Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)

Bài giảng điện tử Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 9 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

Dân quân thời chiến chống Mỹ ở xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội (Hà Tây cũ), năm 1967

 

BÀI 17:

VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965

 

-I-

Những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (1954 – 1965)

-II-

Các thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân miền Nam giai đoạn 1954 – 1965

NỘI DUNG BÀI HỌC

 

-II-

CÁC THẮNG LỢI QUÂN SỰ

TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN

MIỀN NAM GIAI ĐOẠN 1954 – 1965

 

1. Phong trào Đồng khởi (1959 – 1960)

 

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương (1954), Mỹ bộc lộ âm mưu can thiệp sâu vào miền Nam Việt Nam, dựng lên Chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm làm Tổng thống.

Ngô Đình Diệm - Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa

 

Những năm 1955 - 1959, Chính quyền Ngô Đình Diệm:

  • Phá bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ chối tổng tuyển cử.
  • Thi hành chính sách “tố cộng” “diệt cộng” và “đạo luật 10-59”.
  • Tăng cường khủng bố, đàn áp nhân dân.

Nhân dân miền Nam Việt Nam vùng dậy đấu tranh chống

"Tố Cộng, diệt Cộng"

 

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (1/1959) xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa bằng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Hồ Chủ tịch chủ tọa họp tại thủ đô Hà Nội

 

Làm việc cặp đôi, khai thác Tư liệu 17.9, thông tin mục 2a SGK tr.91, 92 và trả lời câu hỏi: Hãy mô tả lại phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (lực lượng tham gia, mục đích, kết quả).

17.9. Một cuộc biểu tình của “Đội quân tóc dài” ở Bến Tre

 

TƯ LIỆU 4.1. Ngày 17/1/1960, từ ba xã ban đầu là Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp (huyện Mỏ Cày), phong trào Đồng khởi đã lan nhanh ra các huyện Giồng Trôm, Thạnh Phú, Ba Tri,... Năm 1998, Khu di tích Đồng khởi Bến Tre được xây dựng tại xã Định Thủy, sau này được Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt (2016).

Đồng bào tỉnh Bến Tre mít tinh mừng Đại hội lần thứ nhất Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

 

a. Hoàn cảnh lịch sử

MỸ

1954: Pháp rút khỏi Việt Nam.

Mỹ can thiệp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm.

Âm mưu chia cắt nước ta lâu dài.

Ngô Đình Diệm

 

Ngô Đình Diệm vận động chính trị tại miền Nam Việt Nam

Ngô Đình Diệm tại Dinh Độc Lập.

 

a. Hoàn cảnh lịch sử

Việt Nam

Đầu 1959: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 họp.

Quyết định tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 do Hồ Chủ tịch chủ tọa họp tại Hà Nội vào 1-1959.

 

b. Diễn biến

17/1/1960

Nhân dân ba xã ở huyện Mỏ Cày đồng loạt nổi dậy đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch.

Lan ra toàn tỉnh Bến Tre.

Phong trào Đồng khởi lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung Bộ.

 

Nhân dân Bến Tre đồng khởi đêm ngày 17/1/1960

 

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định – lãnh đạo phong trào Đồng Khởi, Bến Tre

“Đội quân tóc dài” Bến Tre đi biểu tình đòi Ngụy quyền chấm dứt việc bắt thanh niên đi lính, đòi quân đội Mỹ - Diệm chấm dứt khủng bố.

 

Ngày 2/12/1960, 2 000 người dân

Mỹ Tho biểu tình đòi Mỹ - Ngụy chấm dứt bắn đại bác vào xóm làng

Ngày 30/12/1960, nhân dân Bến Tre khiêng thi hài người dân bị lính Ngụy bắn chết, đòi bồi, chấm dứt việc bắt chết bừa bãi

 

Cuối năm 1959, đầu những năm 1960, phong trào Đồng khởi lan rộng ở nhiều tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và miền Tây các tỉnh khu 5, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn.

Học sinh tỉnh Long An mít tinh ủng hộ cuộc đấu tranh của đồng bào Phật giáo và học sinh ở Huế chống Mỹ - Diệm

 

c. Kết quả

Làm cho bộ máy cai trị của chính quyền địch ở thôn, xã bị phá vỡ.

Các uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập.

Ruộng đất của địa chủ, cường hào bị tịch thu và chia cho dân cày nghèo.

Nhà truyền thống phong trào Đồng Khởi ở huyện Mỏ Cày Nam, Bến Tre

 

Phong trào Đồng Khởi Bước ngoặt của cách mạng miền Nam

 

ĐỘI QUÂN TÓC DÀI

ĐỘI QUÂN TÓC DÀI

Nữ tướng Nguyễn Thị Định nói chuyện thân mật với các nữ đại biểu dự Đại hội Anh hùng - Chiến sĩ thi đua miền Nam lần thứ 2 (9/1967)

Năm ra đời: 1960.

Người chỉ huy: bà Nguyễn Thị Định.

Vai trò: Góp phần quan trọng vào thắng lợi của phong trào Đồng khởi.

Em có biết?

 

Em có biết?

  • Chỉ đạo lực lượng vũ trang vừa đánh địch chống càn, vừa huy động lực lượng quần chúng đấu tranh địch vận, đấu tranh chính trị.
  • Lập nên “Đội quân tóc dài”.
  • Các má, các cô, các chị trong đội quân là những người phụ nữ chân quê, lam lũ nhưng rất trung kiên, ưu tú, dũng cảm và mưu trí.

“Đội quân tóc dài” biểu tình phong trào Đồng khởi (1960)

 

Tái hiện hình ảnh những người phụ nữ kiên cường trong đội quân tóc dài Bến Tre.

Lắng nghe bài hát Dáng đứng Bến Tre (Nguyễn Văn Tý)

 

Nữ tướng Nguyễn Thị Định tại Bộ Chỉ huy Miền trong kháng chiến chống Mỹ

Đội quân tóc dài trong phong trào Đồng khởi năm 1960

 

“Đội quân tóc dài” Bến Tre biểu tình chống Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm

 

Nhà sử học thông thái: Vì sao phong trào Đồng khởi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam?

Trước

Cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, thử thách.

Đấu tranh bằng chính trị, hòa bình để gìn giữ lực lượng cách mạng.

Trong

Chuyển sang thế tiến công – kết hợp đấu tranh chính trị để giành chính quyền về tay nhân dân.

KẾT LUẬN

Ý nghĩa:

  • Giáng đòn mạnh mẽ vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam.
  • Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.
  • Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam: chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

 

2. Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ

(1961 – 1965)

 

CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT

CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT

  • Là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.
  • Được tiến hành bằng quân đội tay sai do cố vấn Mỹ chỉ huy.
  • Dựa vào vũ khí, trang thiết bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ.
  • Mục đích: “dùng người Việt đánh người Việt”.

17.10. Chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”

 

MỸ

Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tiến hành “dồn dập, lập ấp chiến lược”.

Sử dụng phổ biến các chiến thuật “trực thăng vận”. “thiết xa vận”.

Trong vòng 18 tháng

Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, quân ta đã đánh bại Chiến tranh đặc biệt.

 

Làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 17.11 – 17.4, thông tin mục 2b SGK tr.92, 93 và trả lời câu hỏi: Quân dân miền Nam từng bước đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam như thế nào?

17.11. Biểu đồ số ấp chiến lược bị quân dân miền Nam phá trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)

 

17.12. Nhân dân Tuy Hòa, Phú Yên

phá “ấp chiến lược” trở về làng, năm 1962

17.13. 20/12/1963, Mặt trận Dân tộc

giải phóng miền Nam Việt Nam

phát hành bộ tem “Chiến thắng Ấp Bắc”

 

17.13. Nhân dân Sài Gòn biểu tình chống Chính quyền Ngô Đình Diệm,

ảnh chụp trước chùa

Giác Minh (TP. Hồ Chí Minh), 17/7/1963

 

TƯ LIỆU 4.2. Ấp Bắc là một ấp nhỏ, có 600 dân thuộc xã Tân Phú Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang ngày nay). Phát hiện được lực lượng ta đang bố trí tại Ấp Bắc, Bộ Tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ cùng Bộ Tư lệnh quân Sài Gòn tổ chức cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào Ấp Bắc. Để tạo ưu thế tuyệt đối về sức mạnh, đối phương huy động các tiểu đoàn quân kết hợp với các phương tiện chiến tranh hiện đại như: 13 xe thiết giáp M113, 13 tàu chiến, 6 máy bay khu trục B26, 15 máy bay trực thăng,... Tướng P. Hác Kin đã khẳng định trước các sĩ quan thuộc quyền: quân đội quốc gia hoàn toàn có thể bao vây được du kích và đè bẹp họ.

Sáng 2/1, nhiều máy bay trinh sát địch đã quần lượn trên bầu trời Ấp Bắc hướng dẫn đường tiến quân cho bộ binh và cơ giới càn quét vào ấp. Tiểu đoàn trưởng Hai Hoàng chỉ

huy trận đánh đã quán triệt mệnh lệnh: dù trong tình huống nào cũng phải giữ vững trận địa và đánh thắng địch. Khi đại đội của địch lọt vào khu vực trận địa của ta, bộ đội và du kích phối hợp với hỏa lực đánh trả quyết liệt.

 

Sau ít phút giao chiến, tên sĩ quan chỉ huy và hàng chục lính bảo an bị tiêu diệt, một số khác bị thương sa xuống hố chông, bẫy, mìn,...của du kích. Bị đánh bất ngờ, bộ phận còn lại của địch hoảng loạn, co cụm ẩn nấp hoặc tháo chạy ra cánh đồng. Cùng thời gian đó, một cánh quân khác của địch cũng bị chặn đánh phải rút lui. Cánh quân thủy cũng bị trung đội du kích và hai đội công binh của ta chặn đánh quyết liệt. Bằng những trái thủy lôi tự chế tạo và hệ thống hỏa lực bố trí hai bên bờ kênh, bộ đội ta đã đánh chìm một tàu địch và làm hỏng một số chiếc khác. Nghe tin hai mũi tiến công trên bộ gặp nguy khốn, đoàn tàu của chúng tìm đường tháo lui.

Sau đợt tiến công không thành, quân địch sử dụng chiến thuật trực thăng vận: dùng máy bay đổ quân xuống ấp hình thành hai gọng kìm bao vây quân ta. Quân ta dùng lối đánh nghi binh, rồi chờ máy bay địch hạ độ cao thì bất ngờ nổ súng bắn rơi máy bay địch. Quân địch tiếp tục nhiều đợt tiến công nữa nhưng cuối cùng cũng thất bại.

(Theo Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tập III, Sđd, tr.222 - 234)

 

Năm 1962

2/1/1963

Năm 1964 – 1965

Diễn biến chính

 

Năm 1962

Đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh,…

Đấu tranh phá “ấp chiến lược”.

Làm thất bại âm mưu bình định của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

Được lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng hỗ trợ, đồng bào vùng địch ở Tuy Hòa, Phú Uyên nổi dậy phá “ấp chiến lược”, trở về làng cũ.

 

Ảnh chụp từ trên không một ấp chiến lược

Biểu đồ số ấp chiến lược bị quân dân miền Nam phá trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965)

 

Đập tan kế hoạch ấp chiến lược

 

2/1/1963

Đánh bại cuộc hành quân càn quét của hơn 2000 quân Sài Gòn ở Ấp Bắc (Mỹ Tho).

Mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc, giệt giặc lập công” khắp miền Nam.

Máy bay của địch bị quân ta bắn rơi tại trận đánh Ấp Bắc vào ngày 2/2/1963

 

Một phi công Mỹ tháo chạy khỏi chiếc máy bay lên thẳng bị bắn rơi tại Ấp Bắc

Khẩu đại liên được dùng để bắn rơi

8 máy bay Mỹ trong trận Ấp Bắc

 

Ba chiến sĩ hạ lính dù nhiều nhất trong trận Ấp Bắc.

Trực thăng của VNCH bị bắn rơi tại Ấp Bắc

 

Chiến lợi phẩm thu được trong trận Ấp Bắc (1/1963)

Máy bay và trận địa của địch bị Quân giải phóng tiêu diệt trong Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963)

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Sau khi nâng cấp lên tài khoản VIP sẽ tải được ngay và luôn:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì II
  • 15 -20 phiếu trắc nghiệm theo cấu trúc mới
  • Ít nhất 7 đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn
  • File word giải bài tập sgk
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/cả năm

=> Chỉ gửi 650k. Tải về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 10 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử lịch sử 9 chân trời sáng tạo

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay