đại với ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng chiếm tỉ trọng lớn. Vùng nào có nhiều khó khăn về các điều kiện trên thì ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GRDP.

Trong cơ cấu GRDP của vùng, ngành có sản phẩm chuyên môn hoá chiếm tỉ trọng lớn.

Trong cơ cấu GRDP của vùng, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất; tiếp theo là công nghiệp, xây dựng; nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỉ trọng nhỏ.

Các ngành kinh tế nổi bật

Có các ngành chuyên môn hoá giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của vùng và nhiều ngành bổ trợ khác.

Vùng có các ngành chuyên môn hoá với các sản phẩm như: gạo, thuỷ sản (vùng nông nghiệp); sản phẩm du lịch (vùng du lịch).

Tập trung các ngành kinh tế quan trọng, đặc biệt là các ngành mới, công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; có giá trị xuất khẩu.

Các trung tâm kinh tế

Các đô thị lớn và các trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

Các đô thị, các vùng sản xuất quy mô lớn (vùng nông nghiệp), các trung tâm công nghiệp (vùng công nghiệp), nơi tập trung tài nguyên (vùng du lịch).

Các đô thị và các trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

 

 

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về các loại vùng kinh tế ở Việt Nam 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: 

- Trình bày (tóm tắt) được các loại vùng kinh tế ở Việt Nam.

- Trình bày được đặc điểm và giải thích được sự hình thành của một số loại vũng kinh tế.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, khai thác thông tin mục II.2 SGK tr.23 – 43 và hoàn thành Phiếu học tập số 2,3,4.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2,3,4 về các loại vùng kinh tế ở Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Hoạt động a. Tìm hiểu về vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi, khai thác thông tin mục II.2.1 SGK tr.23 – 33 và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu 1: Trình bày đặc điểm của vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam?

…………………………………………………

Câu 2: Giải thích sự hình thành vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam?

………………………………

………………………

Câu 3: So sánh các vùng kinh tế ở Việt Nam?

   Vùng

 

 

 

Tiêu 

chí

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Phạm vi lãnh thổ

 

 

 

 

 

 

Nguồn lực

 

 

 

 

 

 

GRPD và cơ cấu GRDP

 

 

 

 

 

 

Các ngành kinh tế nổi bật

 

 

 

 

 

 

Các trung tâm kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

GV cung cấp thêm tư liệu về vùng kinh tế - xã hội cho HS.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp, thảo luận, hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về các vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm phiếu học tập của các nhóm.

- GV kết luận về vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

II. Các loại vùng kinh tế 

2. Các loại vùng kinh tế ở Việt Nam

2.1.Vùng kinh tế - xã hội

Đáp án Phiếu học tập số 2 về vùng kinh tế - xã hội được đính kèm phía dưới hoạt động 2.1.a.

 

Bảng 1. Một số chỉ số về diện tích và dân số của các vùng kinh tế xã hội ở Việt Nam, năm 2021.

Các vùng kinh tế - xã hội

Diện tích

Dân số

Mật độ dân số (người/km2)

Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo (%)

Nghìn km2

% so với cả nước

Triệu người

% so với cả nước

Trung du và miền núi Bắc Bộ

92,5

28,7

12,9

13,1

136

25,9

Đồng bằng sông Hồng

21,3

6,4

23,2

23,6

1091

37,0

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

95,8

28,9

20,6

20,9

215

25,8

Tây Nguyễn

54,5

16,5

6,0

6,1

111

17,0

Đông Nam Bộ

23,6

7,1

18,3

18,6

778

28,3

Đồng bằng sông Cửu Long

40,9

12,4

17,4

17,7

426

14,6

 

Bảng 2. Cơ cấu GRDP ( theo giá hiện hành) phân theo khu vực kinh tế của các vùng kinh tế - xã hội nước ta, năm 2021

 

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Trung du và miền núi Bắc Bộ

19,1

41,4

34,5

5,0

Đồng bằng sông Hồng

5,5

42,6

42,1

9,8

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

18,5

34,0

38,9

8,6

Tây Nguyễn

34,7

20,0

39,9

5,4

Đông Nam Bộ

4,7

42,6

42,2

10,5

Đồng bằng sông Cửu Long

32,1

26,4

35,8

5,7

 

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

VÙNG KINH TẾ - XÃ HỘI

Câu 1: Trình bày đặc điểm của vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam?

- Tồn tại một cách khách quan; quy mô, số lượng vùng và ranh giới vùng thay đổi theo từng thời kì lịch sử, phục vụ mục đích phát triển kinh tế nhất định.

- Các địa phương trong mỗi vùng có sự tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội và có mối liên kết với nhau khá chặt chẽ.

- Mỗi vùng có vai trò khác nhau trong nền kinh tế của cả nước.

Câu 2: Giải thích sự hình thành vùng kinh tế - xã hội ở Việt Nam?

+ Giai đoạn 1975-1985: Ngay sau khi đất nước thống nhất, chương trình phân vùng đã được triển khai dưới sự chỉ đạo của Chính phủ. Lãnh thổ nước ta có 4 vùng kinh tế lớn.

+ Giai đoạn 1986 – 2000: Đất nước bước vào công cuộc Đổi mới, nền kinh tế đã có những thay đổi cả về lượng và chất, nước ta vừa có nhiều cơ hội đổi mới nhưng đồng thời cũng gặp nhiều thách thức. Lãnh thổ nước ta được quy hoạch thành 8 vùng kinh tế – xã hội.

+ Giai đoạn sau năm 2000 đến nay: Hệ thống 8 vùng đã được điều chỉnh và thay đổi thành 6 vùng kinh tế cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội.

Câu 3: So sánh các vùng kinh tế ở Việt Nam?

   Vùng

 

 

 

Tiêu chí

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

Đồng bằng sông Cửu Long

Bắc Trung Bộ

Duyên hải miền Trung

Phạm vi lãnh thổ

Bao gồm 14 tỉnh 

Bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và 4 huyện đảo 

Bao gồm 6 tỉnh với nhiều đảo và quần đảo, 1 huyện đảo.

Bao gồm 8 tỉnh với nhiều đảo và quần đảo, 4 huyện đảo.

Bao gồm 5 tỉnh

Bao gồm 6 tỉnh, thành phố và 1 huyện đảo.

Bao gồm 13 tỉnh, thành phố, 1 huyện đảo và 1 thành phố đảo.

Nguồn lực

- Địa hình đa dạng, phức tạp.

- Đất fe-ra-lit đỏ vàng chiếm diện tích lớn.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có một mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao địa hình.

- Có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, nhiều sông có trữ năng lớn về thuỷ điện.

- Có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng vừa và nhỏ.

- Có diện tích rừng lớn.

- Nguồn lao động dồi dào.

- Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc.

- Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.

- Nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình; nguồn nước ngầm dồi dào; nguồn nước khoáng có giá trị.

- Có đường bờ biển dài, không gian biển và đảo ven bờ rộng lớn; gần ngư trường lớn.

- Khoáng sản có trữ lượng khá lớn.

- Có nhiều di sản thế giới, di tích lịch sử - văn hoá quốc gia, thắng cảnh đẹp.

- Nền văn minh sông Hồng lâu đời.

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển, đồng bộ và hiện đại.

- Quỹ đất nông nghiệp dồi dào, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích lớn.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, phân hoá theo độ cao địa hình.

- Sông có giá trị về thuỷ lợi và tiềm năng về thuỷ điện

- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn

- Có bờ biển dài; nhiều vũng vịnh, đầm phá; gần ngư trường lớn.

- Có nhiều bãi tắm đẹp; có di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới; nhiều di tích lịch sử – văn hoá quốc gia.

- Lao động cần cù, có kinh nghiệm sản xuất, chinh phục và thích ứng với thiên nhiên khắc nghiệt.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng phát triển và hoàn thiện.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

- Khoáng sản có dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan; nhiều cánh đồng muối có chất lượng tốt; có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo.

- Bờ biển dài, có ngư trường lớn, nguồn lợi thuỷ sản dồi dào.

- Có nhiều vũng vịnh có thể xây dựng các cảng nước sâu.

- Có tài nguyên du lịch đa dạng phong phú.

- Nơi hội tụ của nền văn hoá Việt và Chăm.

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng hoàn thiện.

- Các cao nguyên có bề mặt rộng, khá bằng phẳng với đất đỏ ba-dan màu mỡ.

- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, có mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt.

- Diện tích rừng lớn, trong rừng có nhiều loại gỗ quý.

- Trữ năng thuỷ điện dồi dào.

- Khoáng sản nổi bật là bô-xit.

- Có nhiều vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

- Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc; lao động có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp lâu năm.

- Có nhiều lễ hội (hoa, cà phê) và di sản văn hoá phi vật thể (Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên).

- Địa hình khá bằng phẳng, đất xám phù sa cổ và đất ba-dan có diện tích lớn; khí hậu mang tính chất cận xích đạo, thích hợp phát triển cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,... với quy mô lớn.

- Hệ thống sông Đồng Nai, sông Vàm Cỏ và các hồ; có tiềm năng thuỷ điện lớn.

- Vùng thêm lục địa rộng lớn; tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ

và khí tự nhiên; nguồn lợi thuỷ sản lớn; thuận lợi để xây dựng các cảng

nước sâu; có nhiều bãi tắm và phong cảnh đẹp.

- Nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao, năng động; tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước, mạng lưới đô thị phát triển.

- Cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ và ngày càng hoàn thiện.

- Thu hút nhiều vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

- Địa hình khá bằng phẳng, rộng lớn, có đất phù sa màu mỡ.

- Khí hậu cận xích đạo với mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt.

- Nguồn nước dồi dào với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

- Đường bờ biển dài, gần ngư trường lớn; diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước.

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn, rừng tràm có giá trị về kinh tế và du lịch.

- Khoáng sản có giá trị là dầu mỏ, khí tự nhiên, đá vôi và than bùn.

- Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm sản xuất lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản.

- Tài nguyên du lịch văn hoá phong phú và đặc sắc: hệ thống các chùa Khơ-me, di tích khảo cổ (Óc Eo), di tích quốc gia (Rạch Gầm Xoài Mút), di sản văn hoá phi vật thể (Đờn ca tài tử),...

GRPD và cơ cấu GRDP

- Năm 2021, GRDP chiếm 8,7% cả nước.

- Cơ cấu GRDP (năm 2021):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 19,1%.

+ Công nghiệp, xây dựng: 41,4%.

+ Dịch vụ: 34,5%.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 5,0%.

- Năm 2021, GRDP của vùng chiếm 30,5% cả nước.

- Cơ cấu GRDP (năm 2021):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 5,5%.

+ Công nghiệp, xây dựng: 42,6%.

+ Dịch vụ: 42,1%.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 9,8%.

- Năm 2021, GRDP của vùng chiếm 14,7% cả nước. 

- Cơ cấu GRDP (năm 2021):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 18,5%; 

+ Công nghiệp, xây dựng chiếm 34,0%; 

+ Dịch vụ chiếm 38,9%;

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,6%.

- Năm 2021, GRDP chiếm 3,8% cả nước.

- Cơ cấu GRDP (năm 2021):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 34,7%.

+ Công nghiệp, xây dựng: 20,0%.

+ Dịch vụ: 39,9%.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 5,4%.

- Năm 2021, GRDP chiếm 30,6% cả nước.

- Cơ cấu GRDP (năm 2021):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 4,7%.

+ Công nghiệp, xây dựng: 42,6%.

+ Dịch vụ: 42,2%.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 10,5%.

- Năm 2021, GRDP chiếm 11,8% cả nước.

- Cơ cấu GRDP (năm 2021):

+ Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản: 32,1%.

+ Công nghiệp, xây dựng: 26,4%.

+ Dịch vụ: 35,8%.

+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm: 5,7%.

Các ngành kinh tế nổi bật

- Khai thác khoáng sản; sản xuất điện (thuỷ điện).

- Cây công nghiệp lâu năm (chè), cây dược liệu,...; chăn nuôi gia súc (trâu, bò).

- Du lịch về nguồn; tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá các dân tộc.

- Công nghiệp khai thác than; sản xuất vật liệu xây dựng; dệt, may, giày, dép;... và các ngành công nghiệp mới: sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; cơ khí chế tạo (lắp ráp ô tô, xe máy).

- Thương mại (nội thương, ngoại thương) và giao thông vận tải.

- Du lịch: biển đảo, văn hoá, lễ hội, tâm linh, làng nghề.

- Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; trồng rừng; - khai thác thuỷ sản.

- Công nghiệp lọc hoá dầu; sản xuất thép; vật liệu xây dựng; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may và giày, dép;...

- Du lịch: biển đảo, tham quan nghỉ dưỡng, tham quan di tích lịch sử văn hoá; sinh thái.

- Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

- Giao thông vận tải biển.

- Du lịch: biển đảo, tham quan nghỉ dưỡng, tham quan di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hoá, sinh thái, du lịch MICE.

- Công nghiệp lọc hoá dầu, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí ô tô, đóng tàu, sản xuất điện.

- Trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, hồ tiêu, cao su,...).

- Trồng rừng và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.

- Sản xuất điện (thuỷ điện) và khai thác bô-xit.

- Du lịch văn hoá dân tộc, cộng đồng, sinh thái, thể thao mạo hiểm, tham quan

– Công nghiệp khai thác dầu thô, khí tự nhiên; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất đồ uống; dệt, may và giày, dép; hoá chất và các ngành công nghiệp mới.

- Các ngành dịch vụ: giao thông vận tải (cảng biển), thương mại, du lịch.

- Trồng cây công nghiệp lâu năm. 

- Sản xuất lúa gạo.

- Nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

- Trồng cây ăn quả, rau đậu và chăn nuôi gia cầm.

- Sản xuất, chế biến thực phẩm; hoá chất – dược phẩm; sản xuất điện....

- Du lịch sinh thái miệt vườn sông nước, tham quan di tích lịch sử văn hoá, du lịch nông nghiệp – nông thôn, du lịch biển, đảo.

Các trung tâm kinh tế

Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La,...

Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hạ Long, thành phố Bắc Ninh, thành phố Hưng Yên, thành phố Hải Dương....

Thành phố Thanh Hoá, Vinh, Huế,...

Đà Nẵng, Tam Kỳ, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết,...

Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,…

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu,...

Thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Tân An, Rạch Giá,...

 

 

Hoạt động b. Tìm hiểu về vùng kinh tế ngành ở Việt Nam

…………..

II. Các loại vùng kinh tế 

…………….

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay