Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập

Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Tuyên ngôn Độc lập. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập
Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Tuyên ngôn Độc lập

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

KHỞI ĐỘNG

Khởi động

Ngày 02/09/1945 đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào của dân tộc?

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc

Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình

Văn bản

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

- Hồ Chí Minh -

Nội dung bài học

Phần 1: Tác giả

Tiểu sử

Sự nghiệp

Kết luận

Phần 2: Tác phẩm

Tìm hiểu chung

Phân tích tác phẩm

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 1: TÁC GIẢ

  1. Vài nét về tiểu sử
    1. Tiểu sử

- Tên khai sinh: Nguyễn Sinh Cung

- Tên thời kì đầu hoạt động cách mạng: Nguyễn Ái Quốc

- Quê quán: Làng Kim Liên (Làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

- Gia đình: nhà nho yêu nước
+ Cha là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
+ Mẹ là cụ Hoàng Thị Loan

- Thời trẻ Người học chữ Hán, sau đó học trường Quốc học Huế, có thời gian ngắn Người dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Thiết

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 1: TÁC GIẢ

  1. Vài nét về tiểu sử
    2. Quá trình hoạt động cách mạng

- 1911: Ra đi tìm đường cứu nước.
- Tháng 1/1919 gửi bản Yêu Sách tới Hội nghị Vecxay
- 1920: Dự Đại hội Tua, là một trong những thành viên sáng lập ĐCS Pháp
- 1923- 1941: Người chủ yếu hoạt động tại Liên Xô và Trung Quốc

- Tham gia thành lập nhiều tổ chức hoạt động cách mạng: VNTNCMĐCH (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông (1925) và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước tại Hương Cảng

  • 2/1941 Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng
  • 13/8/1942 Người sang Trung Quốc
  • 2/9/1945 Người đọc Tuyên ngôn độc lập
  • 2/9/1969 Người mất

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 1: TÁC GIẢ

  1. Sự nghiệp văn học
    1. Quan điểm sáng tác

Tính chiến đấu

Tính dân tộc và tính chân thực

Tính mục đích

- Văn nghệ là hoạt động tinh thần phục vụ hoạt động cách mạng, hoạt động văn học cũng là hoạt động chính trị. Nhà văn cũng phải có tinh thần như những người chiến sĩ.

- Thể hiện trong: “Khán thiên gia thi hữu cảm” và “Thư gửi các chiến sĩ nhân dịp triển lãm hội họa năm 1951”.

- Quan điểm có sự kế thừa trong truyền thống văn học

- Yêu cầu văn nghệ sĩ viết hay, viết chân thực. Phát huy cốt cách dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Hình thức: phải chọn lọc, sáng tạo, ngôn ngữ trong sáng, tránh sự cầu kì về hình thức
=> Quan điểm đúng đắn, tiến bộ

- Xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để để quyết định nội dung, hình thức tác phẩm
- Người cầm bút phải xác định:
đối tượng (Viết cho ai?) và mục đích tiếp nhận (Viết để làm gì? ) để quyết định nội dung (Viết cái gì?) và hình thức (Viết thế nào?)
=> Các tác phẩm của Người luôn có tư tưởng sâu sắc, hình thức sinh động.

 

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 1: TÁC GIẢ

  1. Sự nghiệp văn học
    2. Di sản văn học

HOẠT ĐỘNG NHÓM

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 1: TÁC GIẢ

  1. Sự nghiệp văn học
    2. Di sản văn học

Các nhóm hãy thảo luận trong 5 phút để trình bày về:
1. Di sản văn học của Hồ Chí Minh.
2. Kể tên tác phẩm tiêu biểu đối với mỗi thể loại sáng tác
3. Phong cách nghệ thuật với từng thể loại sáng tác

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 1: TÁC GIẢ

  1. Sự nghiệp văn học
    2. Di sản văn học

Văn chính luận

Truyện và ký

Thơ ca

- Mục đích chính trị, nhằm tấn công trực diện kẻ thù

- Nội dung: thể hiện lý trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, trái tim yêu ghét nồng nàn sâu sắc. Sự tìm hiểu sâu sắc về văn hóa, thực tiễn cuộc sống -> áng văn chính luận mẫu mực

-Tác phẩm: Bản án, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi

- Nội dung: tính chiến đấu cao, thể hiện vẻ đẹp sắc sảo, trí tưởng tượng phong phú, vốn văn hóa sâu rộng, tính thực tiễn.
- Bút pháp: hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt -> tình huống độc đáo, hình tượng sinh động.

- Tác phẩm: Người con của Pari, Vi hành, Vừa đi đường vừa kể chuyện,…

- Sự nghiệp thơ ca vô cùng phong phú, tên tuổi gắn liền với tập thơ “Nhật ký trong tù”. Ngoài ra còn có chùm thơ làm tại Việt Bắc

=> Nổi bật phong thái ung dung, hòa hợp với thiên nhiên, thể hiện bản lĩnh của người cách mạng

 

 

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
PHẦN 1: TÁC GIẢ

  1. Sự nghiệp văn học
    3. Phong cách văn học

Văn chính luận

Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ. Lý lẽ đanh thép, giàu tính thuyết phục, giàu tính luận chiến.

Bút pháp đa dạng, giàu hình ảnh

Truyện và ký

Tín chiến đấu mạnh mẽ

Nghệ thuật trào phúng sắc bén, nhẹ nhàng mà sâu cay

Thể hiện chất trí tuệ sắc sảo mà hiện đại

Thơ ca

Phong cách đa dạng, hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực nghệ thuật

Sử dụng đa dạng thể loại thơ

Kết hợp giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại

III. Kết luận

Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản vô giá là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp vĩ đại của Người. HCM quan niệm văn học là vũ khí sắc bén phục vụ cho sự nghiệp cách mạng

Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng.

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

Phần 2: Tác phẩm

- Hồ Chí Minh -

TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

  1. Tìm hiểu chung
    1. Hoàn cảnh sáng tác

Thế giới

Trong nước

-      Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc

-      Nhật đầu hàng đồng minh

-      Cách mạng tháng 8 thành công, cả nước giành chính quyền thắng lợi

-      26/8/1945: chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội

-      28/8/1945: Bác soạn thảo Tuyên ngôn độc lập tại tại số 2, căn nhà số 48, Hàng Ngang, Hà Nội

-      2/9/1945: Bác thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình

 

  1. Tìm hiểu chung
    2. Mục đích sáng tác
  2. Công bố nền độc lập của dân tộc, khai sinh nước Việt Nam mới trước quốc dân và thế giới
  3. Cương quyết bác bỏ luận điệu và âm mưu xâm lược trở lại của các thế lực thực dân đế quốc.
  4. Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Đối tượng và mục đích

Đồng bào và nhân dân thế giới

Tuyên bố sự ra đời của Việt Nam độc lập

Đế quốc Anh – Pháp – Mỹ

Tranh luận, bác bỏ những luận điệu xảo trá,…

  1. Tìm hiểu chung
    3. Bố cục

Phần

Vị trí

Nội dung

Phần 1

Từ đầu đến “…không ai chối cãi được

Nêu nguyên lí chung của bản tuyên ngôn độc lập.

Phần 2

Thế mà, …. phải được độc lập

Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Phần 3

Còn lại

Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc

 

  1. Tìm hiểu chung
    3. Bố cục
    Tính lập luận chặt chẽ của toàn văn bản
  • Cơ sở pháp lý: Điểm tựa vững chãi, thuyết phục cho lập luận
    (phần mở đầu)
  • Đó là căn cứ để vạch tội kẻ thù, là cơ sở để khẳng định cho lẽ phải
    (phần nội dung)
  • Khẳng định, xóa bỏ chế độ thực dân

Lập luận thuyết phục, logic, chặt chẽ: từ cơ sở lý luận, đối chiếu với thực tiễn, rút ra kết luận đích đáng, không thể không chấp nhận

  1. Tìm hiểu chung
    2. Mục đích sáng tác

Giá trị của tác phẩm

Giá trị lịch sử

          Văn kiện lịch sử vô giá

                   Chấm dứt trên 1000 năm phong kiến

                   Chấm dứt trên 80 năm thuộc Pháp

                   Mở ra kỷ nguyên độc lập – hòa bình

Giá trị văn học

          Áng văn chính luận mẫu mực

                   Lập luận chặt chẽ

                   Lý lẽ đanh thép

                   Chứng cớ hùng hồn

  1. Đọc - hiểu văn bản
    Phần 1. Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
 

Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp

năm 1791

Ý nghĩa

- Vừa khôn khéo: tỏ sự tôn trọng với những tuyên ngôn bất hủ của cha ông kẻ xâm lược, vì những điều được nêu là chân lý nhân loại

- Vừa kiên quyết: Dùng “Gậy ông đập lưng ông”, lấy chính lý lẽ của cha ông họ để phê phán, ngăn chặn âm mưu tái xâm lược

- Ngầm gửi gắm: Lòng tự hào, tự tôn dân tộc: đặt 3 cuộc cách mạng, 3 bản tuyên ngôn, 3 dân tộc ngang hàng nhau

Cách trích dẫn sáng tạo

-      Từ quyền bình đẳng, tự do, mưu cầu hạnh phúc của con người -> Từ đó suy rộng ra là quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới

 

Đây là suy luận hợp lý, sáng tạo là phát súng lệnh cho bão táp cách mạng ở

các nước thuộc địa

 

  1. Đọc - hiểu văn bản
    Phần 2. Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập

2.1. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp

Phủ nhận công lao khai hóa của thực dân Pháp, tố cáo tội ác toàn diện của chúng

Chính trị

Thực hiện những chính sách thâm độc

- Không cho dân ta tự do dân chủ, thi hành luật pháp dã man, tắm các cuộc khởi nghĩa trong những bể máu

Kinh tế

-      Cướp không ruộng đất, hầm mỏ

-      Độc quyền in giấy bạc, xuất cảng, nhập cảng

-      Hàng trăm thứ thuế vô lý

Văn hóa – xã hội – giáo dục

-      Lập ra nhà tù nhiều hơn trường học

-      Thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc dân bằng rượu cồn, thuốc phiện

Hệ quả

“Hơn hai triệu đồng bào chết đói”.
Ngoài ra Pháp còn đầu hàng Nhật, chống lại Đồng Minh, thua chạy,…

 

  1. Đọc - hiểu văn bản
    Phần 2. Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập

2.2. Tư thế chính nghĩa của Việt Nam

1

Nhân dân Việt Nam đứng về phe Đồng Minh, chống lại phát xít Nhật

2

Nhân dân Việt Nam cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải tay Pháp

3

Đã có chính phủ lâm thời đại diện cho nhân dân Việt Nam

4

Tuyên ngôn tuyên bố thoát ly quan hệ với thực dân Pháp, phủ nhận mọi văn bản Pháp đã ký về VN. Đó là sự thật đanh thép không thể bác bỏ

 

Đây là những lập luận đanh théo dựa trên cơ sở chính nghĩa, chỉ có nhân dân Việt Nam mới có quyền hưởng độc lập tự do và các nước đồng minh cũng không thể không công nhận quyền tự do ấy

  1. Đọc - hiểu văn bản
    Phần 3. Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc

Tuyên bố với thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam

          “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”

Bày tỏ ý chí bảo vệ nền độc lập của dân tộc

          “Toàn thể nhân dân Việt Nam có quyền đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải, để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”

Lời văn đanh thép như một lời thề, thể hiện ý chí, quyết tâm của cả dân tộc.

III. Kết luận

  1. Tuyên ngôn độc lập thể hiện được khát vọng quyết tâm của tác giả cũng như toàn thể dân tộc Việt Nam
  2. Đây là tiếng nói trí tuệ, sắc sảo và tiếng nói của tấm lòng nhân ái
  3. Tuyên ngôn độc lập tạo cơ sở pháp lý để các nước công nhận quyền và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam
  4. LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: “Tuyên ngôn độc lập”cùng kiểu loại văn bản nào sau đây của văn học Việt Nam ?

  1. Chiếu dời đô –Lý Công Uẩn
  2. Hịch tướng sỹ –Trần Quốc Tuấn
  3. Quân trung từ mệnh tập –Nguyễn Trãi

d.Cả A, B và C.

Câu hỏi 2: Dòng nào chưa nói đúng về bối cảnh lịch sử khi Hồ Chí Minh viết “Tuyên ngôn Độc lập”?

  1. Cả nước đang tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
  2. Thực dân Pháp đang rình rập muốn cướp nước ta một lần nữa.
  3. Phát xít Nhật đang thỏa thuận với thực dân Pháp để được trở lại thống trị Đông Dương.
  4. Các đế quốc Anh, Mĩ, Tàu Tưởng đều đang có ý định can thiệp vào Việt Nam

Câu hỏi 3: Dòng nào không nói đúng mục đích của bản  “Tuyên ngôn Độc lập”?

  1. Ôn lại truyền thống quật cường chống ngoại xâm của dân tộc trong lịch sử mấy ngàn năm qua.
  2. Tuyên bố với toàn thế giới về chủ quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
  3. Tranh luận nhằm bác bỏ lí lẽ xảo quyệt của bọn xâm lược trước dư luận quốc tế.
  4. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các dư luận thế giới đối với cách mạng Việt Nam.

Lí giải vì sao bản Tuyên ngôn Độc lập từ khi ra đời cho đến nay là một áng văn chính luận có sức lay động sâu sắc hàng chục triệu trái tim con người?

Vì ngoài giá trị lịch sử lớn lao, bản TNĐL còn chứa đựng một tình cảm yêu nước thương dân nồng nàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tình cảm đó được bộc lộ qua các phương diện:

- Về lập luận: Mọi cố gắng trong lập luận của tác giả đều chủ yếu dựa trên lập trườngquyền lợi tối cao của các dân tộc nói chung của dân tộc ta nói riêng.

- Về lí lẽ: Sức mạnh của lí lẽ trong bản TN xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, và trên hết là dựa vào lẽ phải và chính nghĩa của dân tộc ta.

- Về bằng chứng:Những bằng chứng xác thực hùng hồn không thể chối cãi được cho thấy một sự quan tâm sâu sắc của Người đến vận mệnh dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.

- Về ngôn ngữ: Cách sử dụng từ ngữ chan chứa tình cảm yêu thương đối với nhân dân đất nước:  ngay từ câu đầu tiên “Hỡi đồng bào cả nước!”; nhiều từ ngữ xưng hô gần gũi thân thiết “đất nước ta”, “nhân dân ta”, “nước nhà của ta”, “Những người yêu nước thương nòi của ta”...

BÀI VỀ NHÀ
1. Học thuộc nội dung phần ghi nhớ

  1. Làm bài luyện tập trong SGK

 

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ các bài trong chương trình
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh

Phí giáo án:

  • 400k/cả năm

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: nhắn tin tới Zalo: 0386 168 725 để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay