Giáo án điện tử Ngữ văn 12 bài: Việt Bắc (trích - tiếp theo) (Phần tác phẩm)
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12. Giáo án powerpoint bài: Việt Bắc (trích - tiếp theo) (Phần tác phẩm). Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 12 kì 1 soạn theo công văn 5512
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12
Chào mừng thầy cô và các bạn!
Khởi động
Cây đa tân trào
Mái đình Hồng Thái
Những bức ảnh trên gợi nhớ đến chiến dịch nào?
Chiến dịch Việt Bắc
VIỆT BẮC
- Tố Hữu -
Nội dung bài học
- Tìm hiểu chung
- Đọc – hiểu văn bản
- Kết luận
- Luyện tập
- Tìm hiểu chung
1.1. Ý nghĩa nhan đề
– Việt Bắc là tên một tác phẩm, là một địa danh lịch sử.
– VB là cái nôi của cách mạng trong những năm tiền khởi nghĩa và là căn cứ địa vững chắc, là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp
1.2. Hoàn cảnh sáng tác
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi
- T7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết
- Hòa bình lập lại, miền Bắc được giải phóng, bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới
- T10/1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc, trở lại thủ đô
=> Chính hoàn cảnh sáng tác đã chi phối tạo nên một sắc thái tâm trạng đặc biệt đầy xúc động, bâng khuâng da diết trong bài thơ. Cách chọn kết cấu theo lối đối đáp cũng là để thể hiện sắc thái đó.
1.3. Vị trí
Thuộc phần I
- Phần 1: Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến.
- Phần 2: Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ca ngợi công ơn của đảng Bác Hồ đối với dân tộc.
1.4. Bố cục
2 phần
+ Lời nhắn gửi của người ở lại
+ Lời đáp của người ra đi – ân tình sâu nặng với Việt Bắc.
1.5. Kết cấu
- Diễn biến tâm trạng được tổ chức theo lối đối đáp giao duyên trong ca dao - dân ca: bên hỏi, bên đáp, người bày tỏ, người hô ứng.
- Hỏi và đáp điều mở ra bao nhiêu kỷ niệm về cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, bao nỗi niềm nhớ thương.
- Thực ra, bên ngoài là đối đáp, còn bên trong là lời độc thoại, là biểu hiện tâm tư tình cảm của chính nhà thơ, của những người tham gia kháng chiến
- Đọc - hiểu văn bản
2.1. Tám câu thơ đầu: Khung cảnh chia tay và tâm trạng của con người.
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Nhóm 1+2: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật 4 câu đầu.
Nhóm 3+4: Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật 4 câu sau.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy, thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
- 4 câu đầu: Lời của Việt Bắc
- Mình về… có nhớ…
- Mình đi có nhớ…
- Cách xưng hô “mình – ta” “ta – mình” được chuyển hóa
- Câu hỏi tu từ “có nhớ”
=> 4 câu đầu tạo thành 2 câu hỏi rất khéo. Lời ướm hỏi chân tình của Việt Bắc, qua đó thể hiện tình cảm gần gũi, thân mật giữa miền Bắc với cán bộ kháng chiến với một tâm trạng băn khoăn, day dứt khôn nguôi.
- 4 câu cuối: Lời đáp của người ra đi
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi.
- Từ láy: tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn: gợi tả chính xác tâm trạng vấn vương lúc chia tay
- 4 câu cuối: Lời đáp của người ra đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau/ biết/ nói gì hôm nay…
- Nhịp thơ: đang đều đặn, uyển chuyển đến đây thay đổi ngập ngừng thể hiện tâm trạng bối rối.
- Hình ảnh hoán dụ: “áo chàm: chỉ đồng bào Việt Bắc, những con người giản dị mà tình nghĩa chân thành
- 12 câu tiếp:
Việt Bắc gợi nhớ một thời gian khổ:
- Những hình ảnh: “suối lũ”, “mưa nguồn”, “mây mù”, “miếng cơm chấm muối”
=> Đây là những hình ảnh rất thực gợi được sự gian khổ của cuộc kháng chiến, vừa cụ thể hoá mối thù của cách mạng đối với thực dân.
“Trám bùi....để già”
=> diễn tả cảm giác trống vắng gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu.
“Hắt hiu...lòng son” => phép đối gợi nhớ đến mái tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thuỷ chung với cách mạng.
"Mình đi, mình có nhớ mình“
=> ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ "mình" tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.
- 12 câu tiếp:
=> Chân dung một Việt Bắc gian nan mà nghĩa tình , thơ mộng, rất đỗi hào hùng trong nỗi nhớ của người ra đi.
2.2. Lời đáp lại của người ra đi
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Các nhóm thảo luận, tìm ra vẻ đẹp về bức tranh thiên nhiên 4 mùa- trong nỗi nhớ của người về xuôi.
- Nhóm 1 cảm nhận về mùa đông.
- Nhóm 2 cảm nhận về mùa xuân.
- Nhóm 3 cảm nhận về mùa hạ.
- Nhóm 4 cảm nhận về mùa thu.
- Lời đáp lại của người ra đi
- Xưng hô “mình – ta” có sự chuyển hóa
- Phép điệp mình- ta: xoắn xuýt hoà quyện vào nhau.
- Đáp lại lời băn khoăn của người việt Bắc: "Mình đi, mình lại nhớ mình" một câu trả lời chắc nịch.
- Khẳng định tình nghĩa dạt dào không bao giờ vơi cạn: "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu"
=> Tình nghĩa của người cán bộ về xuối đối với nhân dân Việt Bắc sâu đậm, không phai nhạt theo thời gian.
- Nhớ cảnh và nhớ người
- Xưng hô “mình – ta” có sự chuyển hóa
- Phép điệp mình- ta: xoắn xuýt hoà quyện vào nhau.
- Đáp lại lời băn khoăn của người việt Bắc: "Mình đi, mình lại nhớ mình" một câu trả lời chắc nịch.
- Khẳng định tình nghĩa dạt dào không bao giờ vơi cạn: "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu"
=> Tình nghĩa của người cán bộ về xuối đối với nhân dân Việt Bắc sâu đậm, không phai nhạt theo thời gian.
Nhớ day dứt, cồn cào như nhớ người yêu: nhớ khoảnh khắc thiên nhiên đẹp, nhớ những bếp lửa nhà sàn đón đợi người thương, nhớ những nẻo đường kháng chiến, nhớ đời sống cần lao, nhớ những sinh hoạt kháng chiến, những lớp bình dân học vụ, nhớ những âm thanh rất đặc trưng của miền núi.
- Nhớ cảnh và nhớ người
Bộ tranh tứ bình về 4 mùa Việt Bắc: có lẽ đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc.
Mùa đông: màu xanh bạt ngàn của núi rừng, điểm lên nét đỏ tươi của hoa chuối.
Mùa xuân với hoa mơ trắng xoá.
Mùa hè với màu vàng của rừng phách: Ve kêu trong rừng phách đổ lá; Ve kêu là cho rừng phách trút lá.
Mùa thu với ánh trăng huyền ảo trải đầy khắp núi rừng.
Thiên nhiên
+ Chữ "rừng" xuất hiện trong tất cả các dòng lục cảnh thiên nhiên chốn núi rừng Việt Bắc.
+ Mỗi bức tranh vẽ một mùa với màu sắc chủ đạo.
=> Bức tranh thiên nhiên tươi sáng, phong phú, sinh động, thay đổi theo thời tiết, theo mùa.
Con người
Con người bình dị, cần cù: người đi làm nương rẫy, người đan nón, người hái măng, ấn tượng nhất là tiếng hát ân tình, thuỷ chung… bằng những công việc tưởng chừng nhỏ bé của mình nhưng họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến.
+ Từ nhớ lặp lại => giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng
=> Ứng với mỗi bức tranh thiên nhiên là hình ảnh con người làm cho bức tranh ấm áp hẳn lên. Tất cả ngời sáng trong tâm trí nhà thơ.
- Khung cảnh và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:
(20 câu tiếp theo)
+ Rừng núi mênh mông hùng vĩ trở thành bạn của ta, chở che cho bộ đội ta, cùng quân và dân ta đánh giặc.
+ Chiến khu là căn cứ vững chắc, đầy nguy hiểm với quân thù.
+ Nghệ thuật so sánh, nhân hoá: núi giăng…luỹ sắt, rừng che, rừng vây…
+ Những cái tên, những địa danh ở chiến khu Việt Bắc: phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, Cao- Lạng…vang lên đầy mến yêu, tự hào, cũng trở thành nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến về xuôi.
Không khí chiến đấu sôi nổi hào hùng, khí thế hừng hực trào sôi:
+ Các từ: Rầm rập, điệp diệp, trùng trùng…
+ Hình ảnh người chiến sĩ được gợi lên qua chi tiết giàu chất tạo hình: “ánh sao đầu mũ bạn cùng mũ nan”
Thành ngữ “Chân cứng đá mềm” đã được nâng lên thành một bước cao hơn “bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
+ Chiến công tưng bừng vang dội khắp nơi: Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên, đèo De, núi Hồng… Niềm vui chiến thắng chan hoà bốn phương: Vui từ…vui về…vui lên…
+ Đoạn thơ ngập tràn ánh sáng: ánh sao, ánh đuốc, ánh đèn pha…
- Khung cảnh và vai trò của Việt Bắc trong cách mạng và kháng chiến:
* 16 câu cuối: Vai trò Việt Bắc trong cách mạng
+ Việt Bắc là quê hương của cách mạng, là căn cứ địa vững chắc, …
+ Việt Bắc là chiến khu kiên cường….
+ Khẳng định Việt Bắc là nơi có “Cụ “Ở đâu u ám quân thù,
………………………………
Quê hương Cách mạng dựng nên cộng hoà”
Hồ sáng soi”, có “Trung ương chính phủ luận bàn việc công”
+ Khẳng định niềm tin yêu của cả nước với Việt Bắc …
- Tổng kết
Nội dung
Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến; bản tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.
Nghệ thuật
Bài thơ đậm đà tính dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu:
- Luyện tập
Câu hỏi 1: Thông tin nào sau đây đây là đúng về bài thơ "Việt Bắc"?
a. Là bài thơ mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".
b. Là bài thơ nằm ở phần mở đầu của tập thơ "Việt Bắc".
c. Nằm ở phần giữa của tập thơ "Việt Bắc".
d. Nằm ở phần cuối của tập thơ "Việt Bắc".
Câu hỏi 2: Bài thơ "Việt Bắc" có đặc điểm gì? .
a. Là bài thơ dài nhất trong tập thơ "Việt Bắc"
b. Là bài thơ lục bát duy nhất trong tập thơ "Việt Bắc"
c. Là bài thơ duy nhất trong tập thơ "Việt Bắc" viết về hình ảnh Bác Hồ
d. Là bài thơ thể hiện rõ nhất cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, cách mạng trong thơ Tố Hữu.
Câu hỏi 3: Bài "Việt Bắc" mang đặc điểm nào sau đây?
a. Trữ tình-đạo đức
b. Sử thi-trữ tình
c. Sử thi-đạo đức
d. Cả A, B và C
Câu hỏi 4: Nội dung chính của bài thơ "Việt Bắc" là gi?
a. Ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc.
b. Khúc hát ca ngợi tình cảm, ân tình, thuỷ chung của các chiến sĩ ta đối với nhân dân Việt Bắc.
c. Khúc hát ngợi ca tình đồng chí, đồng đội trong kháng chiến.
d. Khúc hát ngợi ca con người và cảnh sắc núi rừng Việt Bắc.
Câu hỏi 5: Dòng nào sau đây chưa đúng với bài thơ "Việt Bắc"?
a. Bài thơ sử dụng lối kết cấu quen thuộc của ca dao dân ca – theo lối đối đáp của mình – ta.
b.Hình thức là đối thoại, nhưng là sự phân thân của cái "tôi" trữ tình để bộc lộ tâm trạng đầy đủ sâu sắc.
c.Giọng thơ có nét gần với hát ru – ngọt ngào, nhịp nhàng, thấm đựơm nghĩa tình.
d.Các hình ảnh thơ đầy tính sáng tạo, mới lạ và đậm chất triết lý.
Bài tập
Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau:
“Mình về mình có nhớ ta
………..
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...”
- Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy?
- Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?
- Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
- Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ?
Gợi ý
- Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng gì của mình và ta? Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian nào? Tại sao gợi nhớ Mười lăm năm ấy?
Đoạn thơ trên thể hiện tâm trạng nhớ thương, lưu luyến, bồi hồi xúc động của mình và ta. Mười lăm năm ấy là khoảng thời gian kể từ khởi nghĩa Bắc Sơn năm 1940 đến chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Gợi nhớ Mười lăm năm ấy vì đó là khoảng thời gian Việt Bắc là căn cứ cách mạng, thời gian gắn bó lâu dài, có tình cảm tha thiết, sâu nặng giữa nhân dân Việt bắc với cán bộ kháng chiến.
- 2. Nêu ý nghĩa tu từ của các từ láy trong đoạn thơ?
Ý nghĩa tu từ của từ láy thiết tha gợi tâm trạng thương nhớ của ngườ ở lại. Các từ láy tha thiết , bâng khuâng , bồn chồn gợi tâm trạng tả tâm trạng của người cán bộ: nhớ, buồn vì phải chia tay với Việt Bắc, nơi đã gắn bó suốt “mười lăm năm” với bao “đắng cay ngọt bùi”. Những người cán bộ cũng hồi hộp, không yên trong lòng vì sắp được trở về quê hương sau thời gian dài xa cách.
- 3. Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
Hình ảnh áo chàm sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp hoán dụ: gợi tâm trạng lưu luyến trong giây phút chia tay giữa nhân dân Việt Bắc với cán bộ kháng chiến.
- Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay có gì lạ?
Cách ngắt nhịp của câu thơ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay lạ ở chỗ từ nhịp bình thường 2/2/2/2, Tố Hữu chuyển sang nhịp 3/3/2.
Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp: gợi tâm trạng bịn rịn, xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời trong giây phút chia tay của người cán bộ kháng chiến.
Bài về nhà
- Học lại nội dung, nghệ thuật tác phẩm
- Chuẩn bị bài: Phát biểu theo chủ đề.
Trân trọng cảm ơn!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử ngữ văn 12