Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Quá trình văn học và phong cách văn học
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Quá trình văn học và phong cách văn học. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12
Chào mừng thầy cô và các bạn!
Khởi động
- Tác phẩm nào được xếp vào trào lưu lãng mạn?
- Chí Phèo (Nam Cao)
- Vội vàng (Xuân Diệu)
- Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Từ ấy (Tố Hữu)
- Tác phẩm nào sau đây thể hiện phong cách thơ có bút pháp cổ điển và tinh thần hiện đại?
a/ Chân quê (Nguyễn Bính)
b/ Vội vàng (Xuân Diệu)
c/ Chiều tối (Hồ Chí Minh)
d/ Từ ấy (Tố Hữu)
Quá trình văn học và phong cách văn học
Nội dung
- Quá trình văn học
- Phong cách văn học
- Ghi nhớ
- Luyện tập
Phần I: Quá trình văn học
- Khái niệm quá trình văn học
Các thời kỳ văn học gồm
THỜI KỲ CỐ ĐẠI
THỜI KỲ TRUNG ĐẠI
THỜI KỲ CẬN ĐẠI
THỜI KỲ HIỆN ĐẠI
THỜI KỲ ĐƯƠNG ĐẠI
Mỗi thời kỳ lại có các giai đoạn cụ thể nối tiếp nhau
DIỄN TIẾN VĂN HỌC
Một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành phát triển qua các thời kỳ lịch sử
VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
GĐ1: Từ thế kỷ X -> XIV
GĐ2: Từ thế kỷ XV -> XVII
GĐ3: Từ thế kỷ XVIII -> nửa đầu thế kỷ XIX
GĐ4: Từ nửa cuối thế kỷ XIX
VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XX
Từ đầu thể kỷ XX đến CMT8-1945
Từ sau CMT8 đến hết thế kỷ XX
Mỗi thời kỳ văn học gắn với hoàn cảnh lịch sử riêng, tồn tại, thay đổi, phát triển qua các thời kỳ lịch sử xã hội
- Khái niệm quá trình văn học
Bên cạnh nền văn hóa vận động qua các thời kỳ khác nhau còn có những yếu tố khác làm nên tổng thể đời sống văn học.
Nghiên cứu văn học trong tổng thể vận động của tất cả các yếu tố chính là nghiên cứu quá trình văn học.
Các yếu tố làm nên quá trình văn học
Các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau.
Các hình thức tồn tại của văn học: truyền miệng, chép tay, in ấn,…
Các thành tố của đời sống văn học: tác giả, người đọc, hoạt động nghiên cứu, phê bình…
Ảnh hưởng qua lại giữa văn học và các loại hình nghệ thuật, các hình thái ý thức xã hội.
Lịch sử văn học
Lịch sử văn học chỉ nghiên cứu quá khứ văn học
Quá trình văn học
Quá trình văn học chỉ sự vận động của văn học trong tổng thể ở quá khứ, hiện tại và tương lai
- Khái niệm quá trình văn học
Khái niệm
Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, tất cả các hình thức tồn tại: truyền miệng, chép tay, in ấn; các thành tố của đời sống văn học: tác giả, người đọc,…
Sự vận động của quá trình văn học tuân theo những quy luật chung nào? Lấy ví dụ để minh họa cho hoạt động đó.
Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc ta. Nền văn học mới gắn với lý tưởng dân tộc, tự do và Chủ nghĩa xã hội – nền văn học Cách Mạng
=> Đây là mối quan hệ giữa quá trình văn học và lịch sử đất nước, đời sống xã hội,… Mỗi biến động lịch sử của đời sống xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát triển của văn học
QUY LUẬT VĂN HỌC GẮN BÓ VỚI ĐỜI SỐNG
Thơ mới (1930-1942) vừa kế thừa những yếu tố truyền thống của thơ ca cổ điển (cảm xúc, hình ảnh, hình tượng, thể thơ…) vừa có những khám phá mới mẻ (ý thức về cái tôi, thể thơ tự do…)
- Thơ mới vừa dựa trên nền tảng truyền thống sử dụng các yếu tố truyền thống, vừa góp phần làm phong phú tiếng Việt
QUY LUẬT VĂN HỌC PHÁT TRIỂN TRONG SỰ KẾ THỪA VÀ CÁCH TÂN
Trong quá trình phát triển văn học Việt Nam có sự giao lưu với văn học Trung Quốc (vay mượn đề tài, thi liệu, thể loại trong văn học truyền thống), giao lưu với văn học Pháp (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực,…)
- Văn học dân tộc không thể phát triển nếu thiếu sự giao lưu với văn học các nước, phải biết chọn lọc và cải biến cho phù hợp
QUY LUẬT VĂN HỌC TỒN TẠI, VẬN ĐỘNG TRONG SỰ BẢO LƯU VÀ TIẾP BIẾN
Những quy luật cơ bản của quá trình văn học
- QUY LUẬT VĂN HỌC GẮN BÓ VỚI ĐỜI SỐNG
- QUY LUẬT VĂN HỌC PHÁT TRIỂN TRONG SỰ KẾ THỪA VÀ CÁCH TÂN
- QUY LUẬT VĂN HỌC TỒN TẠI, VẬN ĐỘNG TRONG SỰ BẢO LƯU VÀ TIẾP BIẾN
- Trào lưu văn học
Trào lưu văn học
Quá trình vănhọc
Hoạt động nổi bật của quá trình văn học là trào lưu văn học
Một số trào lưu văn học trên thế giới
VH thời Phục Hưng ở châu Âu -TK XV, XVI
NỘI DUNG
Đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng khắc nghiệt thời trung cổ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Romeo và Juliet của Sếchxpia
- Đônkihôtê của Xéc-van-tét
- …
Miguel de Cervantes y Saavedra
(1547-1616)
William Shakespeare
(1564-1616)
Chủ nghĩa cổ điển Pháp –TK XVII
NỘI DUNG
Coi văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, đề cao lý trí, sáng tác theo mô phạm chặt chẽ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Lơxít của Coocnây
- Trưởng giả học làm sang của Molie
- …
Molière (1622 – 1673)
Pierre Corneille (1606 - 1684)
Chủ nghĩa lãng mạn –TK XVIII - XIX
NỘI DUNG
Đề cao nguyên tắc chủ quan, xây dựng hình tượng cho phù hợp với lý tưởng và ước mơ của nhà văn theo quy phạm chặt chẽ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Những người khốn khổ của Huy-gô
- Những tên cướp của Sile
- …
Chủ nghĩa hiện thực phê phán –TK XIX
NỘI DUNG
Coi văn hóa cổ đại là hình mẫu lý tưởng, đề cao lý trí, sáng tác theo quy phạm chặt chẽ
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Lơ xít của Cooc-nây
- Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang của Mo-li-e
- …
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa –TK XX
NỘI DUNG
Miêu tả cuộc sống trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò của nhân dân
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Số phận con người, người mẹ của M.Gorki
- Sông đông êm đềm của
Sô-lô-khốp
- …
Một số trào lưu khác
Chủ nghĩa siêu thực (1922) ở Pháp
- Thế giới trên hiện thực là mảnh đất của nghệ sĩ
- Tác phẩm Narita của Brôtông
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo
- Mỹ La Tinh sau chiến thắng thế giới thứ 2
- Thực tại bao gồm cả đời sống tâm linh
- Tác phẩm: Trăm năm cô đơn của Macket
Chủ nghĩa hiện sinh – châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ 2
- Miêu tả con người như một sự tồn tại huyền bí, xa lạ, phi lí
- Tác phẩm: Người xa lạ của Camuy
Một số trào lưu văn học ở Việt Nam
Trào lưu lãng mạn
NỘI DUNG
- Cơ sở hình thành trào lưu:
- Thành tựu:
+Tự lực văn đoàn – đấu tranh lễ giáo Phong Kiến…
+ Thơ mới – tiếng nói cá nhân
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Tự lực văn đoàn: Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Nguyễn Tuân,...
- Thơ mới: Thế Lữ, Huy Thông, Xuân Diệu, Huy Cận,…
Nguyễn Tuân (1910 - 1987)
Thạch Lam (1910 - 1942)
Thế Lữ (1907-1989)
Lưu Trọng Lư (1911-1991)
Xuân Diệu (1916-1985)
Trào lưu hiện thực
NỘI DUNG
- Hoàn cảnh xuất hiện: 1930
- Phê phán hiện thực xã hội đương thời
- Cảm thông với số phận con người
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan
- Tác phẩm: …
Nam Cao (1915-1951)
Vũ Trọng Phụng (1912-1939)
Nguyên Hồng (1918-1982)
Trào lưu cách mạng
NỘI DUNG
- Hoạt động trong bí mật, không được phép của chính quyền thực dân
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Thơ Hồ Chí Minh: Nhật ký trong tù
- Xuân Thủy: Không giam được trí óc
- Tố Hữu
Trào lưu hiện thực xã hội chủ nghĩa
TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- Nguyên Ngọc, Khuyễn Khải, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu,…
- Quá trình văn học: diễn tiến của văn học như một hệ thống chỉnh thể với sự hình thành, tồn tại, thay đổi qua các giai đoạn lịch sử
- Trào lưu văn học: tập hợp những tác giả, tác phẩm, gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn
- Tìm hiểu quá trình văn học và các trào lưu văn học giúp cho việc xác định đối tượng và mục đích nghiên cứu văn học và đánh giá tác phẩm sâu sắc hơn
Phần II: Phong cách văn học
- Khái niệm phong cách văn học
Phong cách văn học là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.
Đặc điểm phong cách văn học
Nguồn gốc
Phong cách văn học nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những cái mới, những cái không lặp lại bao giờ, nảy sinh do nhu cầu của quá trình sáng tạo văn học.
- Quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.
- Phong cách in đậm dấu ấn dân tộc và thời đại.
- Biểu hiện phong cách văn học
- Cách nhìn, cách cảm thụ mang tính khám phá, giọng điệu riêng: là biểu hiên đầu tiên, quan trọng nhất.
- Sự sáng tạo các yếu tố' thuộc nội dung tác phẩm: chọn đề tài, chủ đề, xây dựng nhân vật, cốt truyên, tứ thơ, cốt kịch,...
- Hệ thống các phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật mangdấu ấn riêng.
- Thống nhất trong bản chất cốt lõi nhưng triển khai lại đa dạng, đoi mới.
- Có tính thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật .
Phần III: Ghi nhớ
- Quá trình văn học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kỳ lịch sử
- Hoạt động nổi bật của văn học là các trào lưu văn học
- Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở phong cách văn học độc đáo
Phần IV: Luyện tập
Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1: Khái niệm quá trình văn học được hiểu như thế nào là đúng nhất?
a. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi cuả văn học qua một thời kì lịch sử.
b. Là diễn tiến phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử.
c. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử.
d. Là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học một thời kì lịch sử.
Câu hỏi 2: Quá trình văn học là để chỉ phương diện nào sau đây?
- Gồm tất cả các tác phẩm văn học.
- Gồm tất cả các hình thức tồn tại của văn học từ truyền miệng, đến chép tay, in ấn.
- Gồm tất cả các thành tố của đời sống văn học.
- Cả A, B và C.
Câu hỏi 3: Quá trình văn học tuân theo quy luật nào sau đây?
- Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn học ấy.
- Văn học phát triển trong sự kế thừa và cách tân.
- Văn học tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến: giữ gìn, phát huy tinh hoa của truyền thống và tiếp thu cải biến cho phù hợp những tinh hoa của văn học thế giới.
- Cả A, B và C.
Câu hỏi 4: Ý nào sau đây chưa nói đúng về trào lưu văn học?
- Đó là một phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn trong đời sống văn học của một dân tộc.
- Một trào lưu văn học có thể có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái văn học.
- Cũng có khi trào lưu văn học lại là sự tập hợp các tác phẩm, tác giả hoàn toàn đối lập nhau về mọi mặt.
- Cũng có khi nền văn học của một dân tộc không có trào lưu văn học mà chỉ có các khuynh hướng, trường phái văn học khác nhau.
Câu hỏi 5: Kiệt tác “Đôn Ki-hô-tê” của Xéc-van-tec là thuộc trào lưu văn học nào sau đây?
- Chủ nghĩa cổ điển.
b.Văn học thời Phục hưng.
c.Chủ nghĩa hiện thực.
d.Chủ nghĩa lãng mạn
Bài về nhà
- Nắm vững các khái niệm trong bài học
- Ôn lại phong cách văn học của các tác giả đã học: Hồ Chí Minh-Tố Hữu- Quang Dũng-Nguyễn Khoa Điềm...
- Làm bài phần luyện tập trong SGK
Trân trọng cảm ơn!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12