Phiếu trắc nghiệm Công dân 7 kết nối Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC
CUỐI HỌC KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là
A. tệ nạn xã hội.
B. vi phạm đạo đức.
C. vi phạm quy chế.
D. vi phạm pháp luật.
Câu 2: Các hành vi đánh chửi bố mẹ, vô lễ với ông bà vi phạm quyền và nghĩa vụ của
A. cha mẹ đối với con.
B. con, cháu đối với cha mẹ, ông bà.
C. ông bà với các cháu.
D. anh, chị, em với nhau.
Câu 3: Pháp luật không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Hành nghề mê tín, dị đoan.
B. Mua bán trái phép chất ma túy.
C. Tổ chức cho trẻ em vui chơi lành mạnh.
D. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình không đề cập đến các mối quan hệ nào dưới đây?
A. Cha mẹ với con cái
B. Ông bà và con cháu
C. Anh chị em với nhau.
D. Giáo viên với học sinh.
Câu 5: Nguyên nhân chủ quan nào dưới đây dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?
A. Bố mẹ nuông chiều con cái.
B. Ảnh hưởng từ môi trường xã hội.
C. Kinh tế kém phát triển.
D. Lười làm, ham chơi, đua đòi.
Câu 6: Đối với xã hội, gia đình có vai trò như thế nào?
A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
B. Có vai trò thiết yếu trong việc duy trì nòi giống, góp phần giúp cho xã hội tránh khỏi thảm họa diệt vong.
C. Có vai trò nhỏ bé, thường chỉ có tác dụng là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho các cá thể của xã hội.
D. Không có vai trò gì đáng kể.
Câu 7: Em tán thành với ý kiến nào sau đây?
A. Dùng thử ma túy một lần thì cũng không sao.
B. Hút thuốc lá không có hại vì đó không phải là ma túy.
C. Thấy người buôn bán ma túy nên lờ đi, coi như không biết.
D. Tệ nạn xã hội là con đường dẫn đến tội ác.
Câu 8: Theo luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người nào mua bán chất ma túy, thì bị phạt tù bao lâu?
A. 2 - 3 năm.
B. 5 - 10 năm.
C. 2 - 7 năm.
D. 1- 5 năm.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Gây ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, tâm lí.
B. Suy giảm kinh tế bản thân và gia đình.
C. Cản trở sự phát triển của đất nước.
D. Góp phần ổn định trật tự an ninh xã hội.
Câu 10: Những hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?
A. Lễ phép, kính trọng.
B. Chăm sóc, giúp đỡ.
C. Ngược đãi, xúc phạm.
D. Vâng lời, ngoan ngoãn.
Câu 11: Nếu tình cờ phát hiện có kẻ buôn bán ma tuý, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lờ đi coi như không biết vì sợ bị kẻ buôn bán ma túy trả thù.
B. Ngay lập tức hô hoán rồi cùng người dân xung quanh vây bắt.
C. Không quan tâm vì chống tội phạm ma túy không phải là việc của mình.
D. Bí mật báo cho cơ quan công an biết để họ kịp thời theo dõi, vây bắt.
Câu 12: Ông đang bị ốm, bố mẹ lại đi làm ăn xa, chỉ có K ở nhà cùng ông. Lúc này, V sang rủ K đi chơi. Nếu là K, em nên làm như thế nào?
A. Nhận lời ngay.
B. Vẫn ở nhà nhưng hậm hực không quan tâm ông.
C. Từ chối lời V, ở nhà tận tình chăm sóc ông.
D. Viện cớ đi học để không phải chăm ông.
Câu 13: Trong những trường hợp dưới đây thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình?
A. N thích học đàn, bạn được bố mua đàn và tìm thầy dạy. Bố khuyến khích N học đàn nhưng luôn nhắc nhở N không được lơ là việc học các môn văn hoá.
B. Được ông bà chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu nên M không nghe lời bố mẹ, lười học, ham chơi. Khi bố mẹ mắng, M tỏ ra không nghe lời vì được ông bà bênh
C. Bố mẹ H luôn cấm H tham gia các hoạt động tập thế của trường, lớp.
D. Ở nhà, mỗi khi say rượu bố thường quát mắng, đánh đập A.
Câu 14: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.”
Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để không mắc vào tệ nạn cờ bạc?
A. Em sẽ nhờ sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô, gia đình hoặc các cơ quan chức năng.
B. Em sẽ phản kháng bằng cách đánh trả, nếu bị thương thì D sẽ không dám tiếp tục ép buộc nữa.
C. Em sẽ vào chơi và chơi thắng tất cả.
D. Cờ bạc không được nhà nước quy định là một tệ nạn.
Câu 15: Câu ca dao dưới đây khuyên chúng ta điều gì?
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
A. Ghi nhớ công ơn dưỡng dục của cha mẹ.
B. Trân trọng mối quan hệ bạn bè.
C. Trân trọng tình nghĩa anh em.
D. Trân trọng tình làng nghĩa xóm.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM Đ - S
Câu 1. Đọc tình huống sau:
Vợ chồng anh Hùng và chị Lan thường xuyên xảy ra mâu thuẫn do bất đồng quan điểm về cách nuôi dạy con cái và quản lý tài chính gia đình. Anh Hùng luôn áp đặt ý kiến của mình, không tôn trọng ý kiến của vợ. Chị Lan cảm thấy rất mệt mỏi và căng thẳng. Anh Hùng cho rằng đàn ông là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định mọi việc. Chị Lan cảm thấy bất lực và nghĩ đến việc ly hôn. Con cái của họ cũng bị ảnh hưởng bởi không khí căng thẳng trong gia đình.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Vợ chồng có quyền bình đẳng và nghĩa vụ tôn trọng lẫn nhau.
b) Anh Hùng có quyền quyết định mọi việc trong gia đình vì là trụ cột kinh tế.
c) Việc anh Hùng áp đặt ý kiến lên vợ là vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ chồng.
d) Mâu thuẫn giữa vợ chồng là chuyện bình thường, không ảnh hưởng đến con cái.
Câu 2. Đọc tình huống sau:
Bố mẹ của Minh luôn đặt kỳ vọng rất cao vào kết quả học tập của Minh. Họ ép Minh phải học thêm rất nhiều môn, không cho Minh có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi. Minh cảm thấy rất áp lực và mệt mỏi. Minh đã nhiều lần nói chuyện với bố mẹ nhưng họ không hiểu. Minh cảm thấy mình không được tôn trọng và yêu thương. Sức khỏe và tinh thần của Minh ngày càng sa sút.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con cái.
b) Bố mẹ Minh đã vi phạm quyền được vui chơi, giải trí và phát triển toàn diện của con.
c) Bố mẹ có quyền ép con làm bất cứ điều gì họ muốn.
d) Minh nên im lặng và cố gắng chịu đựng áp lực.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................