Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (trích)

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn!

Khởi động

Những hình ảnh sau là biểu tượng của thành phố nào?

Cầu Trường Tiền

Chùa Thiên Mụ

Kinh thành Huế

Ai đã đặt tên cho dòng sông?
- Hoàng Phủ Ngọc Tường -

Nội dung bài học

  1. Đọc – hiểu chú thích
  2. Đọc – hiểu văn bản
  3. Tổng kết
  4. Luyện tập

Phần I: Đọc – hiểu chú thích

  1. Tác giả

Hoàng Phủ Ngọc Tường (1937)

Quê gốc tại Quảng Trị, sinh ra tại Huế, gắn bó sâu sắc với Huế, tích cực tham gia cách mạng

Phong cách nghệ thuật:

Một trí tuệ uyên thâm, hiểu biết sâu rộng,  tâm hồn nhạy cảm

Sáng tác nhiều thể loại, nhưng thành công nhất ở thể ký, đặc biệt khi viết về Huế:

  • Hồi ức về cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc
  • Những vấn đề của cuộc sống thời bình

Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

  • Xuất xứ: được viết tại Huế ngày 04/01/1981, in trong tập sách cùng tên (NXB Thuận Hoá 1986)
  • Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần đầu tác phẩm
  • Thể loại: Bút kí

Bút kí là thể văn nhằm ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống của người viết và có kèm theo cả những cảm nhận, nhận xét của riêng người viết. Bút kí thường nói về người thật, việc thật cùng những suy nghĩ, bình luận chân thực của người viết

Phần II: Đọc – hiểu văn bản

  1. Thủy trình của Hương Giang
  2. Sông Hương nơi khởi nguồn

- là “bản trường ca của rừng già” -> Nhấn mạnh Sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình, như bản trường ca bất tận của thiên nhiên;

- là “cô gái Digan phóng khoáng và man dại” -> nhấn mạnh vẻ đẹp hoang dại nhưng tình tứ của dòng sông.

- là “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” -> sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hoá.

- “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”.

Sự tài hoa của ngòi bút HPNT:

liên tưởng kì thú, ngôn từ gợi cảm, câu văn dài, chia làm nhiều vế liên tục gợi dậy dư vang của trường ca; thủ pháp điệp cấu trúc + động từ mạnh tạo âm hưởng mạnh mẽ của con sông giữa rừng già

  1. Đến ngoại vi thành phố Huế

- sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức.

- Vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi

Nghệ thuật

Thủy trình của sông Hương khi bắt đầu về xuôi tựa “một cuộc tìm kiếm có ý thức” người tình nhân đích thực của một người con gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích, gắn với những thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.

  1. Đến giữa thành phố Huế

- Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, nó như tìm được chính mình nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu.

- Nó có những đường nét tinh tế: “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hến”.

- “điệu chảy lặng tờ” của con sông khi ngang qua thành phố đẹp như “điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”.

- Con sông lúc đêm sâu
Nghệ thuật
- Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng, giàu hình ảnh tg đã diễn tả một cách sinh động và hấp dẫn từng bước đi của sôngHương
- Những câu văn giàu chất hoạ, giàu cảm xúc và liên tưởng.

  1. Trước khi từ biệt thành phố Huế

- Sông Hương giống như “người tình dịu dàng và chung thủy”.

- Con sông dùng dằng như “nàng Kiều trong đêm tình tự” trở lại tìm Kim Trọng để nói một lời thề trước lúc đi xa

Sông Hương

- Nơi khởi nguồn

- Ngoại vi thành phố

- Đến giữa thành phố

- Trước khi từ biệt thành phố

Là kết quả của việc vận dụng tri thức về địa lý, về khả năng quan sát sâu sắc của tác giả

  1. Là dòng sông của lịch sử và thi ca

Trong lịch sử, sông Hương mang vẻ đẹp của một bản hùng ca ghi dấu bao chiến công oanh liệt của dân tộc

  • Thời vua Hùng: Dòng sông biên thùy xa xôi
  • Trong Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi: Linh Giang – gắn với cuộc chiến tranh của dân tộc Đại Việt
  • Vào thế kỷ XVIII
  • Thế kỷ XIX
  • Chứng kiến thời đại mới với cách mạng T8-1945

Trong đời thường, sông Hương mang vẻ đẹp giản dị của “một người con gái dịu dàng của đất nước”.

=> dòng sông trở nên mới mẻ trong càm nhận của mọi người và có thêm vẻ đẹp mới

Sông Hương còn là dòng sông thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ. Tác giả cho rằng có một dòng thi ca về sông Hương. Đó là dòng thơ không lặp lại mình:

+ “Dòng sông trắng - lá cây xanh”(Chơi xuân-Tản Đà)

+ “Như kiếm dựng trời xanh”( Trường giang như kiếm lập thanh thiên-Cao Bá Quát).

+ “Con sông dùng dằng, con sông không chảy

Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu” (Thơ của Thu Bồn)

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tên của dòng sông được lí giải bằng một huyền thoại mĩ lệ: đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người ở đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lý quê hương mình.

Phần III: Tổng kết

NỘI DUNG

Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.

NGHỆ THUẬT

- Thể loại bút kí

- Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa.

- Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu tư như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, ...

- Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương.

Phần IV: LUYỆN TẬP

Xét đến cùng, điều cốt lõi nào đã làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường ?

a/ Vì tình yêu, sự gắn bó thiết tha và thái độ trân trọng của nhà văn đối với sông Hương, với nền văn hoá Huế.

b/ Vì đặc điểm hết sức tự do, phóng khoáng và đậm màu sắc trữ tình của một bài bút kí văn học.

c/ Vì cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tình cảm và trí tưởng tượng phong phú, độc đáo, lãng mạn của tác giả.

d/ Vì sự hiểu biết tường tận, sâu rộng của nhà văn về sông Hương và cảnh sắc thiên nhiên cũng nhự con người xứ Huế.

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng - lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.

Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?...

          (Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?...Hoàng Phủ Ngọc Tường)

  1. Nêu ý chính của đoạn văn?

Ý chính của văn bản: Tác giả ca ngợi sông Hương là dòng sông của thi ca, là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sĩ.

  1. Các từ ngữ gạch chân tinh tế, khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ, thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

Các từ ngữ  gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt: vừa ca ngợi sông Hương là nguồn cảm hứng của thi ca, đồng thời phát hiện ra phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ khi viết về sông Hương

Bài về nhà

+ Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm. Viết cảm nghĩ đoạn văn yêu thích nhất.

+ Tìm và phân tích những cách ví von, so sánh độc đáo của HPNT trong đoạn trích.

+ Chuẩn bị tiết học tiếp theo

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay