Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Luật thơ. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Luật thơ

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn!

Khởi động

Qua các bài học về thơ từ trước đến nay, anh/chị hãy cho biết một số thể thơ truyền thống của dân tộc, một số thể thơ Đường luật và một số thể thơ hiện đại? Nêu ví dụ minh họa.

Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói  
(Ví dụ: Truyện Kiều,…)

Đường luật:  Ngũ ngôn, thất ngôn ( Ví dụ Qua đèo ngang, Khách đến chơi nhà…)

 Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,… (Ví dụ: Ánh trăng, Đồng chí,…)

Luật thơ

NỘI DUNG BÀI HỌC

  • Phần 1: Khái quát về luật thơ
  • Phần 2: Luật thơ của một số thể thơ truyền thống
  • Phần 3: Các thể thơ hiện đại
  • Phần 4: Luyện tập

Phần 1: Khái quát về luật thơ

  1. Khái niệm

          Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.

Các thể thơ Việt Nam có thể phân chia thành 3 nhóm chính:

  1. Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói
  2. Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn
  3. Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…
  4. Sự hình thành luật thơ

Dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt:

* Tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng:

- Số tiếng trong câu tạo nên thể thơ

 - Vần của tiếng → hiệp vần (mỗi thể thơ có vị trí hiệp vần khác nhau).

 - Thanh của tiếng → hài thanh

 - Tiếng là cơ sở để ngắt nhịp (mỗi thể thơ có cách ngắt nhịp khác nhau).

=> Số tiếng, vần, thanh của tiếng và ngắt nhịp là cơ sở để hình thành luật thơ

* Số dòng trong bài thơ, quan hệ của các dòng thơ về kết cấu, về ý nghĩa cũng là yếu tố hình thành luật thơ

Phần 02: Luật thơ của một số thể thơ truyền thống

Các nhóm thảo luận và tìm hiểu về luật thơ của các thể thơ sau:

Nhóm 1: Thể thơ lục bát

Nhóm 2: Thể thơ song thất lục bát

Nhóm 3: Thơ ngũ ngôn đường luật
Nhóm 4: Thơ thất ngôn đường luật
Nhóm 5: Thơ hiện đại

Thơ lục bát

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

  1. Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng (dòng lục 6 tiếng, dòng bát 8 tiếng)
  2. Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục
  3. Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2,4,6): 2/2/2/
  4. Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B –T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và 8 dòng bát

Thơ song thất lục bát

Ngồi đầu cầu/ nước trong như lọc,

Đường bên cầu/ cỏ mọc còn non

Cặp song thất

Đưa chàng/ lòng dặc/ dặc buồn

Bộ khôn/ bằng ngựa/, thủy khôn/ bằng thuyền

Cặp lục bát

  1. Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng), cặp lục bát (6-8 tiếng) luân phiên kế tiếp trong toàn bài
  2. Vần: hiệp vần ở mỗi cặp; cặp song thất vần trắc, cặp lục bát có vần bằng; giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền
  3. Nhịp: câu thất 3/4; cặp lục bát 2/2/2
  4. Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc

     Còn cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc  chặt chẽ hơn

Các thể ngũ ngôn đường luật

Mặt trăng

Vằng vặc/ bóng thuyền quyên

Mây quang/ gió bốn bên

Nề cho/ trời đất trắng

Quét sạch/ núi sông đen

Có khuyết/ nhưng tròn mãi

Tuy già/ vẫn trẻ lên

Mảnh gương/ chung thế giới

Soi rõ:/ mặt hay, hèn

  • Gồm 2 thể chính: ngũ ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn bát cú
  • Bố cục: đề, thực, luận, kết
  • Số tiếng: 5 tiếng, 4 dòng (8 dòng đối với bát cú)
  • Vần: 1 vần (độc vận)
  • Nhịp lẻ: 2/3
  • Hài thanh: có sự luân phiên B – T hoặc niêm B – B, T – T ở tiếng thứ 2 và thứ 4

Các thể thất ngôn đường luật

  1. Thất ngôn tứ tuyệt

                   Ông đứng làm chi/ đó hỡi ông?

                               T          B          T

                   Trơ trơ như đá,/ vững như đồng

                         B           T               B

                   Đêm ngày gìn giữ/ cho ai đó?

                            B            T          B

                   Non nước đầy vơi/ có biết không?

                            T              B         T

  1. Thất ngôn tứ tuyệt
  • Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng
  • Vần: vần chân, độc vận, vần cách
  • Nhịp lẻ: 4/3; 2/3
  • Hài thanh:

                             Tiếng

Niêm và đối

1

2

3

4

5

6

7

2-3 niêm
1-4 niêm

Đối

 

Dòng 1

 

T

 

B

 

T

 

Dòng 2

 

B

 

T

 

B

Vần

Đối

Dòng 3

 

B

 

T

 

B

 

Dòng 4

 

T

 

B

 

T

Vần

 

  1. Thất ngôn bát cú

           

Bước tới Đèo Ngang,/ bóng xế ,               Nhớ nước đau lòng,/ con quốc quốc
             T             B                T                               T                 B            T

Cỏ cây chen đá,/ lá chen hoa.                      Thương nhà mỏi miệng,/ cái gia gia.

       B             T            B                                              B             T              B

Lom khom dưới núi,/ tiều vài chú,                Dừng chân đứng lại,/ trời, non, nước

          B               T            B                                      B              T             B

Lác đác bên sông,/ chợ mấy nhà.                Một mảnh tình riêng,/ ta với ta.

         T           B                T                                     T              B           T        

  • Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (đề, thực, luận, kết)
  • Vần: vần chân, độc vận
  • Nhịp lẻ: 4/3
  • Hài thanh:

                             Tiếng

Niêm và đối

1

2

3

4

5

6

7

Niêm

 

Dòng 1

 

T

 

B

 

T

Vần

 

Dòng 2

 

B

 

T

 

B

Vần

Đối

Dòng 3

 

B

 

T

 

B

 

Dòng 4

 

T

 

B

 

T

Vần

Đối

 

Dòng 5

 

T

 

B

 

T

 

Dòng 6

 

B

 

T

 

B

Vần

 

Dòng 7

 

B

 

T

 

B

 

 

Dòng 8

 

T

 

B

 

T

Vần

Sau khi tìm hiểu Anh/ chị có nhận xét gì về các thể thơ đường luật ?

Thơ Đường luật có những quy định chặt chẽ, vì vậy nó gò bó và khó diễn đạt được những cảm xúc phóng khoáng, nhịp điệu rộng mở.

=> Đầu thế kỷ XX đã diễn ra một cuộc cách mạng về thơ, từ đó nhiều thể thơ hiện đại ra đời.

Phần 03: Các thể thơ hiện đại

  • Nhiều thể thơ hiện đại xuất hiện từ phong trào thơ mới (1932 – 1945)
  • Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ Pháp và đổi mới luật thơ cũ
  • Các thể thơ Việt Nam hiện tại rất đa dạng và phong phú: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ văn xuôi,…

Phần 04: Luyện tập

Bài tập SGK

Phân biệt cách gieo vần, ngắt nhịp và hài thanh của 2 câu thơ 7 tiếng trong thể song thất lục bát với thể thất ngôn Đường luật qua các ví dụ sau:

a.

Trống Tràng thành lung lay bóng nguyệt,

Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây

Chín lần gươm báu trao tay,

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất quân

b.  Cảnh khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Gợi ý bài tập SGK

 

Song thất

Thất ngôn tứ tuyệt

Số tiếng

7

7

Số dòng

2

4

Gieo vần

Trắc, lưng (nguyệt, mịn)

Bằng, chân, cách (hoa, nhà)

Ngắt nhịp

3/4

4/3

Hài thanh

Tiếng thứ 3: bằng

Đúng luật hài thanh thể thất ngôn tứ tuyệt

Câu hỏi 1: Luật thơ không được biểu hiện ở quy tắc nào sau đây ?

  1. Quy tắc gieo vần
  2. Quy tắc ngắt nhịp
  3. Quy tắc tu từ
  4. Quy tắc hài thanh.

Câu hỏi 2: Các thể thơ Việt Nam được phân chia thành mấy loại lớn?

  1. Hai loại.
  2. Ba loại
  3. Bốn loại
  4. Năm loại

Câu hỏi 3: Thể thơ nào sau đây không phải là thể thơ dân tộc truyền thống?

  1. Thể thơ văn xuôi
  2. Thể lục bát

c.Thể song thất lục bát

  1. Thể hát nói

Câu hỏi 4: Thể thơ nào sau đây thể hiện sự Việt hoá thể thơ  luật Đường?

  1. Thể thất ngôn xen lục ngôn
  2. Thể ngũa ngôn bát cú
  3. Thể thất ngôn tứ tuyệt
  4. Thể ngũ ngôn tứ tuyệt

Câu hỏi 5: Thể thơ nào sau đây được coi là thể thơ hoàn toàn mới ở Việt Nam ?

  1. Thể thơ hai tiếng
  2. Thể thơ bốn tiếng
  3. Thể thơ tám tiếng
  4. Thể thơ tự do và thơ văn xuôi

Bài tập về nhà

  1. Phân tích Luật thơ đoạn thơ thứ ba “Tây tiến đoàn binh…khúc độc hành” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
  2. Tìm và phân loại các bài thơ học trong chương trình ngữ văn 12 theo các thể thơ.

Trân trọng cảm ơn!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay