Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập và đánh giá cuối kì II

Giáo án bài : Ôn tập và đánh giá cuối kì II sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập và đánh giá cuối kì II

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ 2

(7 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được chi tiết trong bài đọc, tìm được ý chính của từng đoạn văn, hiểu điều tác giả muốn nói qua VB dựa vào gợi ý).

- Nhận biết được các từ ngữ miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật, nhận biết được chi tiết về thời gian, địa điểm, hình ảnh so sánh, trình tự của các sự việc trong VB, nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua hình ảnh, tranh minh hoạ, truyện tranh,...

- Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng đoạn văn, câu chuyện, bài thơ, VB thông tin theo yêu cầu; bước đầu biết đọc diễn cảm lời nói của nhân vật trong bài đọc; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút.
  • Viết đúng bài chính tả khoảng 65 – 70 chữ theo hình thức nghe - viết hoặc nhớ - viết, tốc độ khoảng 65 – 70 chữ trong 15 phút; viết đúng các từ ngữ có tiếng chứa âm/ vần dễ viết sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
  • Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, thuật lại sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia, miêu tả đồ vật, nêu tình cảm, cảm xúc về một người thân quen hoặc nhân vật trong câu chuyện đã nghe, đã đọc, biết nêu lí do mình thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện, viết được một bức thư.
  • Biết kể câu chuyện đơn giản dựa vào gợi ý, biết diễn tả lại dáng vẻ hoặc hành động, lời nói của nhân vật trong câu chuyện.
  • Biết nói theo đề tài (chủ điềm) phù hợp với lứa tuổi. Nói được 2-3 câu về tình huống, sự việc do mình tưởng tượng hoặc mơ ước. Biết kết hợp điệu bộ, cử chỉ khi nói, tuân thủ quy tắc tôn trọng lượt lời. Chăm chú lắng nghe ý kiến của người khác, biết hỏi lại để hiểu đúng ý người nói.
  • Phân biệt được từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm. Nhận biết được một số nhóm từ chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc, âm thanh, hương vị, hình dáng/ kích thước, phẩm chất), từ có nghĩa giống nhau và có nghĩa trái ngược nhau. Nhận biết và đặt được câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của kiểu câu. Nhận biết công dụng của dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm theo yêu cầu. Nhận biết được hình ảnh so sánh và tác dụng của biện pháp so sánh.
  1. Phẩm chất

- Có ý thức học tập tích cực.

- Yêu con người, trường lớp, quê hương, đất nước, hành tinh.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh minh họa bài đọc Đàn chim gáy, Cây cau, Cuộc chạy đua trong rừng.
  • Tranh BT 1 tiết 5.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1 – 2

Hoạt động 1: Trao đổi về nội dung bức tranh

a. Mục tiêu: Trao đổi được về nội dung bức tranh, nhớ lại các chủ điểm đã học trong Tiếng Việt 3.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT trước lớp, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo và quan sát tranh: Bức tranh dưới đây cho em biết điều gì?.

- GV yêu cầu HS thực hiện theo các bước:

+ Làm việc cá nhân: đọc yêu cầu của bài tập 1 (Bức tranh cho em biết điều gì?) và chuẩn bị ý kiến (có thể viết ngắn gọn ý kiến vào vở ô li hoặc Vở bài tập).

+ Làm việc theo cặp:

§  + Từng em phát biểu ý kiến.

§  + Chọn ra các ý kiến hay để chia sẻ trước lớp.

- GV mời 4 HS phát biểu ý kiến, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

- GV chọn ra những ý kiến hay, cho HS ghi lại. GV khen ngợi các nhóm. GV chốt: Bức tranh vê hình ảnh đoàn tàu, mỗi toa tàu ghi tên một chủ điểm các em đã học, mỗi chủ điểm tượng trưng cho một phần nội dung học tập và rèn luyện trong năm học qua ở môn Tiếng Việt. Con tàu đã về đến bến, đã đi hết hành trình của mình sau một năm học. Bạn nào cũng tươi cười hớn hở vì biết mình đã lớn khôn hơn, đã được mở mang hiểu biết sau một năm học tập dưới sự dạy bảo của thầy cô và những người thân yêu...

Hoạt động 2: Nêu tên 1 – 2 bài đọc yêu thích ở mỗi chủ điểm. Đọc một bài yêu thích và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Nhớ và nêu được tên, đọc được nội dung 1 – 2 bài đọc yêu thích trong mỗi chủ điểm. Hiểu nội dung bài đọc và trả lời được các câu hỏi liên quan.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 2 HS, mỗi bạn lần lượt đọc yêu cầu của BT 2 và 3:

BT 2. Nêu tên 1 – 2 bài đọc em yêu thích ở mỗi chủ điểm.

BT 3. Đọc một bài em yêu thích và trả lời câu hỏi.

a. Bài đọc đó thuộc chủ điểm nào?

b. Bài đó viết về ai hoặc viết về sự vật gì?

c. Chi tiết nào trong bài đọc khiến em thấy thú vị?

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận:

+ Từng em nói tên 1 – 2 bài đọc trong mỗi chủ điểm, cả nhóm nhận xét.

+ Từng em đọc bài mình yêu thích và trả lời 3 câu hỏi; cả nhóm nhận xét và góp ý.

- GV quan sát HS các nhóm, ghi nhận xét/ cho điểm.

- GV tổng kết lại cho HS:

Chủ điểm

Tên bài đọc

Viết về…

Những trải nghiệm thú vị

Ngày gặp lại

Ngày gặp lại giữa Sơn và Chi.

Về thăm quê

Kì nghỉ hè của bạn nhỏ được về quê thăm bà.

Cánh rừng trong nắng

Rừng Trường Sơn.

Lần đầu ra biển

Lần đầu ra biển của Thắng.

Nhật kí tập bơi

Việc tập bơi của bạn nhỏ.

Tập nấu ăn

Bạn nhỏ vào bếp cùng mẹ làm món trứng đúc thịt.

Mùa hè lấp lánh

Cảm nhận mùa hè của bạn nhỏ.

Tạm biệt mùa hè

Kì nghỉ hè của Diệu và sự thổn thức của bạn khi sắp vào năm học mới.

Cổng trường rộng mở

Đi học vui sao

Cảm xúc của bạn nhỏ khi được đến trường.

Con đường đến trường

Con đường đến trường của một bạn nhỏ vùng cao.

Lời giải toán đặc biệt

Lời giải toán đặc biệt của Huy-gô (viết bằng thơ).

Bài tập làm văn

Bài tập làm văn của Cô-li-a về việc nhà và bạn đã làm việc nhà giúp mẹ.

Bàn tay cô giáo

Sự kì diệu và khéo léo từ bàn tay của cô giáo.

Cuộc họp của chữ viết

Sự cẩu thả trong việc chấm câu của bạn Hoàng.

Thư viện

Thư viện được làm mới của các bạn nhỏ ở một ngôi trường khiến cho các bạn cho hứng thú đến đọc sách.

Ngày em vào Đội

Cảm xúc của người chị dành cho người em nhân ngày người em vào Đội.

Mái nhà yêu thương

Ngưỡng cửa

Ngưỡng cửa ở nhà bạn nhỏ đã chứng kiến và lưu giữ những kỉ niệm gia đình của bạn.

Món quà đặc biệt

Món quà đặc biệt hai chị em bạn nhỏ tặng bố nhân dịp sinh nhật của bố.

Khi cả nhà bé tí

Suy nghĩ của bạn nhỏ về các thành viên trong gia đình khi còn bé tí.

Trò chuyện cùng mẹ

Những buổi tối trò chuyện cùng mẹ của Thư và Hân.

Tia nắng bé nhỏ

Tình cảm của Na dành cho bà bằng cách mang nắng về cho bà.

Để cháu nắm tay ông

Cảm xúc của Dương khi thấy ông ngoại già đi.

Tôi yêu em tôi

Tình cảm của bạn nhỏ dành cho em của mình.

Bạn nhỏ trong nhà

Tình cảm giữa bạn nhỏ và chú chó Cúp.

Cộng đồng gắn bó

Những bậc đá chạm mây

Cố Đương làm con đường vượt núi bằng cách ghép những viên đá thành bậc thang.

Đi tìm mặt trời

Tình cảm của gà trống dành cho các bạn và sự tích về tiếng gáy và chiếc mào của gà trống.

Những chiếc áo ấm

Sự kết hợp của các thành viên trong rừng để tạo ra những chiếc áo mùa đông ấm áp, đẹp đẽ.

Con đường của bé

Con đường của mọi người là con đường gắn với công việc và con đường của bạn nhỏ là đến trường.

Ngôi nhà trong cỏ

Sự giúp đỡ của cào cào, nhái bén, chuồn chuồn dành cho dế than, giúp dế than làm được ngôi nhà xinh xắn bằng đất giữa vùng cỏ xanh tươi.

Những ngọn hải đăng

Ngọn hải đăng và công việc của những người canh giữ hải đăng.

Người làm đồ chơi

Tình cảm của bạn nhỏ dành cho bác Nhân – người làm đồ chơi bằng bột màu.

Cây bút thần

Mã Lương và cây bút thần.

Những sắc màu thiên nhiên

Bầu trời

Đặc điểm của bầu trời.

Mưa

Hoạt động của người và vật khi trời mưa ; cảm xúc của bạn nhỏ khi trời mưa.

Cóc kiện Trời

Cóc kiện Trời để cho mưa xuống.

Những cái tên đáng yêu

Những cái tên đáng yêu của cây nấm.

Ngày hội rừng xanh

Ngày hội trong rừng xanh của các loài vạt.

Cây gạo

Hình ảnh cây gạo.

Mặt trời xanh của tôi

Mặt trời xanh trong rừng cọ.

Bầy voi rừng Trường Sơn

Bầy voi ở rừng Trường Sơn.

A lô, tớ đây

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục

Lời kêu gọi của Bác Hồ đối đối với toàn dân về việc tập thể dục. Lợi ích của việc có sức khỏe đối với cá nhân mỗi người và đối với đất nước.

Quả hồng của thỏ con

Quả hồng của thỏ con.

Chuyện bên cửa sổ

Chuyện về cậu bé và lũ chim sẻ bên cửa sổ.

Tay trái và tay phải

Sự quan trọng, cần thiết của cả tay trái và tay phải. Từ đó nói đến sự quan trọng của mỗi thành viên trong một tập thể.

Mèo đi câu cá

Hai anh em mèo đi câu cá nhưng cả hai đều ỷ lại nên không có con cá nào.

Học nghề

Việc học nghề của Va-li-a.

Ngày như thế nào là đẹp?

Ngày tuyệt đẹp đối với từng nhân vật.

A lô, tớ đây

Việc nói chuyện qua điện thoại của An và Minh.

Đất nước ngàn năm

Đất nước là gì?

quê hương, đất nước

Núi quê tôi

ngọn núi quê của nhân vật « tôi »

Sông Hương

sông Hương

Tiếng nước mình

tiếng Việt

Nhà rông

nhà rông của người Tây Nguyên

Sự tích ông Đùng, bà Đùng

ông Đùng, bà Đùng

Hai Bà Trưng

Trưng Trắc, Trưng Nhị

Cùng Bác qua suối

Bác Hồ

Trái Đất của chúng mình

Ngọn lửa Ô-lim-pích

Đại hội Thể thao Ô-lim-pích ở Hy Lạp

Rô-bốt ở quanh ta

Lịch sử và sự phát triển của rô-bốt.

Thư của ông Trái Đất gửi các bạn nhỏ

Vấn đề ô nhiễm môi trường

Những điều nhỏ tớ làm cho Trái Đất

Những điều bạn nhỏ thực hiện để bảo vệ Trái Đất

Bác sĩ Y-éc-xanh

bác sĩ Y-éc-xanh

Một mái nhà chung

Mái nhà riêng của từng loài và mái nhà chung của muôn loài trên Trái Đất.

Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép từ ngữ để tạo câu

a. Mục tiêu: Tạo được câu từ các từ ngữ chỉ sự vật và đặc điểm.

b. Cách thức tiến hành:

GV hướng dẫn cách thực hiện: Bạn thứ nhất nêu từ ngữ chỉ sự vật, bạn thứ hai nêu từ ngữ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động phù hợp. Có thể chia nhóm (một số nhóm thực hiện yêu cầu a, một số nhóm thực hiện yêu cầu b) hoặc yêu cầu HS thực hiện lẩn lượt như dưới đây:

4a. Ghép từ ngữ chỉ sự vật với từ ngữ chỉ đặc điểm thích hợp.

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 4 trước lớp: Trò chơi: Ghép từ để tạo câu

Cách thực hiện: bạn thứ nhất nêu từ ngữ chỉ sự vật, bạn thứ hai nêu từ ngữ chỉ đặc điểm hoặc hoạt động phù hợp.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp:

+ Đọc yêu cầu bài tập 4, quan sát tranh và đọc mẫu (con đường - gập ghềnh).

+ Luyện tập theo mẫu: 1 bạn nêu từ ngữ chỉ sự vật - 1 bạn nêu từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật (thời gian làm bài tập: theo hiệu lệnh của GV); cả hai cùng xác nhận từ ngữ chỉ đặc điểm có thích hợp với sự vật hay không.

- GV mời 3 – 4 cặp HS báo cáo kết quả, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

 

- GV nhận xét, đánh giá, cho điểm các cặp HS.

- GV chốt một số đáp án. VD:

+ Cái bảng – đen

+ Mái tóc – dài

+ Mái tóc – ngắn

+ Mái tóc – đen mượt

+ …

4b. Ghép từ ngữ chỉ người hoặc con vật với từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp.

- GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận theo cặp, ghép các từ ngữ chỉ người hoặc con vật với từ ngữ chỉ hoạt động thích hợp.

- GV mời 3 – 4 cặp HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt một số đáp án. VD:

+ Cô giáo – dạy học

+ Biên tập viên – xử lí văn bản

+ Phóng viên – phỏng vấn

+ Học sinh – học bài

+ Con mèo – ăn cá

+ Con chó – giữ nhà

+ …

Hoạt động 4: Chọn dấu câu thích hợp cho ô vuông

a. Mục tiêu: Nhận biết công dụng của dấu câu và làm đúng bài tập về dấu câu (dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm).

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 – 2 em đọc yêu cầu bài tập 5: Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông.

- GV mời 2 HS đọc phân vai đoạn ngữ liệu của BT 5:

Tưởng tượng

Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế¨

Em: - Thuốc đó đắng lắm¨

Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt! Em sẽ uống dễ dàng¨

Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rối, được không ạ¨

(Theo Truyện cười thông minh dí dỏm)

- GV chia lớp thành 4 nhóm, cho các nhóm chơi trò chơi Truyền điện. Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt lên bảng điền một dấu câu. Sau đó quay về cuối hàng, để bạn khác lên điền cho đến khi điền xong. GV cho các nhóm chơi trong khoảng thời gian quy định. Nhóm nào xong trước và làm đúng nhất là nhóm giành chiến thắng.

- GV nhận xét bài làm của cá nhóm, thống nhất đáp án:

Tưởng tượng

Anh: - Sao em không uống thuốc đúng giờ thế?

Em: - Thuốc đó đắng lắm!

Anh: - Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt! Em sẽ uống dễ dàng.

Em: - Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rối, được không ạ?

(Theo Truyện cười thông minh dí dỏm)

Hoạt động 5: Tìm câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong truyện vui Tưởng tượng

a. Mục tiêu: Nhận biết được câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến thể hiện qua dấu câu, qua từ đánh dấu kiểu câu và công dụng của kiểu câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu của BT 6 trước lớp: Tìm câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến trong truyện vui ở trên.

- GV nhắc HS: Chúng ta cần nhớ lại dấu hiệu nhận biết của các kiểu câu. VD: Câu kể thường kết thúc bằng dáu chấm. Câu hỏi thường kết thúc bằng dấu hỏi chấm và trong câu có từ để hỏi. Câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than, trong câu có từ ngữ để bộc lộ cảm xúc. Câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, trong câu có các từ ngữ thể hiện sự cầu khiến.

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, sau đó đối chiếu kết quả với bạn cùng bàn.

 

- GV mời 2 HS trình bày bài làm của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Câu kể

- Em sẽ uống dễ dàng.

Câu hỏi

- Sao em không uống thuốc đúng giờ thế?

- Hay là anh cứ tưởng tượng em đã uống thuốc rồi, được không ạ?

Câu cảm

- Thuốc đó đắng lắm!

Câu khiến

- Hãy tưởng tượng thuốc rất ngọt!

- GV nhận xét kết quả luyện tập ở tiết 1 – 2.

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu của BT 1 trước lớp, cả lớp đọc thầm theo. Sau đó cả lớp quan sát tranh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 4 HS phát biểu ý kiến, cả lớp nghe và nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 2 HS đọc yêu càu của  BT 2 và 3 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu của BT 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

- HS làm việc theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

- 3 – 4 cặp HS báo cáo kết quả, cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận theo cặp.

 

 

- 3 – 4 cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 – 2 HS đọc yêu cầu của BT 5 trước lớp.

- 2 HS đọc phân vai đoạn ngữ liệu. Cả lớp đọc thầm theo.

 

 

 

 

 

 

 

- HS chơi trò chơi Truyền điện.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu của BT 6 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, lưu ý, nhớ lại kiến thức.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân, sau đó đối chiếu kết quả với bạn cùng bàn.

- 2 HS trình bày bài làm của mình trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

TIẾT 3 – 4

Hoạt động 1: Nêu tên tác giả bài thơ Đất nước là gì?, Tiếng nước mình, Một mái nhà chung. Đọc thuộc 2 – 3 khổ thơ trong một bài thơ đã học

a. Mục tiêu: Nhớ được tên của các văn bản thơ và học thuộc lòng được 2 – 3 khổ thơ trong một bài thơ yêu thích.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu yêu cầu của BT 1 và chiếc 3 đoạn ngữ liệu lên bảng: Nêu tên tác giả các bài thơ dưới đây. Đọc thuộc 2 – 3 khổ thơ trong một bài thơ em đã học.

Đất nước là gì?

Cho con hỏi nhé

Đất nước là gì

Vẽ bằng bút chì

Có vừa trang giấy?

(…)

Tiếng nước mình

Tiếng bố là dấu sắc

Có phải không bố ơi?

Cao như mây đỉnh núi

Bát ngát như trùng khơi.

(…)

Một mái nhà chung

Mái nhà của chim

Lợp nghìn lá biếc

Mái nhà của cá

Sóng xanh rập rình.

(…)

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (2 bàn/nhóm):

+ Từng em nói tên tác giả 3 bài thơ theo yêu cầu của bài tập 1.

+ Đọc thuộc 2 – 3 khổ thơ trong một bài thơ đã học trong năm.

+ Cả nhóm nhận xét và góp ý.

GV quan sát các nhóm và ghi nhận xét.

- GV mời đại diện một số nhóm phát biểu trước lớp.

 

- GV mời 1 – 2 HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, khen ngợi các HS học thuộc lòng, đọc trôi chảy được các khổ thơ. GV chốt đáp án tác giả của các bài thơ:

+ Đất nước là gì? – Huỳnh Mai Liên

+ Tiếng nước mình – Trúc Lâm

+ Một mái nhà chung – Định Hải

Hoạt động 2: Đọc bài Đàn chim gáy và thực hiện yêu cầu

a. Mục tiêu:

- Đọc đúng các từ, câu; đọc rõ ràng câu chuyện theo yêu cầu; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu hoặc chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng trong 1 phút.

- Hiểu nội dung bài đọc (nhận biết được chi tiết trong bài đọc, tìm được ý chính của từng đoạn văn, hiểu điều tác giả muốn nói qua VB dựa vào gợi ý). Nhận biết được các từ ngữ miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật, nhận biết được chi tiết về thời gian, địa điểm, hình ảnh so sánh, trình tự của các sự việc trong VB, nhận xét được về hình dáng, điệu bộ, hành động của nhân vật qua hình ảnh, tranh minh hoạ, truyện tranh,... Biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về nhân vật trong tác phẩm.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc mẫu bài Đàn chim gáy.

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS chia đoạn bài đọc, mời 2 HS phát biểu.

- GV nhận xét, chốt chia đoạn:

+ Đoạn 1: từ Bây giờ đến vòng cườm đẹp quanh cổ;

+ Đoạn 2 từ Khi ngoài đổng đến đi mót lúa;

+ Đoạn 3: phần còn lại.

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm (2 bàn/nhóm):

+ Đọc kĩ bài Đàn chim gáy theo cách phân công nhau đọc nối tiếp các đoạn, đọc cả phần giải nghĩa từ ngữ.

+ Cùng nhau trả lời câu hỏi.

- GV đọc lần lượt từng câu hỏi a, b, c, mỗi câu mời 2 HS trả lời, sau đó cho cả lớp nhận xét, và chốt đáp án:

a. Chim gáy bay về cánh đồng làng khi mùa gặt bắt đẩu/ vào mùa gặt.

b. Những đặc điểm của chim gáy:

- Đức tính, phẩm chất: hiền lành, phúc hậu, chăm chỉ.

- Thân hình: béo nục.

- Đôi mắt: màu nâu, trầm ngâm, ngơ ngác.

- Lông: mịn mượt.

- Cổ: (như) quàng chiếc “tạp dề” công nhân đẩy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.

- Đuôi: xoè như múa.

c. HS trả lời theo suy nghĩ riêng của mình.

Hoạt động 3: Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài Đàn chim gáy theo 3 nhóm: đặc điểm về màu sắc; đặc điểm về hình dáng; đặc điểm về tính tình, phẩm chất

a. Mục tiêu: Nhận biết được một số nhóm từ chỉ đặc điểm (chỉ màu sắc, âm thanh, hương vị, hình dáng/ kích thước, phẩm chất).

b. Cách thức tiến hành:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm việc theo các bước:

+ Làm việc cá nhân: Đọc yêu cầu của bài tập 3, thực hiện yêu cầu (dựa vào kết quả bài tập 2, viết các từ ngữ chỉ đặc điểm ra giấy nháp hoặc vở ô li theo 3 nhóm).

+ Làm việc theo cặp/ nhóm: Từng em nêu những từ ngữ mình đã tìm, nhóm trưởng mời từng bạn nêu từ chỉ đặc điểm và phân loại theo nhóm, cả nhóm góp ý.

- GV mời 3 nhóm, mỗi nhóm trình bày một loại từ ngữ chỉ đặc điểm.

 

- GV mời nhóm còn lại nhận xét bài làm của các nhóm bạn.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm về màu sắc: nâu, biếc, biêng biếc, lấp lánh.

+ Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm vế hình dáng: béo nục, dài.

+ Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm về tính tình, phẩm chất: hiền lành, chăm chỉ, phúc hậu.

- GV khen ngợi các em làm đúng yêu cầu.

Hoạt động 4: Tìm từ có nghĩa giống với các từ : hiền lành, chăm chỉ, đông đúc

a. Mục tiêu: Nhận biết được từ có nghĩa giống nhau.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 1 HS đọc yêu cầu và các thẻ từ ngữ của BT 4: Tìm từ ngữ có nghĩa giống với mỗi từ dưới đây:

hiền lành

chăm chỉ

đông đúc

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp rồi đối chiếu với cặp HS khác.

 

- GV chữa nhanh đáp án trước lớp, yêu cầu HS nêu kết quả:

 (1) hiền lành - hiền - phúc hậu - hiền hậu - hiền từ - ...

(2) chăm chỉ - chăm - siêng năng - cẩn cù - chịu thưong chịu khó - ...

(3) đông đúc - đông - đông vui - nhộn nhịp - tấp nập - ...

Hoạt động 5: Dựa vào tranh, đặt câu có hình ảnh so sánh (theo mẫu)

a. Mục tiêu: Dựa vào tranh, đặt được câu hỏi có hình ảnh so sánh.

b. Cách thức tiến hành:

- GV nêu yêu cầu và chiếu các tranh BT 5 lên bảng: Dựa vào tranh dưới đây, đặt câu có hình ảnh so sánh (theo mẫu).

- GV đọc câu mẫu: Vầng trăng khuyết trông như con thuyền trôi.

- GV có thề nói với HS: Các em có thể đặt 1 – 3 câu.

- GV hướng dẫn HS:

+ Bước 1: Làm việc cá nhân:

§  Đọc yêu cầu, quan sát tranh, đọc câu mẫu.

§  Đặt câu có hình ảnh so sánh.

+ Bước 2: Làm việc theo nhóm (2 bàn/nhóm): Từng em đọc các câu mình đã đặt, cả nhóm nhận xét, góp ý.

- GV mời đại diện 3 nhóm trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

 

- GV nhận xét, đánh giá, chốt một số đáp án. VD:

+ Vầng trăng khuyết trông giống như con thuyền trôi./ Vầng trăng khuyết tựa như con thuyền trôi trên bầu trời./ Vầng trăng khuyết cong cong như con thuyền nhỏ giữa trời./...

+ Những chiếc lá bay theo gió tựa như đàn cá bơi trong làn nước trong vắt./...

+ Chiếc lá cọ trông xa hệt như mặt trời xanh toả những tia nắng./...

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện một số nhóm phát biểu trước lớp.

- 1 – 2 HS khác nhận xét.

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cả lớp đọc thầm theo.

- 2 HS phát biểu, chia đoạn bài đọc.

- HS lắg nghe, đánh dấu bằng bút chì vào SGK.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời các câu hỏi. Cả lớp nhận xét và nghe GV chốt đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- 3 nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một loại từ ngữ chỉ đặc điểm.

- Nhóm còn lại nhận xét bài làm của các nhóm bạn.

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- 1 HS đọc yêu cầu và các thẻ từ ngữ của BT 4 trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo.

 

- HS làm việc theo cặp rồi đối chiếu với cặp HS khác.

- HS nêu kết quả và chữa bài cùng GV.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

- 3 nhóm trình bày trước lớp. Cả lớp nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài vào vở.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay