Phiếu trắc nghiệm Công dân 7 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

TRẮC NGHIỆM CÔNG DÂN 7 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2 

ĐỀ SỐ 02:

Câu 1: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường là gì?

A. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

B. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.

C. Tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

D. Tác động từ các game có tính bạo lực.

Câu 2: Chi tiêu có kế hoạch là

A. chỉ mua những thứ thật sự cần thiết và phù hợp với khả năng chi trả.

B. mua những gì là “mode” thịnh hành nhất, mặc dù không cần thiết.

C. tăng xin - giảm mua, tích cực “cầm nhầm”.

D. mua những gì “hot” nhất mặc dù phải đi vay tiền.

Câu 3: Để quản lí tiền có hiệu quả, cần

A. đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền.

B. bật tất cả đèn trong nhà khi ở nhà một mình.

C. không tắt các thiết bị điện khi ra khỏi lớp học.

D. đòi mẹ mua những thứ mình thích mặc dù không dùng đến.

Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây khuyên con người phải quản lí tiền hiệu quả?

A. Hay đi chợ để nợ cho con.

B. Tốt vay dày nợ.

C. Ăn phải dành, có phải kiệm.

D. Của đi thay người.

Câu 5: Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện người không biết tiết kiệm tiền?

A. Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có.

B. Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí.

C. Bớt bát mát mặt.

D. Phí của trời, mười đời chẳng có.

Câu 6: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây?

A. Bạo lực học đường chỉ có một biểu hiện là đánh nhau.

B. Bạo lực học đường chỉ gây ra những tác hại về sức khỏe, thể chất.

C. Việc phòng, chống bạo lực học đường là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục.

D. Bạo lực học đường do nhiều nguyên nhân gây ra.

Câu 7: Hành vi nào của các bạn dưới đây là tốt?

A. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích.

B. Ngay tuần đầu tiên, H đã dùng hết số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối.

C. Tháng nào, Q cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định.

D. Mỗi lần mua đồ B đều không nhìn giá, dẫn đến luôn tiêu sạch tiền trước cuối tháng và phải xin thêm.

Câu 8: Đâu không phải là biểu hiện của Bạo lực học đường?

A. C đã nhiều lần gây gổ đánh nhau và đánh bạn cùng lớp làm cho bạn bị thương.

B. H bị các bạn cùng lớp cô lập, nói xấu, ghép ảnh chế giễu khiến cho H vô cùng tự ti.

C. N trêu chọc Q khiến cho Q cảm thấy mất thể diện, còn Q thì vì bạn trêu chọc mà đã đánh N. 

D. Hòa đồng với bạn bè và mọi người xung quanh.

Câu 9: Ta có thể đồng tình với hành vi của nhân vật nào trong các trường hợp dưới đây?

A. N thường vay tiền để chơi điện tử.

B. Mỗi khi có tiền, H nghĩ đến rất nhiều thứ mình thích và tìm cách mua ngay để tiêu hết số tiền đang có.

C. Để có thêm tiền chi tiêu, L thường đề nghị bố mẹ cho tiền khi nhổ tóc bạc cho bố, lau nhà, rửa bát, phơi quần áo,...

D. Mỗi khi Tết đến, M lại đặt ra mục tiêu sẽ tiết kiệm một khoản tiền trong một năm để thực hiện kế hoạch của cá nhân trong năm tiếp theo.

Câu 10: Bố mẹ C thường xuyên vắng nhà vì công việc bận rộn, không chăm sóc và quan tâm C. Do đó, C kết bạn với các đối tượng xấu và nhiều lần tụ tập gây gổ đánh nhau. Một lần, C cho rằng bạn học cùng lớp nói xấu mình nên đã dẫn người chặn đường đánh khiến bạn đó bị thương nặng.

Trong trường hợp trên, nguyên nhân khách quan nào dẫn đến hành vi bạo lực học đường của bạn C?

A. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh.

B. Bạn C thiếu kĩ năng sống, thiếu kiến thức.

C. Thiếu sự quan tâm, giáo dục từ gia đình.

D. Tính cách nông nổi, bồng bột của bạn C.

Câu 11: A mới nhận được rất nhiều tiền thưởng học sinh giỏi từ bố mẹ. Các bạn bảo A khao cả nhóm. Điều này khiến A cảm thấy băn khoăn vì A muốn để dành mua quà sinh nhật cho em trai. Theo em, A nên xử lí thế nào?

A. Khao các bạn rồi vay tiền mua quà cho em sau.

B. Không quan tâm lời các bạn.

C. Nói rõ dự định của mình với các bạn và hẹn các bạn khi khác.

D. Khao bạn rồi xin thêm tiền bố mẹ mua quà cho em sau.

Câu 12: Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 13: Đâu không phải tác hại của bạo lực học đường:

A. Hình thành thói hung hăng, tính cách không tốt cho cho trẻ.

B. Gây tổn hại, ảnh hưởng về sức khỏe, về tâm lí cho người bị hành hung

C. Gây bất hòa, chia rẽ các mối quan hệ trong gia đình.

D. Nâng cao tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm.

Câu 14: “Tháng trước, em vay tiền của G và hứa sẽ trả lại sau một tháng. Khi nhận được tiền mẹ cho để chi tiêu trong tháng này, em nhận ra rằng nếu trả số tiền đã vay của G thì sẽ không còn tiền để chi tiêu.”

Em có giải pháp nào để khắc phục tình trạng này?

A. Em sẽ nói với G rằng mình không có tiền đủ để trả cho bạn, bao giờ mình có thì mình trả, mà bao giờ mình có thì mình chưa biết.

B. Em sẽ không gặp mặt G nữa để quỵt luôn số tiền vay của G.

C. Em sẽ trả một phần số tiền mẹ cho để trả G, hứa với G sẽ trả nốt trong 1, 2 tháng tới và để lại một phần để chi tiêu.

D. Em sẽ trả hết cho G còn bản thân mình thì có gắng không chi tiêu trong tháng này.

Câu 15: Nhận định nào sau đây là sai?

A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.

C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.

D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

B. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI

Câu 1: Đoạn thông tin: 

“Bạo lực học đường là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong môi trường giáo dục hiện nay. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có khoảng 30% học sinh cho biết đã từng chứng kiến hoặc trải qua bạo lực học đường trong năm học vừa qua. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục.”

(Trích từ Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2023)

Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau: 

a) Bạo lực học đường không phải là vấn đề nghiêm trọng trong môi trường giáo dục.
b) Khoảng 30% học sinh đã từng chứng kiến hoặc trải qua bạo lực học đường.
c) Bạo lực học đường không ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh.
d) Bạo lực học đường có tác động tiêu cực đến chất lượng giáo dục.

Câu 2: Đoạn thông tin

“Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở các trường học mà còn có thể xuất hiện trên mạng xã hội. Theo một nghiên cứu của tổ chức UNICEF, 40% học sinh cho biết họ đã từng bị bắt nạt trực tuyến, điều này gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe tâm thần của trẻ em.”


(Trích từ UNICEF, 2022)

Xác định tính đúng-sai của các nhận định sau: 

a) Bạo lực học đường chỉ xảy ra trong trường học.
b) 40% học sinh đã từng bị bắt nạt trực tuyến.
c) Bạo lực học đường không có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của trẻ em.
d) Bạo lực học đường có thể xảy ra cả trên mạng xã hội.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay