Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Đàn ghi ta của Lor-ca. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Đàn ghi ta của Lor-ca

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Chào mừng thầy cô và các bạn!

Khởi động

Những hình ảnh dưới đây gợi nhắc về đất nước nào?

TÂY BAN NHA

Đàn ghitar của Lor-ca

- Thanh Thảo -

Nội dung bài học

  1. Đọc – hiểu chú thích
  2. Đọc – hiểu văn bản
  3. Tổng kết
  4. Luyện tập

Phần I. Đọc – hiểu chú thích

  1. Tác giả

Thanh Thảo

Hồ Thành Công (1946)

- Quê hương: Mộ Đức, Quảng Ngãi

- Thanh Thảo là một trong những gương mặt tiêu biểu cho các nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Ngòi bút hướng nội giàu suy tư, trăn trở về cuộc sống của nhân dân, đất nước và thời đại; luôn tìm tòi những hình thức biểu đạt mới.

- Tác phẩm chính:

+ Những người đi tới biển (trường ca – 1977)

+ Dấu chân qua trảng cỏ (thơ – 1980)

+ Những ngọn sóng mặt trời (trường ca – 1981)

+ Khối vuông ru-bích (thơ – 1985)

+Từ một đến một trăm (thơ – 1988)

  1. Tác phẩm

- Xuất xứ: Được rút từ tập thơ Khối vuông rubik (1985), là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ tượng trưng.

Cấu trúc rubik

Cấu trúc thơ

Mô hình mở, phá bỏ khuôn mẫu, giải phóng cảm xúc và tưởng tượng

- Đàn ghi ta (Tây Ban Cầm) có 6 dây, một nhạc cụ truyền thống của Tây Ban Nha.

- Lor-ca (1898 - 1936): nhà thơ thiên tài của Tây Ban Nha, người có khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật mãnh liệt, bị chính quyền phản động thân phát xít bắt giam và giết hại.

Phần II. Đọc – hiểu văn bản

Bố cục

  1. Khổ 1. Hình ảnh Lorca
  2. Khổ 2-3. Lorca bị hạ sát
  3. Khổ 4-5-6. Niềm sót thương về suy tư về cách giải thoát của Lorca

Lời đề từ

Khi nào tôi chết hãy vùi xác tôi cùng với cây đàn dưới lớp cát

Khi nào tôi chết hãy vùi xác tôi dưới rặng cây cam và đám bạc hà

Khi nào tôi chết hãy vùi xác tôi, tôi xin các người đó

Nơi một chiếc chong chóng gió

Khi nào tôi chết.

-Ph.G.Lorca-

Tình yêu say đắm của Lorca với nghệ thuật, với Tây Ban Nha

Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn

Khơi nguồn dẫn dắt dòng cảm xúc mãnh liệt của Thanh Thảo về cái chết của Lorca

  1. Hình tượng Lorca qua cảm nhận của nhà thơ
  2. Người nghệ sĩ tự do với khát vọng cách tân nghệ thuật

Li la li la li la: những nốt nhạc ghitar; tên một loài hoa ở Tây Ban Nha

Vầng trăng yên ngựa: Không gian thảo nguyên mênh mông, bát ngát

Áo choàng đỏ gắt: môn đấu bò tót sôi động và mạo hiểm của những matador dũng cảm

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Đấu trường: võ sĩ – bò tót

Cuộc đấu

- Khát vọng tự do

- Khát vọng cách tân nghệ thuật

- Nền chính trị độc tài

- Nền nghệ thuật già cỗi

Một kị sĩ lang thang, đơn độc

Lang thang, Miền cô độc

Vầng trăng, Yên ngựa

Áo choàng đỏ gắt

Một nhạc sĩ dân gian, lãng du

-> Người nghệ sĩ - chiến sĩ tự do và cô đơn trong cuộc chiến đấu chống lại chế độ độc tài.

-> Hình ảnh Lor-ca được giới thiệu  chỉ bằng vài nét chấm phá -> ảnh hưởng của trường phái ấn tượng.

  1. Cái chết bất ngờ với Lorca

Tây Ban nha

hát nghêu ngao

bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

chàng đi như người mộng du

=> Hình ảnh thực, không gian kinh hoàng, ấn tượng chết chóc. Khoảng khắc Lorca bị phát xít giết hại

Tiếng ghi ta nâu

Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

Tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy

Thủ pháp tượng trưng

Tiếng ghi ta

Cuộc đời nghệ sĩ Lorca

Dồn dập, liên tục biến đổi

Ghi ta bần bật khóc

Đau đớn, uất nghẹn, căm phẫn

-Lor-ca đến với cái chết một cách hiên ngang và bình thản.

- Hình ảnh Lor-ca với cái chết bất ngờ, oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác.

- Nghệ thuật khắc họa tiếng đàn:

+ Phép điệp: “tiếng ghi ta” và nâng cấp độ âm thanh bằng những thanh T gieo vào tiếng cuối.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua hệ thống âm thanh (ghi ta) vỡ ra thành màu sắc (nâu, xanh) thành hình khối (tròn bọt nước vỡ tan) thành hình ảnh động (ròng ròng máu chảy).

=> Tiếng đàn là nỗi lòng, là tình yêu đối với cái đẹp của Lor-ca. Cái chết đã biến Lor-ca thành hình tượng bất tử, là lời tuyên chiến mạnh mẽ của người nghệ sĩ chân chính trong môi trường bạo lực thống trị.

  1. Tâm trạng của tác giả

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1: Tại sao Thanh Thảo lại viết: “Không ai chôn cất tiếng đàn/ tiếng đàn như cỏ mọc hoang”?

Nhóm 2:  Theo em, Lor-ca muốn nhắn gửi thông điệp gì qua câu nói

“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?

Nhóm 3: Giải mã các hình ảnh “giọt nước mắt, đường chỉ tay, dòng sông, lá bùa, chiếc ghi ta màu bạc…”.

Nhóm 4:  Suy nghĩ về cách giải thoát và giã từ của Lor-ca? Tiếng “Li la- li la- li la” trong bài thơ có ý nghĩa gì?

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

long lanh trong đáy giếng

=> Nghệ thuật thành thứ cỏ mọc hoang - Cái đẹp không thể huỷ diệt, sẽ sống truyền lan, giản dị mà kiên cường.

  • Niềm tiếc thương một thiên tài và con đường nghệ thuật dang dở
  • Không có người thực sự hiểu được di chúc của Lorca, sức sống nghệ thuật của Lorca
  • Đồng cảm với trăn trở của người nghệ sĩ

Cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và những sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca. Nhà cách tân vĩ đại của đất nước Tây Ban Nha đã trở thành bất tử trong chính cuộc giã từ này.

=> Sự đồng cảm, trân trọng, Thanh Thảo đã bất tử hóa Lorca

đường chỉ tay đã đứt

dòng sông rộng vô cùng

Hữu hạn

Vô hạn

Định mệnh cuộc đời

Lorca bơi sang ngang

trên chiếc ghi ta màu bạc

Trên 1 chiếc ghi ta Lorca bơi qua dòng sông cuộc đời đi vào cõi bất tử

Ném - Lá bùa

Ném - Trái tim

Coi thường cái chết, bình thản ra đi

trái tim… lặng yên bất chợt => sự ra đi nhẹ nhàng như 1 thoáng lặng của con tim

Phần III. Tổng kết

NỘI DUNG

 Ngợi ca vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn và tài năng của Lor-ca – nhà thơ, nhà cách tân vĩ đại của văn học Tây Ban Nha và thế giới thế kỉ XX.

NGHỆ THUẬT

Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc sử dụng hình ảnh, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung; tạo ra màu sắc Tây Ban Nha rất đậm nét trong bài thơ; kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc.

Phần IV. Luyện tập

Câu hỏi 1: Nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết bi thảm của Lorca được thể hiện rõ nét và ấn tượng nhất ở hình ảnh thơ nào?

  1. Áo choàng bê bết đỏ.
    b. Giọt nước mắt vầng trăng – long lanh trong đáy giếng.
  2. Lor- ca bơi sang ngang.
  3. Chàng ném là bùa cô gái Di – gan vào xoáy nước

 Câu hỏi 2: Hình ảnh tiếng đàn trong bài thơ có nét gần gũi với cách thể hiện của văn học thời kì nào?

  1. Văn học dân gian.
  2. Văn học cổ điển Việt Nam.
  3. Văn học hiện đại phương Tây.
  4. Văn học cổ điển Trung hoa.

Câu hỏi 3: Ý kiến nào về bài thơ Đàn ghi ta của Lorca là chưa chính xác?

  1. Đậm đà màu sắc Đường thi.
  2. Chịu ảnh hưởng mạnh của thuyết tương giao.
  3. Nhuốm màu sắc tượng trưng và siêu thực.
  4. Ngôn từ hết sức mới mẻ hiện đại.

Bài tập

những tiếng đàn bọt nước

……………..

máu chảy

Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Nêu ý chính của đoạn thơ ?
  2. Nêu hiệu quả nghệ thuật các từ láy “đơn độc ”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn” trong đoạn thơ?
  3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc :“tiếng ghi-ta ” trong đoạn thơ.

Bài tập

  1. Nêu ý chính của đoạn thơ?

- Hình ảnh của Lorca, chàng nghệ  sĩ, người chiến sĩ cách mạng có lí tưởng cao đẹp nhưng số phận bất hạnh.

- Cái chết đầy bi phẫn của Lor-ca, người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do đã bị bọn phát xít Phrăng-cô dẫn ra pháp trường sát hại

Bài tập

  1. Hiệu quả nghệ thuật các từ láy “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn” trong đoạn thơ: Lor-ca hiện ra như một ca sĩ dân gian cô đơn, một kị sĩ lãng du phóng khoáng yêu tự do nhưng thầm lặng, Anh là người tiên phong trong cuộc đấu tranh cách tân nghệ thuật và khát vọng tự do.

Bài tập

  1. Hiệu quả nghệ thuật của phép điệp cấu trúc :“tiếng ghi-ta ” trong đoạn thơ:

Thanh Thảo đã lặp lại 4 lần cụm từ tiếng ghi ta thể hiện cảm xúc mãnh liệt và cảm nhận đa chiều của tác giả về cái chết của Lor-ca. Thủ pháp chuyển đổi cảm giác góp phần tạo nên những cảm nhận rất mới, phù hợp với những nỗ lực và khát vọng cách tân của người nghệ sĩ Lor-ca.

BÀI VỀ NHÀ

  • Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là ở tính hiện đại của nó.Em có đồng ý với nhận xét này không? Thử chứng minh.
  • Đọc kĩ và ghi nhớ nội dung mục Ghi nhớ tr.165.
  • Chuẩn bị: Đọc thêm “Bác ơi”

Trân trọng cảm ơn!

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay