Giáo án chuyên đề Toán 11 chân trời CĐ 2 bài 2: Đường đi Euler và đường đi Hamilton (P1)

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Toán 11 bộ sách chân trời sáng tạo CĐ 2 bài 2: Đường đi Euler và đường đi Hamilton (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Toán 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: ĐƯỜNG ĐI EULER VÀ ĐƯỜNG ĐI HAMILTON

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức, kĩ năng: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Nhận biết khái niệm đường đi, chu trình, đường đi Euler, chu trình Euler, đường đi Hamilton, chu trình Hamilton.
  • Chỉ ra được một đồ thị có chu trình, đường đi Euler hay không, một đồ thị đơn giản có chu trình, đường đi Hamilton hay không; vận dụng vào giải quyết các bài toán liên quan đến thực tiễn.
  1. Năng lực

 Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu, phân tích, lập luận để giải thích được các Khái niệm và tính chất của đường đi Euler và đường đi Hamilton.
  • Mô hình hóa toán học: mô tả các dữ kiện bài toán thực tế, giải quyết bài toán gắn với đường đi Euler và đường đi Hamilton.
  • Giải quyết vấn đề toán học: sử dụng các Định lí của đường đi Euler và Định lí: Dirac, Ore của đường đi Hamilton để giải quyết các bài toán đi qua các cây cầu (mỗi cây cầu chỉ đi 1 lần), tìm các đường Euler và Hamilton trong đồ thị hay đa đồ thị,.....
  • Giao tiếp toán học: đọc, hiểu thông tin toán học.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.

  1. b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS đưa ra được nhận định ban đầu về câu hỏi mở đầu.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:

Thành phố Königsberg thuộc Phổ (nay là kaliningrad thuộc Nga) có bảy cây cầu nối bốn vùng đất được chia bởi các nhanh sông Pregel như ở hình dưới.

Vào mỗi sáng Chủ Nhật, người dân thành phố thường đi dạo qua các câu cầu. Họ tự hỏi không biết có thể bắt đầu từ một điểm nào đó trong thành phố, đi qua khắp các cây cầu, mỗi cầu chỉ đi qua một lần, rồi quay về điểm xuất phát.

Theo em, có hay không một cách đi như vậy?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Các bạn có bao giờ thắc mắc rằng, liệu có thể đi qua tất cả các con đường trong một thành phố mà không phải đi qua một con đường nào hai lần? Hoặc, liệu có thể đi qua tất cả các thành phố trong một khu vực mà không phải quay lại thành phố nào? Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệm sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.”.

Bài mới: Đường đi euler và đường đi hamilton

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Đường đi Euler

  1. a) Mục tiêu:

- HS nhận biết được khái niệm một đường đi từ đỉnh này đến đỉnh kia, và khái niệm một chu trình.

- HS nhận biết một đồ thị liên thông; Nắm và trình bày được đường đi Euler và chu trình Euler.

- HS phát biểu được các tính chất, định lí của đường đi Euler.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi, thực hiện các HĐKP 1, 2, 3, HĐTH 1, 2, HĐVD 1 đọc và giải thích các Ví dụ.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS nắm được khái niệm đường đi và chu trình Euler, các tính chất và định lí của đường đi Euler.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV triển khai HĐKP1 cho HS quan sát Hình 1, Hình 2 và đọc các yêu cầu.

a) HS thực hiện thảo luận với bạn cùng bàn.

+ GV mời 2 – 3 HS thử vẽ và đưa ra dự đoán kết quả của mình.

 

 

 

b) GV vẽ hình và đặt tên các mỗi cạnh như hình vẽ bên.

+ GV cho HS thảo luận và chỉ định 2 – 3 HS lên bảng thử vẽ và nêu kết luận.

+ GV chốt đáp án cho HS.

 

 

 

 

 

 

 GV khái quát giới thiệu cho HS biết khái niệm đường đi từ đỉnh này đến đỉnh kia và một đường đi gọi là một chu trình của một đồ thị .

 

 

 

 

 

- GV cho HS thực hiện Ví dụ 1

+ GV mời 3 HS trả lời câu a) và 3 HS khác trả lời câu b).

- GV đặt câu hỏi: Trong đồ thị Hình 3, có cặp đỉnh nào mà không có đường đi đến nhau hay không?

 GV trình bày, giảng giải cho HS về một đồ thị được gọi là liên thông theo Khung kiến thức SGK.

 

- HS quan sát Hình 4 và thực hiện Ví dụ 2

+ GV chỉ đỉnh 1 HS đứng tại chỗ nhận xét đồ thị  và 1 HS nhận xét đồ thị  có liên thông không ?

- GV cho HS quan sát lại Đồ thị  (Hình 2) và dẫn dắt: Ở đồ thị  (hình 2) ta thấy có thể vẽ được bằng 1 nét mà đi qua hết các cạnh của đồ thị, với mỗi cạnh chỉ đi qua 1 lần. Cách vẽ đó chính là một đường đi Euler.

 GV trình chiếu hoặc ghi bảng Khái niệm đường đi Euler cho HS.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV lưu ý cho HS thấy khi đồ thị liên thông thì mọi đường đi Euler sẽ đi qua mọi đỉnh của đồ thị.

- GV triển khai HĐKP2 cho HS thực hiện thảo luận nhóm đôi và hoàn thiện HĐ.

a) GV mời 1 – 2 HS lên bảng viết ra chu trình Euler cho đồ thị .

+ HS đó nhận xét về bậc của các đỉnh của đồ thị .

 

 

 

b) GV mời 2 HS nhắc lại về Khái niệm chu trình Euler ? và lên bảng chứng minh rằng Đồ thị  và  không có chu trình Euler.

+ Ở đồ thị , để đi qua tất cả các cạnh thì  phải đi qua cạnh  mấy lần?

+ Ở đồ thị , để đi qua tất cả các cạnh thì phải đi qua đỉnh  mấy lần?

+ Đồ thị  và  có chu trình Euler hay không?

+ HS nhận xét về số đỉnh có bậc lẻ của mỗi đồ thị.

 Từ kết quả của HĐ, GV nhận xét và dẫn: Ta thấy đồ thị  có chu trình Euler và các đỉnh của đồ thị này đều chẵn; hai đồ thị  và  có đỉnh bậc lẻ và chúng không có chu trình Euler. Vậy điều kiện để một đồ thị có chu trình Euler là gì?

 GV giới thiệu Định lí 1 theo SGK cho HS

 

- HS thực hiện Ví dụ 3 và chỉ ra đồ thị nào có chu trình Euler và giải thích.

+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ trình bày và giải thích lại cách thực hiện.

- GV triển khai HĐKP3 cho HS thảo luận nhóm 3 và tìm các đường đi Euler trong hai đồ thị Hình 9

+ GV chỉ định 1 – 2 nhóm nêu đáp án của mình.

+ Các HS khác lắng nghe và nhận xét câu trả lời của bạn

+ GV mời 1 HS đứng tại chỗ xác định số bậc lẻ của mỗi đồ thị.

 GV khái quát kết quả của HĐ và trình bày Định lí 2 về điều kiện để đồ thị có đường đi Euler nhưng không có chu trình Euler.

 

 

- HS thực hiện đọc – hiểu Ví dụ 4 và trình bày lại đáp án, giải thích đáp án.

 

- GV hướng dẫn cho HS thực hiện Ví dụ 5

+ GV vẽ biểu thị lại cây cầu Hình 11 thành Hình 12 cho HS quan sát.

+ GV hỏi: Các đỉnh của đồ thị có bậc chẵn hay lẻ ? Vậy nó có chu trình Euler không?

+ GV vẽ một chu trình Euler cho HS quan sát và mời 2 – 3 HS lên bảng tìm thêm về chu trình Euler khác.

 

- GV triển khai HĐTH1 cho HS thảo luận nhóm đôi theo bàn để hoàn thành đáp án.

+ GV chỉ định 1 HS đứng tại chỗ nhắc lại điều kiện để một đồ thị có chu trình Euler là gì?

+ GV chỉ định 2 HS lên bảng thực hiện xác định chu trình Euler cho mỗi đồ thị.

+ HS dưới lớp nhận xét và bổ sung.

+ GV chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện độc lập HĐTH2

+ GV mời 1 HS nhắc lại khi nào thì một đồ thị có đường đi Euler ?

+ GV mời 1 HS khác lên bảng thực hiện yêu cầu của bài toán.

+ GV chỉ định 2 – 3 HS khác tìm các đường đi Euler khác.

 

- GV cho HS đọc yêu cầu của HĐVD1

+ Hình 1 có đỉnh nào có bậc lẻ hay không? Là những đỉnh nào?

+ Từ đó giải đáp câu hỏi của người dân

+ GV chỉ định 1 HS nêu câu trả lời.

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm.

- GV quan sát hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm:

+ Khái niệm đường đi và chu trình Euler. + Tính chất và định lí của đường đi Euler.

1. Đường đi Euler

HĐKP 1

a) - Thử vẽ nhiều lần, không tìm ra cách vẽ như vậy

- Dự đoán: Không tồn tại cách vẽ như vậy.

b) Ta có thể vẽ một nét liền đi qua tất cả các cạnh của đồ thị này, mỗi cạnh đúng một lần bằng cách lần lượt vẽ các cạnh

 

Khái niệm

Trong đồ thị , một dãy cạnh nối tiếp (hai cạnh nối tiếp là hai cạnh có chung một đỉnh)  được gọi là một đường đi từ đỉnh  đến đỉnh , kí hiệu .

Ta cũng nói đường đi  bắt đầu từ đỉnh , đi qua các cạnh  và kết thức tại đỉnh

Một đường đi được gọi là một chu trình nếu nó bắt đầu (hoặc xuất phát) và kết thức tại cùng một đỉnh.

Ví dụ 1: (SGK – tr.50)

Hướng dẫn giải (SGk – tr.50)

 

 

 

Khái niệm

Một đồ thị được gọi là liên thông nếu mọi cặp đỉnh phân biệt của nó đều có đường đi từ đỉnh này đến đỉnh kia.

Ví dụ 2: (SGK – tr.51)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.21)

 

 

 

 

 

 

 

 

Khái miệm

Cho  là một đồ thị liên thông

Trong đồ thị , một đường đi tư đỉnh  đến đỉnh , đi qua tất cả các cạnh của , mỗi cạnh đúng một lần, được gọi là đường đi Euler từ  đến .

Một chu trình đi qua tất cả các cạnh của đồ thị, mỗi cạnh đúng một lần, được gọi là chu trình Euler.

Chú ý: Khi  là đồ thị liên thông thì mọi đường đi Euler trên  (nếu có) đi qua mọi đỉnh của .

HĐKP2

a)

- Chu trình Euler: . Các đỉnh của đồ thị  đều là bậc chẵn.

b)

  

- Đồ thị  không thể chó chu trình Euler, do một chu trình đi qua cạnh  thì phải đi qua cạnh này ít nhất 2 lần.

- Đồ thị  không có chu trình Euler, vì mỗi một chu trình đi qua các cạnh của đồ thị thì phải đi qua đỉnh  ít nhất 2 lần.

- Ta có: Đồ thị  có  và  là đỉnh bậc lẻ. Đồ thị  có  và  là đỉnh bậc lẻ.

 

 

 

 

Định lí 1

Đồ thị liên thông  có chu trình Euler khi và chỉ khi mọi đỉnh của nó đều có bậc chẵn.

Ví dụ 3: (SGK – tr.52)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.52)

 

 

HĐKP3

  

- Đường đi Euler của đồ thị :

- Đường đi Euler của đồ thị :

- Mỗi đồ thị có 2 đỉnh bậc lẻ (bậc 3).

Định lí 2

Đồ thị liên thông  có đường đi Euler nhưng không có chu trình Euler nếu và chỉ nếu nó có đúng hai đỉnh bậc lẻ.

Khi đó, đường đi Euler đi từ đỉnh bậc lẻ này đến đỉnh bậc lẻ kia.

Ví dụ 4: (SGK – tr.53)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.53)

Ví dụ 5: (SGK – tr.53)

Hướng dẫn giải (SGK – tr.53)

 

 

 

 

 

 

 

 

HĐTH1

- Đồ thị  có chu trình Euler vì tất cả các đỉnh đều có bậc chẵn (bằng 4)

Một chu trình Euler của đồ thị  là:

- Đồ thị  không có chu trình Euler, vì đỉnh  và đỉnh  có bậc lẻ (bằng 3).

HĐTH2

Đồ thị  có đường đi Euler, vì có đúng hai đỉnh bậc lẻ là  và . Chẳng hạn, có đường đi Euler: .

HĐVD1

Không có cách đi như vậy, vì đồ thị ở Hình 1 không có chu trình Euler do có đỉnh  và đỉnh  là bậc lẻ.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Toán 11 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. PHÉP BIẾN HÌNH PHẲNG

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. LÍ THUYẾT ĐỒ THỊ

Chat hỗ trợ
Chat ngay