Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 28: Tinh bột và cellulose

Giáo án bài 28: Tinh bột và cellulose sách Khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 9 Chân trời bài 28: Tinh bột và cellulose

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose.

  • Trình bày được tính chất hóa học của tinh bột và cellulose: phản ứng thủy phân; hồ tinh bột có phản ứng với màu iodine. Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dưới dạng công thức phân tử.

  • Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng thủy phân; phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine; nêu được hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hóa học của tinh bột và cellulose.

  • Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh.

  • Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh.

  • Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù: 

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên: 

  • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

  • Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: 

  • Nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose.

  • Trình bày được tính chất hóa học của tinh bột và cellulose: phản ứng thủy phân; hồ tinh bột có phản ứng với màu iodine. Viết được các phương trình hóa học của phản ứng thủy phân dưới dạng công thức phân tử.

  • Tiến hành được (hoặc quan sát qua video) thí nghiệm phản ứng thủy phân; phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine; nêu được hiện tượng thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận về tính chất hóa học của tinh bột và cellulose.

  • Trình bày được ứng dụng của tinh bột và cellulose trong đời sống và sản xuất, sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh.

  • Nêu được tầm quan trọng của sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh.

  • Nhận biết được các loại lương thực, thực phẩm giàu tinh bột và biết cách sử dụng hợp lí tinh bột.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, hình ảnh, mẫu vật các sản vật có chứa tinh bột và cellulose; video thí nghiệm tinh bột với iodine; hóa chất, dụng cụ cho phản ứng thủy phân tinh bột. 

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về chất hữu cơ có trong thực phẩm và thực vật.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS quan sát hình ảnh sau.

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Khoai tây

Gạo

Bánh mì

Giấy

Bông

Gỗ

- GV nêu câu hỏi: Em có thể phân biệt được hình ảnh nào có thành phần chính là tinh bột, hình ảnh nào có thành phần chính là cellulose không?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: 

+ Khoai tây, gạo, bánh mì: có chứa tinh bột.

+ Giấy, bông, gỗ: có chứa cellulose.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học: Tinh bột và cellulose là những carbohydrate phức tạp có vai trò khác nhau trong cơ thể sinh vật. Vai trò chính của tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng, còn vai trò chính của cellulose là tạo nên bộ khung của thực vật. Vậy tinh bột và cellulose có những tính chất nào? Chúng có vai trò và ứng dụng gì trong đời sống? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để biết câu trả lời nhé - Bài 28 – Tinh bột và cellulose.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose

a. Mục tiêu: HS nêu được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose.

b. Nội dung: HS quan sát hình, đọc các thông tin trong SGK trang 121-122 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS chỉ ra được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột, cellulose.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình 28.1-28.3.

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE
BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

- GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu HS các nhóm dựa vào hình kết hợp nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Liệt kê một số sản phẩm nông nghiệp có chứa tinh bột.

+ Nhóm 2: Hãy cho biết một số loại lương thực dùng để bổ sung tinh bột cho con người.

+ Nhóm 3: Hãy kể tên một số loại thực vật có chứa nhiều cellulose.

+ Nhóm 4: Hãy nêu nhận xét về trạng thái, màu sắc, khả năng tan trong nước của tinh bột và cellulose.

+ Nhóm 3: Chọn thông tin đúng cho tinh bột hay cellulose, điền dấu (ü) để hoàn thành bảng theo mẫu sau:

                 Chất

Thông tin

Tinh bột

Cellulose

Chất rắn

?

?

Màu trắng

?

?

Không tan trong nước lạnh

?

?

Có nhiều trong củ, quả, hạt

?

?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV:

+ Nhóm 1-4 (DKSP).

+ Nhóm 5:

                 Chất

Thông tin

Tinh bột

Cellulose

Chất rắn

ü

ü

Màu trắng

ü

ü

Không tan trong nước lạnh

ü

ü

Có nhiều trong củ, quả, hạt

ü

 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của tinh bột và cellulose.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí của tinh bột và cellulose

So sánh

Tinh bột

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Cellulose

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

Tính chất vật lí

- Chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng.

- Không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng (hồ tinh bột).

- Chất rắn, dạng sợi, màu trắng.

- Không tan trong nước.

Dạng tồn tại trong tự nhiên

- Có nhiều trong gạo, ngô, khoai,…

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

- Có nhiều trong bông vải, sợi đay, sợi gai, tre, nứa, gỗ,…

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

 

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và cellulose

a. Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm cấu tạo phân tử tinh bột và cellulose.

b. Nội dung: HS đọc các thông tin trong SGK trang 122 và thực hiện yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: HS chỉ ra được đặc điểm cấu tạo phân tử tinh bột và cellulose.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình sau.

BÀI 28. TINH BỘT VÀ CELLULOSE

- GV yêu cầu HS nhớ lại công thức phân tử của tinh bột kết hợp với quan sát hình, trả lời câu hỏi Thảo luận 4: Hãy cho nhận xét về khối lượng phân tử của tinh bột và cellulose.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-  HS quan sát hình, đọc thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. 

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về đặc điểm cấu tạo của tinh bột và cellulose.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tính chất hóa học của tinh bột và cellulose

* Đặc điểm cấu tạo phân tử tinh bột và cellulose

- Công thức chung: (C6H10O5)n.

- Khối lượng phân tử của tinh bột và cellulose đều rất lớn.

 

 

 

Hoạt động 3. Thí nghiệm phản ứng của tinh bột với iodine

a. Mục tiêu: HS nêu được hiện tượng trong phản ứng của tinh bột với iodine.

b. Nội dung: HS quan sát video, đọc thông tin trong SGK trang 123 và hoàn thành yêu cầu của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về hiện tượng trong phản ứng của tinh bột với iodine. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm 4.

- GV tổ chức cho HS xem video (0:05-0:55) thí nghiệm phản ứng màu của hồ tinh bột với iodine.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung quan sát trong video, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu bài tập:

PHIẾU BÀI TẬP 

PHẢN ỨNG CỦA TINH BỘT VÀ IODINE

Họ và tên: 

Lớp: 

Câu 1: Hồ tinh bột phản ứng với iodine tạo ra hợp chất có màu gì?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (1) và (2) là gì? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 3: Giải thích tại sao khi ăn táo xanh lại chát và táo chín lại có vị ngọt. Dùng dung dịch iodine có phân biệt được nước ép táo xanh và nước ép táo chín không?

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát video, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập:

PHIẾU BÀI TẬP

PHẢN ỨNG CỦA TINH BỘT VÀ IODINE

Họ và tên: 

Lớp: 

Câu 1: Hồ tinh bột phản ứng với iodine tạo ra hợp chất có màu gì?

Hợp chất tạo ra khi cho hồ tinh bột phản ứng với iodine có màu xanh tím.

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm (1) và (2) là gì?

- Ống nghiệm (1) gần như không có hiện tượng.

- Ống nghiệm (2) có màu xanh tím.

Câu 3: Giải thích tại sao khi ăn táo xanh lại chát và táo chín lại có vị ngọt. Dùng dung dịch iodine có phân biệt được nước ép táo xanh và nước ép táo chín không?

 

 ………………..

2. Tính chất hóa học của tinh bột và cellulose

* Phản ứng của tinh bột với iodine

- Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím.

⇒ Ý nghĩa của phản ứng: Dùng dung dịch iodine nhận biết tinh bột.

 

 ---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI, SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN WORD CHỦ DDEEFF 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHTN 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO - PHẦN HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: KIM LOẠI. SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA PHI KIM VÀ KIM LOẠI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: HỢP CHẤT HỮU CƠ. HYDROCARBON VÀ NGUỒN NHIÊN LIỆU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: ETHYLIC ALCOHOL. ACETIC ACID

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 9: LIPID-CARBOHYDRATE - PROTEIN. POLYMER

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỪ VỎ TRÁI ĐẤT

Chat hỗ trợ
Chat ngay