Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 29: Ngôi nhà trong cỏ

Giáo án bài 29: Ngôi nhà trong cỏ sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 29: Ngôi nhà trong cỏ

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 29: NGÔI NHÀ TRONG CỎ

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được các sự việc xảy ra trong câu chuyện gắn với thời gian cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật dựa vào hành động, việc làm và lời nói của nhân vật. Hiểu điếu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Những người hàng xóm là những người bạn tốt của chúng ta. Chúng ta có thể học hỏi nhiều điếu từ họ, đóng thời cùng họ làm những công việc chung để cuộc sống tốt đẹp hơn.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Ngôi nhà trong cỏ.
  • Bước đầu biết cách đọc thế hiện được tâm trạng, cảm xúc của nhân vật qua tình tiết trong câu chuyện, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Kể được câu chuyện Hàng xóm của tắc kè dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi gợi ý.
  • Viết đúng chính tả đoạn thơ trong bài thơ Gió (hình thức Nghe - viết), viết được các tiếng chứa 5/ X hoặc ao/ au.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành và phát triển tình cảm đối với những người hàng xóm láng giềng nói riêng, bạn bè và những người sống xung quanh nói chung; biết chia sẻ công việc và có ý thức giúp đỡ người khác.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh minh hoạ câu chuyện Ngôi nhà trong cỏ, tranh ảnh minh hoạ cho phần Nghe nói.
  • Phiếu bài tập chính tả (nếu có).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh

- SHS; Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chiếu tranh chủ điểm, yêu cầu HS quan sát và nêu nội dung trong tranh.

- GV mời đại diện 2 HS trả lời, 1 HS khác nhận xét, bổ sung.

 

- GV nhận xét, đánh giá: Tranh vẽ cảnh một bãi cỏ rộng. Trong tranh có chuồn chuồn, cào cào, nhái bén, dế. Chuồn chuồn đang bay, cào cào đang đứng trên nhánh cỏ, nhái bén đứng trên mặt đất, cào cào và nhái bén đều đang giơ tay, nói chuyện với nhau. Chuốn chuồn đang lắng nghe. 3 con vật có lẽ là bạn bè của nhau. Ở xa, dế đang cẩm cái gì đó giống một nắm đất, có lẽ đang sửa chữa hoặc xây dựng gì đó. Có nốt nhạc bay ra, có lẽ dế đang hát.

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Hôm nay các em sẽ luyện đọc câu chuyện Ngôi nhà trong cỏ, một câu chuyện rất đáng yêu, ngộ nghĩnh về tình hàng xóm láng giềng của các con vật. Câu chuyện kể về một cuộc gặp gỡ thân mật giữa những người bạn động vật với người hàng xóm mới của mình. Các em sẽ đọc để hiểu các bạn đã làm những gì trong cuộc gặp gỡ đó. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: HS đọc được cả bài Ngôi nhà trong cỏ. Bước đầu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành

- GV đọc 1 lượt cho HS nghe bài Ngôi nhà trong cỏ: Giọng đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai, (VD: nhảy xa, vang lên, rủ nhau, chốc lát, vùng cỏ,...).

+ Cách ngắt giọng ở câu dài, VD: Chuồn chuồn vừa bay đến,/ đậu trên nhánh cỏ may,/ đôi cánh mỏng rung nhè nhẹ khi điệu nhạc vút cao.; Chỉ chốc lát,/ ngôi nhà xinh xắn bằng đất/ đã được xây xong/ dưới ô nấm/ giữa vùng cỏ xanh tươi.,...

+ Lặp đọc theo giọng của các con vật.

 

- GV cùng HS chia 3 đoạn đọc:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến đi tìm tiếng hát.

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến một tài năng âm nhạc.

+ Đoạn 3: Còn lại.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

 

 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (3 em/ nhóm): Mỗi bạn đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Ngôi nhà trong cỏ.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 1: Vào sáng sớm, chuyện gì xảy ra khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý?

- GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm để thảo luận, trả lời câu hỏi.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm HS trả lời câu hỏi, 1 HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, thống nhất đáp án: Vào sáng sớm, một âm thanh vang lên từ đâu không rõ khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuốn chú ý.

Câu 2

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc câu hỏi 2: Các bạn đã phát hiện ra điều gì?.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu.

- GV nhận xét, thống nhất đáp án: Các bạn đã phát hiện ra dế than đang vừa xây nhà vừa hát.

Câu 3.

- GV mời 1 HS đọc to câu hỏi 3: Chi tiết nào cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế than rất thân mật?.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, hướng dẫn các nhóm thảo luận theo các bước:

+ Bước 1: Làm việc cá nhân

§  Đọc thầm lại VB. Tìm đoạn văn nói về cảnh gặp gỡ giữa các bạn và dế than.

§  Tìm các chi tiết kể lại diễn biến sự việc, chú ý các chi tiết thể hiện sự thân mật giữa các bạn.

+ Bước 2: Làm việc nhóm

§  Từng bạn phát biểu ý kiến, cả nhóm góp ý và bổ sung nếu chưa đầy đủ.

§  Bầu 1 bạn trình bày ý kiến trước lớp.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu.

- GV nhận xét, thống nhất đáp án: Khi dế than vừa dứt lời hát, các bạn đã vỗ tay rất to thể hiện sự thán phục đối với dế than. Sau đó, các bạn đã tự giới thiệu mình để làm quen với dế than. Các bạn cũng khen ngợi dế than hát rất hay, là một tài năng âm nhạc. Còn dế than khiêm tốn chỉ nhận mình là một thợ đào đất.

Câu 4.

- GV nêu câu hỏi 4, yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời: Các bạn đã giúp dế than việc gì?.

- GV mời 3 - 4 HS phát biểu trước lớp.

 

- GV khen ngợi các bạn trả lời rõ ràng, lưu loát.

- GV thống nhất đáp án: Các bạn đã xúm vào giúp dế than xây nhà.

Câu 5.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5: Em nghĩ gì về việc các bạn giúp đỡ dế than?.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, nêu suy nghĩ cá nhân của mình. GV khuyến khích HS nói hết những suy nghĩ của mình.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu.

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt: Việc các bạn giúp đỡ dế than thể hiện sự tốt bụng, thân thiện của các bạn chuồn chuồn, cào cào, nhái bén; sự đoàn kết của những người bạn tốt; tình bạn đáng quý giữa các con vật,...

- GV củng dặn dò HS, cần phải cư xử lịch sự, văn minh, thân thiện, hoà đồng với hàng xóm láng giềng của mình, tham gia tích cực vào những công việc chung, từ đó cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Ngôi nhà trong cỏ.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp câu chuyện trước lớp.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá việc luyện đọc của cả lớp.

 

 

 

 

- HS quan sát tranh chủ điểm Cộng đồng gắn bó và trả lời.

 

 

 

 

 

 

- 2 HS trả lời, 1 HS khác nhận xét, bổ sung về nội dung tranh.

- HS lắng nghe GV nói về nội dung tranh chủ điểm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV dẫn vào bài Ngôi nhà trong cỏ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo GV bài Ngôi nhà trong cỏ.

 

- HS nghe GV hướng dẫn đọc bài Ngôi nhà trong cỏ và đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS chia đoạn cùng GV, đánh dấu bằng bút chì vào SGK.

 

- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

- HS đọc nhẩm toàn bài.

 

- HS đọc bài theo sự phân công của GV.

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu câu hỏi 1.

 

- HS giữ nguyên nhóm, thảo luận để trả lời câu hỏi.

- Đại diện 1 – 2 nhóm trả lời câu hỏi, 1 HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 2 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- 2 – 3 HS phát biểu.

- HS lắng nghe.

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS nghe GV hướng dẫn, sau đó làm việc theo nhóm.

 

 

- 2 – 3 HS phát biểu trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS nghe GV nêu hỏi 4, suy nghĩ để trả lời.

- 3 - 4 HS phát biểu trước lớp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 5 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc theo cặp.

 

 

- 2 – 3 HS phát biểu. VD: Việc các bạn giúp đỡ dế than cho thấy các bạn là những người bạn tốt bụng và rất yêu mến dế than.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- 2 HS đọc nối tiếp câu chuyện trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE

Hoạt động 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè

a. Mục tiêu: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán được nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát các bức tranh, dựa vào nhan đề (tên truyện) và câu hỏi gợi ý dưới mỗi tranh để trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ cảnh ở đâu? Trong tranh có những ai? Họ đang làm gì? Những bóng nói/ bóng nghĩ trong tranh có nội dung gì?.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp nội dung câu chuyện theo suy đoán và tưởng tượng của mình. GV nói cho HS biết không nhất thiết phải đoán đúng nội dung câu chuyện. GV khuyến khích HS tưởng tượng và đoán theo cách riêng của mình, càng có nội dung phong phú hấp dẫn càng tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV khen ngợi HS đoán nội dung câu chuyện giống với truyện gốc, hoặc không giống truyện gốc nhưng hay, độc đáo, hấp dẫn.

- GV giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện kể vế một lần tắc kè làm phiền hàng xóm láng giềng bởi tiếng kêu của mình. Các em cùng nghe để biết các bạn hàng xóm nghĩ như thế nào về tắc kè, và họ đã làm gì sau khi hiểu về tắc kè.

Hoạt động 2 : Nghe và kể lại câu chuyện.

a. Mục tiêu: Kể được câu chuyện Hàng xóm của tắc kè dựa vào tranh minh họa và câu hỏi gợi ý.

b. Cách thức tiến hành:

- GV kể (lần 1) toàn bộ câu chuyện cho HS nghe.

HÀNG XÓM CỦA TẮC KÈ

Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lầu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghế gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.

Một hôm, thằn lằn than phiền:

- Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:

- Tôi cũng nghe thấy.

Nhái xanh lắc đầu:

- Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?

- Chắc là... Chắc là...

- Chắc là sao?

- Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là...” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:

- Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo thời tiết ở đài khí tượng thuỷ văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ổn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.

Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ô, hoá ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà...

(Theo Trần Đức Tiến)

-

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát tranh, dựa vào nhan đề và câu hỏi gợi ý để trả lời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. VD:

+ Tranh 1: Ở xóm Bờ Giậu có cụ cóc, cóc con, ốc sên, thằn lằn.

+ Tranh 2: Thằn lằn đã nghe thấy tiếng kêu của tắc kè trong đêm.

+ Tranh 3: Cụ cóc đã giải thích tắc kè mới đi xa trở về.

+ Tranh 4: Hàng xóm của tắc kè quyết định sang nhà tắc kè chào hỏi sau khi hiểu về tắc kè.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS nghe GV kể chuyện.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay