Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 30: Một mái nhà chung sách

Giáo án bài 30: Một mái nhà chung sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 30: Một mái nhà chung sách

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 30: MỘT MÁI NHÀ CHUNG

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Hiểu được nội dung bài thơ dựa vào các chi tiết, hình ảnh. Hiểu điều tác giả muốn nói qua bài thơ: Mọi vật đều có mái nhà riêng nhưng đều chung sống dưới bầu trời. Vì thế hãy bảo vệ và giữ gìn mái nhà chung đó.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (có khả năng quan sát các sự vật xung quanh).
  • Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Một mái nhà chung, ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, đoạn thơ. Học thuộc lòng được 4 khổ thơ tự chọn.
  • Đọc mở rộng bài văn, bài thơ viết về hành tinh xanh (vẻ đẹp của bầu trời, Trái Đất, trách nhiệm bảo vệ giữ gìn hành tinh xanh, sống nhân ái, hoà thuận).
  • Mở rộng vốn từ về Trái Đất. Biết dựa vào tranh và mẫu gợi ý để tạo câu kể, câu hỏi. Biết dựa vào nội dung và hình thức của câu để phân biệt kiểu câu phân loại theo mục đích nói, để chuyển câu đã cho thành câu cảm hoặc câu khiến.
  • Ôn lại chữ viết hoa M, N, V kiểu 2 qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).
  • Nói được nội dung tranh về Trái Đất. Viết được đoạn văn tả bức tranh về Trái Đất.
  1. Phẩm chất

- Có tình yêu với thiên nhiên, đất nước.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực, dạy học theo đặc điểm thể loại VB thông tin.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh hoạ bài thơ Một mái nhà chung, tranh ảnh về Trái Đất (vẻ đẹp của Trái Đất, những việc làm của con người đối với Trái Đất).
  • Tranh minh họa BT 2 phần Luyện từ và câu.
  • Video viết chữ hoa M, N, V kiểu 2 cỡ nhỏ.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 – 2 HS đọc yêu cầu khởi động: Theo em, nhan đề bài thơ dưới đây muốn nói điều gì?.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 bàn/nhóm), chia sẻ quan điểm cá nhân về nội dung thảo luận. GV nhắc HS đọc kĩ nhan đề bài thơ để đưa ra ý kiến. GV khuyến khích các em nói theo suy nghĩ của riêng mình.

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

 

- GV nhận xét, chốt sau đó chốt lại nội dung thảo luận, dẫn dắt vào bài mới: Cả lớp đã đưa ra những cách hiểu khác nhau về nhan đề bài thơ. Sau đây, chúng ta sẽ luyện đọc bài thơ Một mái nhà chung để giúp các em có câu trả lời chính xác cho câu hỏi phần Khởi động.

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng bài thơ Một mái nhà chung, ngữ điệu phù hợp với cảnh thiên nhiên sinh động. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ, biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ, đoạn thơ. Học thuộc lòng được 4 khổ thơ tự chọn.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu bài đọc qua tranh minh hoạ. GV chỉ vào tranh và nói: Tranh vẽ bầu trời cao, xanh, ôm lấy vạn vật, từ con người đến cỏ cây, muôn loài.

- GV đọc mẫu toàn bài, đọc đúng, rõ ràng; ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn; giọng đọc thể hiện được cảm xúc tươi vui trước hình ảnh thiên nhiên. (Khi đọc, GV dừng lại ở khổ thơ thứ hai và hỏi: Còn mái nhà của em có đặc điểm gì? để thu hút sự chú ý, tập trung của HS).

- GV hướng dẫn HS luyện đọc, giải nghĩa một số từ ngữ có thể khó hiểu đối với các em:

§  dím: nhím

§  rập rình: chuyển động lên xuống, nhịp nhàng của sóng nước.

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 em. GV lưu ý HS cách đọc: Khi đọc bài, các em chú ý đọc đúng, rõ ràng các câu thơ. Giữa các khổ thơ, nghỉ hơi dài hơn. Giọng đọc cố gắng thể hiện cảnh thiên nhiên sinh động.

- GV mời 6 HS đại diện cho các nhóm thi đọc nối tiếp từng khổ thơ cho đến hết bài. GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài.

- GV mời 3 HS nhận xét phần đọc bài của các bạn.

 

- GV nhận xét. GV chú ý sửa lỗi cho HS.

- GV mời 1 HS đọc lại toàn bài Một mái nhà chung.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Một mái nhà chung.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi 1: Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật nào?. GV dành thời gian cho HS chuẩn bị câu trả lời.

- GV mời 2 – 3 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Bài thơ nhắc đến mái nhà riêng của những con vật: chim, cá, dim, ốc.

Câu 2.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của câu 2: Ghép từ ngữ ở A với từ ngữ ở B để nói đúng đặc điểm ngôi nhà của từng con vật (chim, cá, dim, ốc).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (2 bàn/nhóm): Từng em suy nghĩ, sau đó thống nhất phương án. GV gợi ý HS: Lần lượt ghép từ ngữ ở hàng A với từ ngữ ở hàng B, nếu thấy phù hợp thì đó là kết quả đúng. Nếu thấy nghi ngờ, hãy đọc lại khổ 1 và khổ 2 để xác định câu trả lời.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi, yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét, góp ý.

 

 

- GV nhận xét, chốt lại câu trả lời:

+ Mái nhà của chim: lợp nghìn lá biếc;

+ Mái nhà của cá: sóng xanh rập rình;

+ Mái nhà của dim: sâu trong lòng đất;

+ Mái nhà của ốc: tròn vo bên mình.

- GV hỏi sâu hơn: Vì sao chúng lại được gọi là ngôi nhà của mỗi con vật? GV để HS suy nghĩ, sau đó mời 2 HS trả lời.

- GV nhận xét, khen ngợi HS, chốt đáp án: Chúng lại được gọi là nhà của mỗi con vật vì đó là nơi ở của các con vật.

- GV tiếp tục hỏi và yêu cầu HS trả lời nhanh: Điều gì sẽ xảy ra nếu các con vật đó không còn nơi để ở?

- GV nhận xét: Các con vật sẽ gặp nguy hiểm.

Câu 3.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của câu 3 trước lớp: Giới thiệu về mái nhà riêng của các bạn nhỏ trong bài thơ.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thảo luận nhóm: Từng em suy nghĩ về câu hỏi. Sau đó trình bày, chia sẻ với nhóm. Cả nhóm góp ý.

- GV mời đại diện 3 nhóm trả lời câu hỏi. GV yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung. GV khuyến khích HS trình bày theo cách diễn đạt của riêng mình.

- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm, chốt một phương án: Mái nhà của mỗi bạn nhỏ trong bài thơ rất khác nhau. Có mái nhà rợp bóng xanh mát của giàn gấc lúc lỉu quả chín đỏ. Có mái nhà được tô điểm bởi sắc hoa giấy rực rỡ.

Câu 4.

- GV nêu câu hỏi 4: Mái nhà chung của muôn loài là gì?

- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm:

+ Từng em nêu ý kiến của mình, các bạn góp ý.

+ Cả nhóm thống nhất câu trả lời

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV khuyến khích HS trả lời theo cách hiểu của riêng mình.

- GV mời 2 HS nhận xét câu trả lời của các bạn.


 

- GV nhận xét câu trả lời, khen tất cả các nhóm đã hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. Sau đó GV tổng hợp ý kiến của cả lớp và chốt đáp án: Mái nhà chung của muôn loài là bầu trời xanh, xanh đến vô cùng.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo nhóm. GV nêu câu hỏi phụ để khai thác ý thơ về mái nhà chung:

+ Tìm từ ngữ miêu tả bầu trời - mái nhà chung của muôn vật trong bài thơ Một mái nhà chung?

+ Vì sao bầu trời là mái nhà chung?

- GV mời một số nhóm trình bày trước lớp.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Từ ngữ miêu tả bầu trời – mái nhà chung của muôn vật trong bài thơ Một mái nhà chung: xanh, xanh đến vô cùng; rực rỡ, bảy sắc cầu vống.

+ Bầu trời là mái nhà chung vì từ con người đến muôn loài đều sống chung dưới một bầu trời. Bầu trời ôm ấp, che chở, cung cấp không khí cho con người, loài vật và cây cối.

Câu 5.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 5 trước lớp: Em muốn nói điều gì với những người bạn cùng chung sống dưới mái nhà chung?.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, thống nhất đáp án.

 

- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. GV khuyến khích HS thể hiện quan điểm của riêng mình: Câu 5 là một câu hỏi mở, các em hãy mạnh dạn thể hiện quan điểm riêng của mình.

- GV nhận xét, chốt: Câu 5 là câu hỏi mở, chúng ta có thể trả lời như sau: Hãy chung tay bảo vệ bầu trời vì bầu trời là mái nhà chung che chở và bảo vệ muôn loài. Dù bạn sống ở đâu, thành phố hay nông thôn; miền núi hay miền biển thì cũng đều chung một bầu trời, vì thế hãy chung tay bảo vệ môi trường, giữ cho bầu trời trong lành bằng cách không vứt rác bừa bãi, không chặt phá cây rừng, tích cực sử dụng các phương tiện công cộng,...

* Học thuộc lòng 4 khổ thơ em thích.

- GV hướng dẫn mẫu HS học thuộc lòng 1 khổ thơ:

+ GV chiếu khổ thơ (VD: khổ 1) lên bảng, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh 1 lượt.

+ GV xoá từ ngữ mở đầu dòng thơ của khổ 1 (mái nhà, lợp, mái nhà, sóng xanh), yêu cầu HS đọc đồng thanh khổ thơ 1 lượt.

+ GV xoá tiếp từ ngữ còn lại trong mỗi dòng (của chim, nghìn lá biếc, của cá, rập rình), yêu cầu HS đọc đồng thanh 1 lượt.

+ GV mời 2 – 3 HS đọc thuộc lòng khổ 1.

- GV yêu cầu HS luyện học thuộc lòng theo cá nhân và nhóm. GV hướng dẫn:

+ Từng cá nhân chọn 4 khổ thơ yêu thích, thực hiện hoạt động học thuộc lòng (đọc thầm, lấy tay che dần các cụm từ).

+ Mỗi cá nhân đọc thuộc lòng 4 khổ thơ với các bạn trong nhóm. Các thành viên lắng nghe, góp ý.

- GV tổ chức thi học thuộc lòng giữa các nhóm, cho cả lớp bình chọn nhóm đạt giải nhất.

 

- GV khen các nhóm học thuộc lòng nhanh.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: HS luyện đọc lại diễn cảm toàn bài Một mái nhà chung.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc diễn cảm cả bài thơ.

- GV có thể mời 2 – 3 HS đọc diễn cảm (bước đầu) khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4.

 

 

 

 

- 1 – 2 HS đọc yêu cầu khởi động trước lớp.

- HS thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

- 1 – 2 HS trả lời câu hỏi trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo nhóm.

 

 

 

- 6 HS thi đọc trước lớp.

 

 

- 3 HS nhận xét phần đọc bài của các bạn.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc lại toàn bài Một mái nhà chung. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời

 

- 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu của câu 2. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- Đại diện 2 – 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nghe, nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi và xung phong trả lời.

- HS lắng nghe.

 

- 1 HS đọc yêu cầu của câu 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- Đại diện 3 nhóm trả lời câu hỏi. Các nhóm khác nghe, nhận xét, bổ sung.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- 2 HS nhận xét câu trả lơi của các bạn.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- Một số nhóm trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc câu hỏi 5 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS tiếp tục thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, thống nhất đáp án.

- 3 nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS học thuộc lòng khổ 1 theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện học thuộc lòng theo cá nhân và nhóm.

 

 

 

 

 

- HS thi đọc thuộc lòng. Cả lớp bình chọn nhóm đạt giải nhất.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- 2 – 3 HS đọc diễn cảm khổ thơ thứ 3 và khổ thơ thứ 4. Cả lớp đọc thầm theo.

TIẾT 2: VIẾT

Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa

a. Mục tiêu: Ôn lại chữ viết hoa M, N, V kiểu 2.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu tên bài học: Ôn chữ viết hoa M, N, V kiểu 2. GV nói rõ với HS: Chúng ta cần nhớ lại cách viết chữ viết hoa đã được luyện viết từ lớp 2.

- GV viết mẫu/ cho HS quan sát clip, kết hợp nhắc lại cách viết các chữ viết hoa M, N, V kiểu 2:

+ Chữ hoa M kiểu 2 (link:

https://www.youtube.com/watch?v=6yrhzIb3v1o):

§  Cao: 2,5 li. Rộng: 3 ô li. Được viết bởi 4 nét: Nét 1 là nét móc hai đầu bên trái. Nét 2 là nét móc trái. Nét 3 là kết hợp của nét lượn ngang và nét cong trái

§  Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 3, trước đường kẻ dọc 2, bắt đầu viết nét 1 là nét móc hai đầu bên trái, dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 1 và 2. Lia bút đến nét điểm giao giữa nét cong và đường kẻ ngang 3, viết nét 2 là nét móc xuôi trái. Lia bút đến điểm giao giữa nét móc 2 và đường kẻ ngang 3, viết nét lượn ngang rồi chuyển đầu bút, viết tiếp luôn nét cong trái, dừng bút trên đường kẻ dọc 4, giữa đường kẻ ngang 1 và 2.

+ Chữ hoa N kiểu 2 (link:

https://www.youtube.com/watch?v=8U7gejwxqR8

):

§  Cao: 2, 5 li. Rộng: 2,5 li. Được viết bởi 2 nét: Nét 1 là nét móc 2 đầu bên trái (giống nét 1 chữ hoa M kiểu 2). Nét 2 là kết hợp của nét lượn ngang và cong trái (giống nét 3 chữ hoa M kiểu 2).

§  Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 3, trước đường kẻ dọc 2, bắt đầu viết nét 1 là nét móc hai đầu bên trái. Lia bút đến điểm giao giữa nét cong và đường kẻ ngang 3 với đường kẻ dọc 2, viết nét lượn ngang rồi chuyển đầu bút, viết tiếp luôn nét cong trái, dừng bút giữa đường kẻ dọc 1 và 2, đường kẻ ngang 3 và 4.

+ Chữ hoa V kiểu 2 (link:

https://www.youtube.com/watch?v=kAoBA2c_tqo

):

§  Cao: 2,5 li. Rộng: 2,5 li. Gồm 1 nét viết liền, là kết hợp của 3 nét cơ bản: nét móc hai đầu, nét cong phải và nét cong dưới (nhỏ).

§  Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 3, trước đường kẻ dọc 2. Viết nét móc hai đầu (đầu móc bên trái cuộn vào trong, đầu móc bên phải hướng ra ngoài), lượn bút lên viết tiếp nét cong phải (hơi duỗi), tới giữa đường kẻ 3 và 4 thì lượn vòng trở lại viết nét cong dưới (nhỏ), cắt ngang nét cong phải, tạo một vòng xoắn nhỏ (cuối nét), dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 3 và 4.

- HS viết chữ viết hoa M, N, V kiểu 2, mỗi chữ một dòng vào vở Tập viết.

 

- GV nhận xét chữ viết của HS.

Hoạt động 2: Viết ứng dụng

a. Mục tiêu: Ôn lại chữ viết hoa M, N, V kiểu 2 qua viết ứng dụng (tên riêng và câu).

b. Cách thức tiến hành:

1. Viết tên riêng:

- GV mời 1 HS đọc tên riêng trước lớp: Việt Nam.

 

- GV yêu cầu HS viết tên riêng Việt Nam vào vở.

2. Viết câu:

- GV chiếu câu ứng dụng lên màn hình/ viết câu ứng dụng lên bảng.

- GV mời 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng. Sau đó cho cả lớp đọc đổng thanh:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

(Theo Bảo Định Giang)

- GV nhắc HS:

+ Trong câu ứng dụng có các chữ viết hoa T, M (kiểu 2), V (kiểu 2), N (kiểu 2), B, H.

+ Lưu ý viết đúng chính tả các chữ như: bông, sen,...

+ Viết lùi đầu dòng ở thể thơ lục bát : Câu 6 viết cách lề 2 ô, câu 8 cách lề 1 ô.

- GV hỏi thêm: Trong câu ứng dụng có chữ nào viết hoa? Chữ nào cao 2,5 li? Chữ nào cao 2 li? Chữ nào cao 1,5 li? Chữ nào cao 1 li? Khoảng cách giữa các chữ trong cùng 1 dòng như thế nào?

- GV mời 2 HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt: Trong câu ứng dụng, có chữ T, M, V, N, B, H viết hoa. Các chữ cao 2,5 li: chữ hoa T, M, V, N, B, H và chữ b thường, h thường. Chữ cao 2 li: chữ đ, p thường. Chữ cao 1,5 li: chữ t thường. Các chữ còn lại cao 1 li.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.

 

- GV yêu cầu HS góp ý cho nhau theo cặp.

 

- GV lựa chọn một số bài viết của HS chiếu lên màn hình đề nhận xét, sửa chữa. GV động viên những HS viết đẹp, tiến bộ.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS quan sát và lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS viết chữ hoa M, N, V kiểu 2, mỗi chữ một dòng vào vở Tập viết.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc tên riêng trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS viết tên riêng Việt Nam vào vở.

- HS quan sát, đọc thầm.

 

- 2 – 3 HS đọc câu ứng dụng. Cả lớp đọc đồng thanh.

 

 

- HS lắng nghe, lưu ý.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ trả lời.

 

 

- 2 HS trả lời.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào vở.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS quan sát, lắng nghe.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay