Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12
Chào mừng thầy cô và các em học sinh!
Khởi động
Cách dùng từ trong các câu sau, câu nào là hợp lý?
01 Tổng thống và phu nhân
02 Chị là phu nhân chiều chồng, chăm con
03 Báo Thiếu niên nhi đồng
04 Thiếu niên nhi đồng lang thang cơ nhỡ
Ngữ văn 12
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
NỘI DUNG BÀI HỌC
Sự trong sáng của Tiếng Việt
Trách nhiệm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt
Luyện tập
- SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
″Trong″: có nghĩa là trong trẻo, không có chất tạp, không đục.
“Sáng”: là sáng tỏ, sáng chiếu, sáng chói, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả trung thành và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói
- Sự chuẩn mực và quy tắc chung
Đọc 3 ví dụ trong SGK trang 30, 31 và xác định:
- Câu nào không trong sáng, vì sao?
- Biểu hiện thứ nhất của trong sáng trong tiếng Việt là gì?
Sự chuẩn mực và quy tắc chung
- Tình cảm của tác giả đối với non sông, đất nước, đồng bào trong nước, kiều bào ở nước ngoài tuy xa nhưng vẫn nhớ về Tổ Quốc
- Đó là tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài – những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ Quốc
- Tình cảm của tác giả đối với non sông đất nước, với đồng bào trong nước và kiều bào nước ngoài – những người tuy ở xa nhưng vẫn nhớ về Tổ Quốc – thật là sâu nặng.
Ví dụ 1:
- Câu đầu: không trong sáng vì cấu tạo câu không đúng quy tắc (chuẩn mực) ngữ pháp tiếng Việt.
- Hai câu sau: đạt được sự trong sáng vì cấu tạo câu theo chuẩn mực ngữ pháp của tiếng Việt.
Biểu hiện đầu tiên: Thể hiện ở chuẩn mực và việc tuân thủ đúng chuẩn mực của tiếng Việt
ο Phát âm theo chuẩn của một phương ngữ nhất định, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.
ο Tuân theo quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.
ο Khi nói viết phải dùng từ đúng nghĩa và đầy đủ các thành phần câu.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, cha nhường cho con
- Trong câu thơ của Nguyễn Duy, các từ “lưng, áo, con” được dùng theo nghĩa mới nhưng vẫn theo quy tắc ẩn dụ.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu
Trong câu văn của Bác, từ “tắm” được dùng theo nghĩa mới và đặc điểm ngữ pháp mới. Nhưng đó vẫn là sự chuyển nghĩa nghĩa và đặc điểm ngữ pháp theo quy tắc của tiếng Việt.
Trong cả hai trường hợp, việc sử dụng linh họat, sáng tạo vẫn đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt vì vẫn tuân theo quy tắc (chuyển nghĩa, chuyển tiểu loại) của tiếng Việt.
Sự trong sáng là không dung nạp tạp chất
Theo dõi các ví dụ trong SGK trang 32 và nêu nhận xét về việc sử dụng từ nước ngoài:
Câu văn có những từ ngữ nước ngoài được sử dụng không cần thiết vì tiếng Việt vẫn có những từ ngữ thay thế tương xứng.
=> Hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài chỉ làm vẩn đục tiếng Việt.
- Biểu hiện ở tính văn hóa – lịch sử
Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử dụng từ ngữ:
o Cách xưng hô:
Ông giáo: Cụ với tôi, ông với con
=> thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần gũi.
Lão Hạc: Ông giáo, chúng mình, tôi với ông
=> thể hiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối với ông giáo
o Cách thưa gửi của Lão Hạc với ông giáo: “Vâng! Ông giáo dạy phải”
=> Sự trân trọng, tin tưởng và có phần ngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo
- Kết luận
Sự trong sáng là một phẩm chất của tiếng Việt, được biểu hiện:
- Tính chuẩn mực, có quy tắc của tiếng Việt
- Sự không lai căng, pha tạp
- Tính lịch sử, văn hóa trong lời nói
- TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Dựa vào nội dung trong sách giáo khoa, các nhóm thảo luận 5 phút về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, theo các ý sau:
Thái độ tình cảm
Nhận thức
Hành động
HOẠT ĐỘNG NHÓM
- Thái độ tình cảm
Cần có ý thức tôn trọng và yêu quý tiếng Việt, xem đó là ”thứ của cải vô cùng lâu đời và quí báu của dân tộc
- Nhận thức
- Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mỗi người cần có những hiểu biết về tiếng Việt
(Cần có những hiểu biết cần thiết về các chuẩn mực của tiếng Việt: ngữ âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp)
- Hiểu biết đó không chỉ qua học tập ở trường, mà còn bằng tự học hỏi.
- Hành động
- Sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực và quy tắc, trong đó có các quy tắc chuyển hoá, biến đổi.
- Không lạm dụng tiếng nước ngoài làm vẩn đục tiếng Việt.
- Tránh những lối nói thô tục, thiếu văn hoá.
III. LUYỆN TẬP
Bài 1: SGK trang 33
Những từ ngữ tiêu biểu:
- Kim Trọng: rất mực chung tình
- Thuý Vân: cô em gái ngoan
- Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt
- Thúc Sinh: sợ vợ
- Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ
- Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”
- Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”
- Sở Khanh: chải chuốt dịu dàng
- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”.
Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chuẩn xác vì miêu tả đúng diện mạo hoặc lột tả được tính cách nhân vật. Tác giả đã sử dụng chuẩn xác tiếng việt vào việc áp dụng tính cách của mỗi người.
Bài 1: SGK trang 44
- Câu a không trong sáng (có sự lẫn lộn giữa trạng ngữ muốn xóa bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn và chủ ngữ ) vì dùng thừa từ đòi hỏi.
- Các câu b, c, d viết đúng chuẩn ngữ pháp nên là những câu trong sáng.
Bài tập vận dụng
Chỉ ra chỗ sai và cách sửa trong việc dùng từ ở các câu văn sau:
- Xoá đói giảm nghèo là nhiêm vụ bức tử của huyện ta!.
- Gớm, lâu quá, hôm nay bác mới quá độ đến nhà em!
- Hắn vốn có một thân nhân tốt, thế mà không hiểu tại sao lại bị vướng vào vòng lao lí
BÀI VỀ NHÀ
- Làm các bài tập còn lại
- Trình bày trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. (nộp vào tiết sau)
- Chuẩn bị bài học tiếp theo
Trân trọng cảm ơn!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12