Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 10: Con đường đến trường

Giáo án bài 10: Con đường đến trường sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 10: Con đường đến trường

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được nội dung bài đọc: Con đường đến trường là dòng suy nghĩ của một bạn học sinh miền núi về con đường đi học của mình, là những trải nghiệm của chính bạn học sinh đó và bạn bè trong những ngày mưa, ngày nắng; dù vất vả đến đâu, em cũng không bỏ một buổi học nào; bài đọc toát lên sự lạc quan và tình yêu của những bạn nhỏ với trường lớp và thầy cô.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, cầu, đoạn và toàn bộ bài đọc Con đường đến trường; biết đọc theo giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng, tha thiết.
  • Đọc thêm được những văn bản mới về trường lớp hoặc tự đọc được bài Ngôi trường mới.
  • Nắm được từ chỉ đặc điểm với 3 nhóm nhỏ: từ chỉ đặc điểm về màu sắc, âm thanh, hương vị. Biết sử dụng nhóm từ này để hoàn thiện câu.
  1. Phẩm chất

- Có tình cảm yêu thương, cảm thông, chia sẻ với những bạn nhỏ miền núi, thêm yêu trường lớp của mình.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Con đường đến trường.
  • Hình ảnh tỉnh Bình Dương trên bản đồ Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?

- GV mời 2 – 3 HS lần lượt phát biểu ý kiến trước lớp. GV khuyến khích HS nói theo ý kiến cá nhân, nói về bất cứ điều gì các em quan sát được trên con đường đến trường của mình. GV đặt thêm các câu hỏi gợi dẫn: Em đến trường cùng với ai? Bằng phương tiện gì? Từ nhà em đến trường có xa không? Đi qua những nơi nào? Có gì đặc biệt em thấy trên đường?...

- GV cho HS quan sát tranh: Các em hãy đoán xem các bạn nhỏ đi học ở vùng nào, các bạn ấy có tâm trạng như thế nào trên đường đến trường?

- GV nhận xét và giới thiệu khái quát nội dung bài đọc Con đường đến trường: Có những bạn nhỏ phải rất vất vả mới đến được ngôi trường mà mình học. Hãy xem con đường đi học của các bạn ấy thế nào.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, cầu, đoạn và toàn bộ bài đọc Con đường đến trường; biết đọc theo giọng đọc tâm tình, nhẹ nhàng, tha thiết.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài (giọng đọc nhẹ nhàng và chứa nhiều cảm xúc như đang tâm tình, kể chuyện; đoạn văn thứ 2 đọc với giọng vui vẻ hơn).

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: vắt vẻo, thỉnh thoảng, rừng vầu,...).

+ Lưu ý cách ngắt giọng ở những câu dài (VD: Dể khỏi ngã,/ tôi thường tháo phăng đôi dép nhựa/ và bước đi bằng cách/ bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường.)

+ GV đặt câu hỏi, mời 2 HS trả lời: Bài đọc có thể chia thành mấy đoạn?

- GV chốt chia đoạn, yêu cầu HS đánh dấu vào SGK bằng bút chì: 4 đoạn.

+ Đoạn 1: từ đầu đến nhấm nháp.

+ Đoạn 2: tiếp theo đến bàn chân.

+ Đoạn 3: tiếp theo đến ngập trong nước lũ.

+ Đoạn 4: phần còn lại.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

 

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (4 em/nhóm) đọc nối tiếp nhau.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV gọi 4 HS đọc trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

- GV giải thích từ ngữ khó:

+ vắt vẻo: ở vị trí trên cao nhưng không có chỗ tựa vững chắc.

+ lúp xúp: ở liền nhau, thấp và sàn sàn như nhau.

+ lạc tiên: cây dây leo, mọc hoang, lá hình tim, hoa mọc ở kẽ lá, quả mọng.

+ vầu: cây cùng họ với tre, than to, mình mỏng, thân rắn, thường dùng làm nhà.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Đi học vui sao.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi trong SGK: đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên như thế nào?

- GV giao nhiệm vụ làm việc nhóm cho HS:

+ Đọc kĩ 3 nội dung gợi ý bên dưới câu hỏi (hình dáng con đường, bề mặt đường, hai bên đường).

+ Tìm trong đoạn văn 1 câu trả lời liên quan đến những nội dung đó.

+ Các thành viên trong nhóm trao đổi và thống nhất câu trả lời.

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Hình dáng con đường: nằm vắt vẻo lưng chừng đồi; Bề mặt đường: mấp mô; Hai bên đường: lúp xúp cây cỏ dại, cây lạc tiên.

Câu 2.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Con đường được miêu tả như thế nào?

·        Vào những ngày nắng

·        Vào mùa mưa

- GV hướng dẫn: Câu 2 có 2 gợi ý để trả lời: vào những ngày nắng, vào mùa mưa. Các em căn cứ vào những từ ngữ gợi ý để tìm câu trả lời. Lưu ý chắt lọc những chi tiết quan trọng.

- GV mời 2 HS trình bày trước lớp.

 

 

 

 

 

 

 

- GV chốt đáp án: Vào ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông, mặt đường có những viên đá, sỏi găm vào bàn chân người đi trên đường; Vào mùa mưa: con đường lầy lội và trơn trượt, nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.

Câu 3.

- GV gọi 1 - 2 HS đọc câu hỏi 3 trước lớp: Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, tìm câu trả lời. GV gợi ý: phần đứng sau cụm từ “ấy là do” sẽ là phần giải thích lí do.

- GV mời một số HS phát biểu ý kiến.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét vì cô giáo thường đợi, đưa các bạn đến lớp.

Câu 4.

- GV đọc câu hỏi 4: Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi mở, các em có thể phát biểu theo ý kiến riêng của mình nhưng cần căn cứ vào những thông tin có trong bài đọc, đặc biệt ở đoạn văn cuối bài.

- GV gọi 2-3 HS trả lời.

 

 

- GV có thể tổng kết lại những ý kiến của HS: Bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào vì xúc động trước việc làm của cô: đón và đưa các bạn đến lớp những ngày trời mưa rét. Như vậy, chắc chắn bạn nhỏ rất yêu thương, quý trọng cô giáo của mình,...

Câu 5.

- GV gọi 1-2 HS đọc câu hỏi trước lớp: Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?

- GV hướng dẫn: Đây là dạng câu hỏi liên hệ, các em có thể phát biểu ý kiến riêng của mình, so sánh với con đường đi học của chính mình.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, chia sẻ với bạn suy nghĩ về con đường đi học của bạn nhỏ cũng như so sánh với con đường đi học của mình.

- GV đưa thêm các câu hỏi gợi ý: Con đường đi học của các bạn có vất vả không? Các bạn có hay nghỉ học không? Trên đường đi học, các bạn tỏ ra thế nào?

- GV gọi 2 – 3 cặp HS trả lời.

- GV có thể tổng kết lại những ý kiến của HS: Đường đến trường của các bạn rất vất vả, khó khăn, nhưng các bạn vẫn chịu khó đi học. Trên đường đi học, các bạn vẫn rất vui vẻ nói chuyện cùng nhau, ăn quả lạc tiên với nhau, thi xem ai chạy nhanh hơn. Các bạn rất đáng để chúng ta khâm phục.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài Con đường đến trường.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 2 – 3 HS đọc nối tiếp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

 

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời.

- 2 – 3 HS phát biểu trước lớp.

 

 

 

- HS quan sát tranh và trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

- HS phát âm theo GV.

 

- HS ngắt giọng theo GV.

 

 

 

- HS suy nghĩ, trả lời.

 

- HS lắng nghe, đánh dấu bút chì vào sách.

 

 

 

 

- 4 HS đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS làm việc theo nhóm.

 

- Mỗi HS tự đọc nhẩm toàn bài.

- 4 HS đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc câu hỏi 1.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- Một số HS phát biểu ý kiến.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 2.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS trình bày trước lớp. VD: Con đường được miêu tả:

+ Vào những ngày nắng: đất dưới chân xốp nhẹ như bông.

+ Vào những ngày mưa: lầy lội và trơn trượt.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- Một số HS phát biểu ý kiến. VD: Các bạn nhỏ không nghỉ một buổi học nào kể cả khi trời mưa rét vì cô giáo người vùng xuôi đứng đợi các bạn ở những đoạn đường khó đi để đưa các bạn đến lớp.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS đọc thầm câu hỏi 4.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- 2 – 3 HS trả lời trước lớp. VD: Bạn nhỏ rất yêu quý cô giáo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi 5.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện hiện.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

 

- 2 – 3 HS đọc nối tiếp bài đọc, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2: VIẾT

Hoạt động 1: Ôn chữ viết hoa

a. Mục tiêu: Ôn tập, ghi nhớ cách viết chữ hoa D, Đ.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu tên bài học: Ôn chữ viết hoa D, D (GV nói rõ với HS: cần nhớ lại cách viết chữ viết hoa đã được luyện viết từ lớp 2).

- GV cho HS quan sát clip hướng dẫn viết chữ D, Đ (link viết chữ hoa D: https://www.youtube.com/watch?v=ub-C6y-fW44, link viết chữa hoa Đ: https://www.youtube.com/watch?v=lbq8mSR7Rn0)

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa D, Đ ra nháp trước khi viết vào vở ô li theo hướng dẫn.

 

 

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa D, Đ, mỗi chữ 3 dòng vào vở.

- GV nhận xét chữ viết của HS.

Hoạt động 2: Viết ứng dụng

a. Mục tiêu: Viết được câu ứng dụng chữ hoa D, Đ.

b. Cách thức tiến hành:

a. Viết tên riêng

- GV mời 1 HS đọc tên riêng: Bình Dương.

- GV giới thiệu với HS và cho HS xem bản đồ tỉnh Bình Dương: Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Nam nước ta, là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, là một trong những trung tâm kinh tế - văn hoá lớn của cả nước.

- GV yêu cầu HS viết tên riêng Bình Dương vào vở.

b. Viết câu

- GV mời 1 HS đọc câu viết ứng dụng:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông.

- GV giới thiệu câu ứng dụng: Đây là hai câu thơ nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du. Câu thơ miêu tả những dấu hiệu đầu tiên của mùa hè: tiếng chim quyên, hoa lựu trổ bông đỏ rực rỡ, đẩy sức sống.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở.

 

- GV yêu cầu HS đổi chéo vở cho nhau để soát lỗi.

 

- GV nhận xét, đánh giá.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

- HS viết chữ viết hoa D, Đ ra nháp trước khi viết vào vở ô li theo hướng dẫn.

- HS viết chữ D, Đ vào vở.

- HS lắng nghe.

 

- HS đọc tên riêng.

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

- HS viết tên riêng Bình Dương vào vở.

- HS đọc câu ứng dụng.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS viết câu ứng dụng vào vở.

- HS đổi chéo vở, soát lỗi.

- HS lắng nghe.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay