Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 21: Nhà Rông
Giáo án bài 21: Nhà Rông sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết
Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)
Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 21: Nhà Rông
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 21: NHÀ RÔNG
(3 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết được vẻ đẹp độc đáo của nhà rông ở Tây Nguyên. Hiểu biết về tình cảm của người dân Tây Nguyên với mái nhà rông thân thương.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nhà rông. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Viết đúng chính tả một đoạn trong bài Nhà rông (theo hình thức nghe - viết) trong khoảng 15 phút. Viết đúng từ ngữ có tiếng bắt đầu bằng s hoặc x (có tiếng chứa dấu hỏi hoặc dấu ngã).
- Biết chia sẻ những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc có liên quan đến văn bản đọc. Giới thiệu được về quê hương của mình với thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ thích hợp.
- Phẩm chất
- Hiểu biết về quê hương, có tình cảm gắn bó, yêu quê hương.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, đóng vai.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Tranh ảnh minh họa bài Nhà rông; tranh ảnh minh họa cho phần Nói và nghe.
- Clip hoặc tranh ảnh về nhà rông ở Tây Nguyên, chiêng trống, lưỡi rìu, một số nông cụ, bản đồ Việt Nam.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||
TIẾT 1: ĐỌC | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm: Quan sát tranh minh họa bài đọc và nói về các cảnh vật được vẽ trong tranh. Cảnh vật đó gợi cho em nghĩ đến nơi nào trên đất nước ta?. - GV yêu cầu HS làm việc theo hướng dẫn của nhóm trưởng: Từng bạn nêu các cảnh vật được vẽ trong tranh, nói về vùng đất đó. Các nhóm cử đại diện giới thiệu. - GV mời đại diện 2-3 nhóm lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét, chốt: Tranh vẽ một buôn làng của người Ê-đê ở Tây Nguyên. Ta có thể nhận biết điều đó qua hình ảnh nhà rông, những chú voi và trang phục của người Ê-đê. - GV giới thiệu bài đọc Nhà rông: Hôm nay các em sẽ cùng đọc bài Nhà rông để cùng tìm hiểu vế vùng đất Tây Nguyên, về ngôi nhà đặc biệt này... Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Đọc đúng các âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương, đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Nhà rông. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc cả bài (đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ giàu sức gợi tả, gợi cảm). - GV hướng dẫn đọc: + Đọc đúng các tiếng phát âm dễ bị sai: Tây Nguyên, buôn, lưỡi rìu, tuồn tuột, đượm,... + Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Đêm đêm,/ bên bếp lửa bập bùng,/ các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn/ ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.// Vì vậy,/ nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên/ thân thương như cái tổ chim êm ấm.// + Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - GV mời 1 HS chia đoạn trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
- GV nhận xét, chốt chia bài đọc thành 3 đoạn: + Đoạn 1: từ đầu đến cuộc sống no ấm. + Đoạn 2: tiếp theo đến êm ấm. + Đoạn 3: phần còn lại. - GV mời 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. (Nếu HS đọc yếu, GV chia đoạn 2 thành 2 phần cho 2 HS đọc, phần 1: từ Nhà rông là đến nông cụ, phần 2: từ Đêm đêm đến êm ấm.) - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3 (hoặc nhóm 4) mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 3 hoặc 4 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: đọc nhẩm toàn bài một lượt. - GV mời HS đọc nối tiếp 3 hoặc 4 đoạn trước lớp.
- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Nhà rông. b. Cách thức tiến hành: Câu 1. - GV nêu câu hỏi 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? Câu văn nào trong bài giúp em nhận ra điều đó?. - GV yêu cầu HS chuẩn bị câu trả lời, làm việc theo nhóm 4: đọc thầm bài, từng em trả lời câu hỏi. - GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV động viên HS trả lời câu hỏi theo các cách khác nhau. - GV nhận xét, chốt đáp án: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là mái nhà dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Câu văn cho biết điều đó là - GV hỏi thêm: Cách tả mái nhà rông của tác giả có gì hay? - GV lấy tinh thần xung phong, mời 1 – 2 HS phát biểu. - GV nhận xét, chốt: Cách tả mái nhà rông của tác giả hay ở chỗ đã tả ở điểm nhìn bao quát, toàn cảnh và so sánh mái nhà với một cái lưỡi rìu lật ngược làm cho hình ảnh trở nên gần gũi, sinh động hơn. Câu 2. - GV nêu câu hỏi 2: Kiến trúc bên trong của nhà rông có gì đặc biệt?. - GV yêu cầu HS làm việc theo cặp: + Đọc thầm bài. + Tìm ý trong bài để trả lời câu hỏi và nêu ý kiến trước lớp. - GV mời đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét và chốt đáp án: Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,... Câu 3. - GV nêu câu hỏi 3: Đóng vai một người dân Tây Nguyên, giới thiệu những hoạt động chung thường diễn ra ở nhà rông. - GV yêu cầu HS suy nghĩ để chuẩn bị câu trả lời, sau đó trao đổi theo cặp. GV gợi ý HS kết hợp chỉ tranh ảnh hoặc clip quay cảnh bên trong của nhà rông để phần giới thiệu thêm sinh động. - GV mời 3 nhóm trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, chốt một số đáp án. VD: Nhà rông là nơi thờ cúng chung hội họp chung tiếp khách chung, vui chơi chung của tất cả dân làng. Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm. Câu 4. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? - GV yêu cầu HS suy nghĩ, trao đổi theo bàn.
- GV mời đại diện các nhóm phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt đáp án: Người Tây Nguyên yêu thích nhà rông vì nó là ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người. Nhà rông còn là nơi hội họp, tiếp khách, vui chơi chung nơi các cụ già kể lại cho con cháu nghe những kỉ niệm vui buồn... Câu 5. - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của câu 5, 3 HS đọc các thẻ nội dung cần sắp xếp: Sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự các đoạn trong bài. a. Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông b. Hình dạng bên ngoài của nhà rông c. Kiến trúc bên trong của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông - GV yêu cầu HS làm việc theo bàn theo các bước: + Làm việc cá nhân: đọc câu hỏi 5, đọc thầm bài văn, chọn cách sắp xếp mình cho là đúng. + Làm việc nhóm: từng cá nhân nêu ý kiến (nêu cách mình đã sắp xếp). - GV mời đại diện các nhóm nêu ý kiến theo phương án mà các bạn trong nhóm đã chọn; yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, góp ý, chốt phương án đúng:
Hoạt động 3: Luyện đọc lại a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Nhà rông. b. Cách thức tiến hành: - GV đọc diễn cảm toàn bài. - GV gọi 1 HS đọc lại toàn bài trước lớp. |
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Đại diện 2-3 nhóm lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, đọc theo GV.
- 1 HS chia đoạn trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét. - HS đánh dấu các đoạn bằng bút chì vào SGK.
- 3 HS đọc trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS tự đọc nhẩm toàn bài một lượt. - HS đọc nối tiếp trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS lắng nghe.
- HS đọc thầm câu 1.
- HS lắng nghe, làm việc.
- Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe.
- HS suy nghĩ để trả lời.
- 1 – 2 HS phát biểu trước lớp. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe/
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Đại diện các nhóm trả lời. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- 3 nhóm trình bày trước lớp. - HS lắng nghe.
- 1 HS đọc câu hỏi 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. - HS suy nghĩ, trao đổi theo bàn. - Đại diện các nhóm phát biểu, cả lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe.
- Một số HS đọc câu 5 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- Đại diện các nhóm nêu ý kiến theo phương án mà các bạn trong nhóm đã chọn; cả lớp nghe và nhận xét. - HS lắng nghe.
- HS đọc thầm theo. - 1 HS đọc lại toàn bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo. | |||
TIẾT 2: NÓI VÀ NGHE | ||||
Hoạt động 1: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về quê hương em và nói 1 – 2 câu mời bạn bè (hoặc du khách) đến thăm quê hương em a. Mục tiêu: Giới thiệu được về quê hương của mình với thái độ tự tin, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ thích hợp. Nói được 1 – 2 câu mời người khác đến thăm quê hương mình. b. Cách thức tiến hành: - GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 1, 1 HS đọc các gợi ý của BT 1 và 1 HS đọc yêu cầu của BT 2: 1. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về quê hương em. + Quê hương em ở đâu? + Ở đó có những cảnh đẹp nào? + Sản phẩm nổi tiếng của quê hương em là gì? + Điều gì khiến du khách nhớ nhất khi đến quê hương em?
|
- Một số HS đọc yêu cầu BT, cả lớp đọc thầm theo.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)