Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Xin chào mừng quý thầy cô và các bạn!

Khởi động

Giải thích và sắp xếp các từ sau thuộc môn học nào trong chương trình phổ thông?

  1. Badơ
  2. Ẩn dụ
  3. Phân số thập phân

Khởi động

  1. Badơ: hợp chất mà phân tử gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hi-đrô-xít. (Dùng trong văn bản khoa học hoá học)
  2. Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiên tượng này bằng tên sự vật, hiên tượng khác có nét tương đồng với nó. (Dùng trong văn bản khoa học Ngữ văn).
  3. Phân số thập phân: phân số mà mẫu là luỹ thừa của 10. (Dùng trong văn bản khoa học toán học).

Trong cuộc sống thường ngày, ta được tiếp xúc và sử dụng nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Trong số đó có phong cách ngôn ngữ khoa học. Vậy phong cách ngôn ngữ khoa học là loại ngôn ngữ như thế nào? Nó có những đặc trưng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài học hôm nay.

Phong cách ngôn ngữ khoa học

NỘI DUNG

  • Phần 1: Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
  • Phần 2: Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học
  • Phần 3: Luyện tập

Phần 1. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học

  1. Tìm hiểu ngữ liệu

Hoạt động nhóm

Các nhóm đọc ví dụ trong SGK và trả lời các câu hỏi sau:
-
Ba đoạn trích trên đều nói về những vấn đề khoa học. Nhưng khác nhau về mức độ và phạm vi sử dụng như thế nào?

- Như vậy, các văn bản trên là thuộc những loại văn bản khoa học nào?

- Qua các ngữ liệu đã phân tích, em hiểu thế nào là ngôn ngữ khoa học?

-  Ngôn ngữ khoa học tồn tại dưới những dạng nào? Nêu ví dụ một số loại văn bản khoa học của từng dạng?

  1. Tìm hiểu ngữ liệu
 

Về mức độ

Về phạm vi sử dụng

Các loại văn bản khoa học

Văn bản a

chuyên sâu

phù hợp với học sinh THPT

phổ cập

Văn bản b

những người có trình độ chuyên môn sâu

Trong nhà trường

Mọi người

Văn bản c

VBKH chuyên sâu

VBKH giáo khoa

VBKH phổ cập

 

  1. Ngôn ngữ khoa học

- Ngôn ngữ khoa học: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa học.

Các dạng ngôn ngữ khoa học

Dạng viết: báo cáo khoa học, luận văn, luận án, SGK, sách phổ biến khoa học…

Dạng nói: giảng bài, nói chuyện khoa học, thảo luận – tranh luận khoa học...

Phần 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

Hoạt động nhóm

Dựa vào những tư liệu thực tế và nhận định trong SGK, cho biết:
Nhóm 1:
 tính khái quát trừu tượng của ngôn ngữ khoa học
Nhóm 2: tính lí trí, logic của ngôn ngữ khoa học
Nhóm 3: tính khách quan, phi cá thể hoá của ngôn ngữ khoa học
thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ như thế nào?

Phần 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học

  1. Tính khái quát, trừu tượng :

  - Ngôn ngữ khoa học dùng nhiều thuật ngữ khoa học: từ chuyên môn dùng trong từng ngành khoa học và chỉ dùng để biểu hiện khái niệm khoa học.

- Kết cấu văn bản: mang tính khái quát (các luận điểm khoa học trình bày từ lớn đến nhỏ, từ cao đến thấp, từ khái quát đến cụ thể)

  1. Tính lí trí, logic:

- Từ ngữ: chỉ dùng với một nghĩa, không dùng các biện pháp tu từ.

- Câu văn: chặt chẽ, mạch lạc, là 1 đơn vị thông tin, cú pháp chuẩn.

- Kết cấu văn bản: Câu văn liên kết chặt chẽ và mạch lạc. Cả văn bản thể hiện một lập luận logic.

  1. Tính khách quan, phi cá thể:

- Câu văn trong văn bản khoa học: có sắc thái trung hoà, ít cảm xúc

- Khoa học có tính khái quát cao nên ít có những biểu đạt có tính chất cá nhân

Phần 3: Luyện tập

  1. Bài 1, SGK, trang 76

Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến hết thế kỉ XX

- Nội dung thông tin:

  + Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá

  + Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn

  + Những đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975 và 1975 đến hết thế kỉ XX.

- Thuộc loại văn bản: ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn, hoặc chuyên ngành Khoa học Ngữ văn

- Ngôn ngữ khoa học trong văn bản có nhiều đặc điểm:

  + Dùng nhiều thuật ngữ khoa học.

+ Kết cấu của văn bản mạch lạc, chặt chẽ: có hệ thống đề mục lớn nhỏ, các phần, các đoạn rõ ràng

  1. Bài 2, SGK, trang 76

Ví dụ: Đoạn thẳng

- Thông thường: là đoạn không cong queo, gãy khúc

- Toán học: Đoạn ngắn nhất nối hai điểm với nhau

Vận dụng

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Về mặt thể loại văn học, ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời. Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của dân tộc Mường..., truyện thơ dân gian của các dân tộc Thái, Tày, Nùng,:., còn lưu truyền nhiều thiên bất hủ. Ca dao, dân ca, thơ cổ điển của người Việt thời phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý. Thơ hiện đại, trước cũng như sau Cách mạng tháng Tám 1945, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc biết bao kiệt tác. Văn xuôi tiếng Việt ra đời muộn, gần như cùng với thế kỉ XX, nhưng tốc độ phát triển và trưởng thành hết sức nhanh chóng. Với các thể bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, văn xuôi Việt Nam đã có thể sánh cùng với nhiều nền văn xuôi hiện đại của thế giới.

  1. Hãy cho biết, đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Căn cứ vào đâu để nhận biết điều ấy?
  2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng những thuật ngữ khoa học nào?
  3. Anh (chị) hiểu thế nào là kho tàng văn học dân tộc?
  4. Đặt nhan đề cho đoạn văn trên.

Vận dụng

  1. Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. Có hai dấu hiệu để nhận biết điều ấy: thứ nhất, nội dung của đoạn văn bàn về một vấn đề của văn học sử Việt Nam; thứ hai, trong đoạn văn, người viết sử dụng nhiều thuật ngữ khoa học.
  2. Các thuật ngữ khoa học xuất hiện trong đoạn văn: thể loại văn học, thơ, sử thi, truyện thơ dân gian, ca dao, dân ca, thơ cổ điển, văn xuôi, bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết.
  3. Kho tàng văn học dân tộc là tất cả các tác phẩm văn học thuộc mọi thể loại (kể cả văn học dân gian và văn học viết) có mặt trong nền văn học của nước ta từ xưa đến nay.
  4. Có thể đặt nhan đề cho đoạn văn là: vấn đề thể loại của nền văn học Việt Nam, hoặc Đặc điểm thể loại của nền văn học Việt Nam.

BÀI VỀ NHÀ

  1. Văn bản khoa học có các loại nào?
  2. Các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ khoa học .
  3. Chuẩn bị bài: TRẢ BÀI SỐ I

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay